Đánh giá chung địa bàn tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh ninh bình giai đoạn 2018 2021 (Trang 49 - 51)

2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình

2.1.3 Đánh giá chung địa bàn tỉnh Ninh Bình

Với vị trí thuận lợi, và các tuyến đường giao thông quan trọng nối liền miền Bắc vào Trung và Nam, Ninh Bình có lợi thế đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển sản xuất cơng nghiệp, đặc biệt là phát triển du lịch – thương mại. Khai thác tiềm năng du lịch Ninh Bình đã có và phát triển để trở thành một trong những điểm du lịch thu hút khách du lịch nhất trên cả nước. Phát huy các lợi thế sẵn có của các di tích lịch sử (cố đơ Hoa Lư,…), danh lam thắng cảnh Tràng An, Khu du lịch tâm linh Núi chùa Bái Đính,…để góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh, giải quyết việc làm, gia tăng thu nhập cho người lao động.

44

Tiềm năng đất đai của tỉnh chưa được sử dụng cịn rộng lớn, đây chính là điều kiện lớn mạnh cho các NĐT đầu tư hình thành và phát triển các KCN, mở rộng sản xuất nông nghiệp chuyên canh,…

Đá vôi là nguồn tài ngun khống sản lớn nhất của Ninh Bình, là yếu tố lớn nhất hình thành các KCN khai thác đá vơi, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh, xóa đói giảm nghèo. Tài nguyên đất sét phân bố rải rác ở các vùng đồi núi, dùng để sản xuất gạch ngói và nguyên liệu ngành đúc. Tài nguyên nước khống có chất lượng tốt, tập trung chủ yếu ở Cúc Phương (Nho Quan) và Kênh Gà (Gia Viễn) có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và du lịch với trữ lượng lớn, nước khống Cúc Phương có thành phần MgO cao sử dụng chế phẩm nước giải khát và chữa bệnh. Tài nguyên than bùn trữ lượng nhỏ khoảng trên 2 triệu tấn có thể sử dụng để sản xuất phân vi sinh, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Với nguồn lao động khá dồi dào và lực lượng lao động trẻ, đồng thời có chất lượng đào tạo gần 70% sẽ là một thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong những năm vừa qua, tỉnh ủy, HĐND, UBND Ninh Bình đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư từ mọi nguồn vốn trong và ngoài tỉnh, trong nước và nước ngồi, góp phần duy trì tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời triển khai các cơ chế, chính sách như: khuyến khích đầu tư vào KCN, khu du lịch trên địa bàn tỉnh,…Với việc thực hiện tốt các công tác cải cách hành chính đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đây là những điều kiện thuận lợi để các NĐT có thể xem xét Ninh Bình là nơi đáng để đầu tư và phát triển các hoạt động sản xuất – kinh doanh của DN mình.

Bên cạnh những thuận lợi trên, Ninh Bình vẫn cịn rất nhiều khó khăn, thách thức. Xuất phát điểm là một tỉnh có nền kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế lạc hậu, có sự tăng trưởng nhưng khơng vững chắc. Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy đã có những bước phát triển khá nhưng vẫn chưa đồng bộ và còn nhiều yếu kém.

45

Ngành công nghiệp địa phương chưa có cơ sở sản xuất cơng nghiệp lớn của TW, các KCN hiện tại chủ yếu dựa vào nguồn lực lao động, công nghệ chưa cao đồng thời chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh thị trường cịn yếu.

Sản xuất nơng nghiệp chưa thực sự bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu, sản xuất nơng nghiệp cịn nhỏ lẻ, chưa thực sự đạt được năng suất cao.

Tiềm năng du lịch Ninh Bình thực sự lớn, tuy nhiên cơ sở hạ tầng, năng lực tổ chức quản lý chưa tương xứng với những gì mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này.

Đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn, nhất là dân cư khu vực nông thôn. Lao động thiếu việc làm cịn lớn, trình độ lao động chất lượng cao cịn thấp. Một số bộ phận cán bộ cịn yếu kém về trình độ và năng lực quản lý chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mà tỉnh đã đặt ra.

Ngồi ra, Ninh Bình cũng là một trong số các tỉnh chịu tác động của thiên tai, bão lũ, đây cũng là một trong những yếu tố khách quan gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như thu hút đầu tư vào tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh ninh bình giai đoạn 2018 2021 (Trang 49 - 51)