Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh ninh bình giai đoạn 2018 2021 (Trang 60 - 70)

2.2 Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Ninh Bình

2.2.3 Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào

tỉnh Ninh Bình

2.2.3.1 Cơ sở hạ tầng

Trong quá trình hình thành và phát triển các KCN, cơng tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng đã được các cấp, các ban ngành tổ chức thực hiện khá tốt, đảm bảo đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo tiến độ xây dựng các KCN.

Ninh Bình cũng ban hành chính sách ưu đãi cho các KCN về ưu đãi đất đai, hạ tầng kỹ thuật như sau:

Ưu đãi về đất đai: liên quan đến các chi phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư, các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN được ngân sách tỉnh ứng trước 30% chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp thẩm quyền phê duyệt, với mức tối đa không quá 50 tỷ đồng cho một dự án; các dự án đầu tư thuộc danh mục kêu gọi đầu tư theo quyết định của UBND tỉnh, sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong các khu du lịch được ngân sách tỉnh ứng trước 50% chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng khơng có tổng số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án mà NĐT phải nộp và theo các mức sau:

TT Tổng mức đầu tư Mức ứng trước tối đa cho

một dự án

1 Dưới 50 tỷ đồng 3 tỷ đồng

52

3 Từ 150 tỷ đồng đến dưới 500 tỷ đồng 7 tỷ đồng

4 Từ 500 tỷ đồng trở lên 10 tỷ đồng

CĐT các dự án chỉ được ứng trước khoản phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại các điểm trên đã thực hiện chi trả đạt ít nhất 50% giá trị theo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt; Phần phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cịn lại (nếu có) do CĐT tự ứng trước để chi trả và được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án khi đi vào hoạt động, nhưng số tiền được trừ cộng với số tiền được NSNN ứng trước không quá tổng số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án mà NĐT phải nộp.

Về đơn giá thuê đất: đối với các dự án đầu tư trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các KCN, sản xuất sản phẩm công nghệ cao, các dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư, lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được tính tỷ lệ tiền thuê đất ở mức thấp nhất là 0,75% nhân với giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê được UBND tỉnh quyết định và ổn định 5 năm; đối với các dự án đầu tư được tính tỷ lệ thuê đất ở mức thấp nhất là 1,5% nhân với giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê được UBND tỉnh quyết định và được ổn định 5 năm; Trường hợp dự án có quy mơ lớn (nhóm A), có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, UBND tỉnh quyết định đơn giá thuê đất và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

53

STT Phân loại dự án đầu tư Chế độ ưu đãi

Tiền thuê đất Tiền sử dụng đất

1

Dự án lĩnh vực chế biến, bảo quản sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng khu du lịch sinh

thái:

- Thuộc địa bàn có kinh tế xã hội khó khăn

Miễn 15 năm Giảm 70%

- Thuộc vùng nơng thơn trên địa

bàn cịn lại Miễn 11 năm Giảm 50%

2

Dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và được đầu tư vào các KCN hoặc tại địa bàn có điều kiện

kinh tế - xã hội khó khăn Miễn 15 năm Giảm 50%

3

- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu và được đầu tư vào các KCN hoặc địa bàn có điều kiện xã

hội - kinh tế khó khăn. - Dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và được đầu tư trên các

địa bàn còn lại

54 4

- Dự án đầu tư vào các KCN hoặc trên địa bàn kinh tế - xã hội khó

khăn Miễn 07 năm Giảm 20%

5

- Dự án thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và được đầu tư trên

các địa bàn còn lại Miễn 03 năm

Giảm 20%

Về quyền của các NĐT về đất: được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất sử dụng lâu dài hoặc có thời gian. Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Ưu đãi về hạ tầng kỹ thuật: Khu công nghiệp bao gồm các cơng trình ngồi hàng rào KCN: đường giao thơng được đầu tư bằng vốn NSNN, hệ thống điện, cấp nước, thông tin liên lạc NN chỉ đạo DN chuyên ngành xây dựng đến hàng rào cơng trình để bán trực tiếp cho NĐT. Các cơng trình trong hàng rào KCN: cơng trình xử lý nước thải tập trung của KCN sau khi triển khai xây dựng xong cơng trình xử lý nước thải, CĐT được tỉnh hỗ trợ 30% tổng mức đầu tư đối với cơng trình xử lý nước thải cho mỗi KCN, nhưng không quá tối đa 10 tỷ đồng.

Ưu đãi tiền thuê đất, thuê hạ tầng:

KCN Khánh Phú, Phúc Sơn, Khánh Cư: tiền thuê đất được miễn 3 năm, tiền sử dụng đất được giảm 20%, đơn giá thuê đất là 0,75% nhân với giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê được UBND quyết định và được ổn định 5 năm.

KCN Gián Khẩu, Tam Điệp I, Tam Điệp II, Kim Sơn: tiền thuê đất được miễn 7 năm, tiền sử dụng đất được giảm 30%, đơn giá thuê đất là 0,75% nhân

55

với giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê được UBND quyết định và được ổn định 5 năm.

Bảng 2.5 Tình hình sử dụng đất và cho thuê đất tại các KCN tỉnh Ninh Bình năm 2021

KCN

Diện tích đất quy hoạch

Diện tích đất

cho thuê Tỷ lệ lấp đầy

Gián Khẩu 262ha 0 100%

Khánh Phú 351ha 4,6ha 98,7%

Phúc Sơn 142ha 9ha 93,47%

Tam Điệp I 64ha 0 100%

Khánh Cư 67ha 0 100%

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và xử lý)

Đến thời điểm hiện tại, có 3 KCN là Gián Khẩu, Tam Điệp I và Khánh Cư có tỷ lệ lấp đầy đạt 100%, Khánh Phú và Phúc Sơn lần lượt là 98,7% và 93,4%, bình quân tỷ lệ lấp đầy các KCN ở Ninh Bình đạt 98,42%, tỷ lệ cực kỳ cao. Dự án có quy mơ lớn nhất là Nhà Máy đạm Ninh Bình của Tổng Cơng ty Hóa chất Việt Nam có số vốn đăng ký đầu tư 10.670 tỷ đồng, được xây dựng trên diện tích hơn 53ha tại KCN Khánh Phú.

Các cơ sở hạ tầng về năng lượng như: điện, nước, viễn thông tại các KCN tỉnh Ninh Bình được UBND chỉ đạo các đơn vị cung cấp đến chân hàng rào dự án.

2.2.3.2 Môi trường dịch vụ công

Trung tâm tư vấn đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan trực tiếp tư vấn, hỗ trợ, cung cấp dịch vụ giải quyết các thủ tục hành chính cho NĐT thực hiện các dự án ngoài KCN về: Cấp đăng ký kinh doanh, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài

56

nước, cấp giấy phép xây dựng cơng trình, giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và số lao động cho người Việt Nam làm việc tại Ninh Bình, chứng chỉ hàng hóa, báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Ban Quản lý các KCN tỉnh là cơ quan đầu mối giải quyết các thủ tục hành chính cho các NĐT thực hiện dự án đầu tư vào các KCN về cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước, cấp giấy phép xây dựng cơng trình, giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và số lao động cho người Việt Nam làm việc tại Ninh Bình, chứng chỉ hàng hóa, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động mơi trường.

Ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư vào Khu công nghiệp của tỉnh Ninh Bình:

Quyết định 26/2014/ QĐ-UBND ngày 19/9/2014 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Quy định một số chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Quyết định 35/2014/QĐ-UBND ngày 9/12/2014 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Quy định về chính sách khuyến khích ưu đãi, hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Quyết định số 893/QĐ-UBND ngày 01/9/2015 của UBND tỉnh Ninh Bình Quy định danh mục các ngành nghề thu hút, hạn chế thu hút và không thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Giải quyết thủ tục hành chính đối với các dự án đầu tư vào KCN: Quyết định số 917/QĐ-UBND ngày 23/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Quyết định cơng bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình.

57

Thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” đối với các nhà đầu tư vào các KCN tỉnh Ninh Bình.

2.2.3.3 Nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực ln là vấn đề được tỉnh Ninh Bình quan tâm, chỉ đạo sâu sát nhằm góp phần đạt được những mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đề ra hằng năm, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các Sở, ban ngành, cơ quan có liên quan phối hợp, lập quy hoạch phát phát triển nhân lực để cung ứng cho các KCN nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 36 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 5 trường cao đẳng, 10 trường trung cấp, 12 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 9 cơ sở khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Đến nay, các doanh nghiệp trong các KCN đã tạo công ăn việc làm ổn định cho 39.360 người lao động trong và ngoài tỉnh.

Bảng 2.6 Số người lao động trong các KCN tỉnh Ninh Bình năm 2021

KCN Số người lao động (người)

Gián Khẩu 7.589 Khánh Cư 10.253 Phúc Sơn 2.561 Khánh Phú 8.525 Tam Điệp I 10.432 Tổng 39.360

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và xử lý số liệu)

Từ năm 2018 đến nay, Ninh Bình ln thúc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực đáo ứng hội nhập kinh tế - xã hội. KCN Ninh Bình đã góp phần tạo việc làm cho người lao động tỉnh , số người lao động làm trong KCN chiếm 37,6%, tỷ lệ người lao động cũng tăng dần qua các năm, đến năm 2020 tỷ lệ này đạt

58

52%. Mỗi năm KCN tỉnh Ninh Bình cũng liên tục tạo thêm việc làm mới cho người lao động, giúp lao động tỉnh tăng thu nhập, giải quyết việc làm.

2.2.3.4 Môi trường pháp lý

Để tăng cường khả năng thu hút đầu tư vào các KCN, tạo môi trường hấp dẫn cho các NĐT trong và ngồi nước, UBND tỉnh Ninh Bình rất chú trọng việc xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách thu hút các NĐT vào các KCN, triển khai việc xây dựng chương trình xúc tiến, mời gọi các NĐT trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án sản xuất, kinh doanh tại các KCN.

Đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, Ban Quản lý các KCN tỉnh đã tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực trọng tâm như công nghệ cao, công nghệ sạch có giá trị gia tăng lớn, thân thiện với môi trường,… theo đúng định hướng của tỉnh. Đối tượng là doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được chế độ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 20% trong thời gian 10 năm, miễn thuế 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% trong 04 năm tiếp theo. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: công nghệ cao, đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm, miễn thuế 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% số thuế phải nộp 09 năm tiếp theo.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư. Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ nhằm khai thác hiệu quả lợi thế cạnh tranh, tang cơ hội thành công cho doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đã đầu tư và duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Về công tác quảng bá, Ninh Bình tập trung vào quảng bá tiềm năng, lợi thế của tỉnh về địa lý, TNTN, về các chính sách ưu đãi đầu tư và tập trung thu hút các

59

NĐT vào đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ơ tơ.

TT Hình thức hỗ trợ Mức hỗ trợ

1

Đào tạo

Tối đa không quá 3 triệu đồng/người/ khóa đào tạo, có hợp đồng với đơn vị đào tạo, có hợp đồng lao động từ 02 năm trở lên, có đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định

2 Về thông tin quảng cáo

Miễn 100% phí quảng cáo trên Đài phát thanh và truyền hình Ninh Bình, Báo Ninh Bình trong thời gian 03 năm với mỗi năm 04 đợt quảng cáo

3 Xúc tiến thương mại

50% chi phí tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước (đối với hội chợ ngoài nước mỗi năm 1 lần và mức tối đa 200 triệu/doanh nghiệp)

60

Cũng trong điều kiện, hồn cảnh nước ta nói chung cũng như Ninh Bình nói riêng, việc xúc tiến đầu tư thị trường quốc tế có nhiều hạn chế. Tuy vậy, Ninh Bình đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành TW, các báo, tạp chí, đài truyền hình biên soạn và phát hành các tài liệu phục vụ công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá, cung cấp thơng tin cho NĐT, doanh nghiệp bằng nhiều hình thức. Bên cạnh việc quảng bá, xúc tiến đầu tư, Ninh Bình cũng tăng cường liên kết vùng, gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, để huy động tối đa nguồn lực đầu tư.

Trong chính sách ưu đãi đầu tư vào KCN tỉnh Ninh Bình cũng nêu rõ các hỗ trợ về đào tạo, thông tin quảng cáo, đổi mới khoa học công nghệ.

4

- Hỗ trợ đổi mới khoa học công nghệ - Đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế - Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu - Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp đối với sản phẩm

hàng hóa đặc sản và hàng hóa xuất khẩu

- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế

- 5 triệu đồng/sáng chế, đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp 3 triệu đồng/kiểu dáng công nghiệp

- 02 triệu đồng/nhãn hiệu

- 15 triệu đồng/ sản phẩm

- 50% chi phí, tối đa không quá 15 triệu đồng/nhãn hiệu

61

2.2.3.5 Tính minh bạch của thơng tin

Để có một mơi trường đầu tư, kinh doanh thơng thống, hiệu quả, tạo sự an tâm, an toàn cho các NĐT thực hiện đầu tư vào các KCN, Ban Quản lý các

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh ninh bình giai đoạn 2018 2021 (Trang 60 - 70)