Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh ninh bình giai đoạn 2018 2021 (Trang 42 - 44)

2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tỉnh Ninh Bình

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam của Đồng bằng sông Hồng, cách thủ đơ Hà Nội hơn 90 km về phía Nam, diện tích tự nhiên gần 1.391 km2, nằm trên tuyến giao thông huyết mạch Bắc – Nam. Với lợi thế gần thủ đô và vùng trung tâm kinh tế phía Bắc, Ninh Bình có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Phía Bắc giáp tỉnh Hịa Bình, phía Đơng và phía Đơng Bắc giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía Nam giáp biển Đơng, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa.

2.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Ninh Bình nằm trong vùng tiếp giáp giữa vùng Đồng bằng sông Hồng với dải đá trầm tích phía Tây và nằm ở điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sơng Hồng, tiếp giáp với biển Đơng nên địa hình bao gồm 3 vùng rõ rệt: vùng đồi núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển.

2.1.1.3 Khí hậu

Ninh Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết hàng năm chia làm 4 mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông.

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24 độ C. Tổng nhiệt độ năm đạt tới trị số 8500 độ C, lượng mưa trung bình năm trên 2000mm. Mùa khơ kéo dài từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 4 năm sau, ít mưa, khơ lạnh.

2.1.1.4 Nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.391 km2 với các loại đất: phù sa, đất phù sa cũ tập trung ở vùng đồng bằng trũng thích ứng cho thâm canh hoa màu, cây lương thực có chất lượng cao, đất feralit ở vùng bán sơn địa thích hợp

37

cho việc phát triển nhiều loại cây trồng như: cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu,…

● Tài nguyên khống sản

Ninh Bình có hệ thống núi đá vơi có diện tích 12.000 ha, với trữ lượng hàng chục tỷ mét khối đá vôi và hàng chục triệu tấn đôlômit, hàm lượng MgO 17 – 19% chất lượng tốt.

● Tài ngun biển

Ninh Bình có trên 15km đường biển, đây là một lợi thế để phát triển kinh tế biển bao gồm nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy, hải sản mà trọng tâm là những loại có giá trị kinh tế cao như tôm, sú, cau nước lợ, cá biển và một số con nuôi đặc sản khác.

● Tài nguyên nước

Ninh Bình có hệ thống mặt nước khá dày trải đều cả 3 vùng với nhiều con sơng lớn như sơng Đáy, sơng Hồng Long, sông Bến Đang, sông Vạc, sơng Càn,…Bên cạnh đó cịn phải kể đến hệ thống các hồ có trữ lượng nước lớn như các hồ Yên Quang, Đồng Thái, Đá Lải, Đồng Chương, Yên Thắng. Với bờ biển dài trên 15km, Ninh Bình có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, Ngồi ra, nước khống ở Kênh Gà (huyện Gia Viễn) và Cúc Phương (huyện Nho Quan) có trữ lượng lớn, hàm lượng MgO và các khống chất cao có tác dụng chữa bệnh, sản xuất nước giải khát và phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

2.1.1.5 Giao thông

Ninh Bình là một điểm nút giao thơng quan trọng từ Bắc vào miền trung và miền Nam. Đường bộ: trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A, quốc lộ 10, quốc lộ 12A, 12B, 59A.

Đường sắt: tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua tỉnh Ninh Bình có chiều dài 19km với 4 ga (Ninh Bình, Cầu Yên, Ghềnh và Đồng Giao) thuận tiện trong vận chuyển hành khách, hàng hóa và vật liệu xây dựng.

38

Đường thủy: tỉnh Ninh Bình có hệ thống giao thơng đường thủy rất thuận lợi do có nhiều con sơng lớn như: sơng Đáy, sơng Hồng Long, sông Càn, sông Vạc, sơng Vân, sơng Lạng. Ngồi ra, cịn có các cảng lớn như: cảng Ninh Phúc, cảng Ninh Bình, Kim Sơn góp phần khơng nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội Ninh Bình.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh ninh bình giai đoạn 2018 2021 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)