Những bài học rút ra cho thu hút vốn đầu tư vào các KCN Ninh

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh ninh bình giai đoạn 2018 2021 (Trang 40 - 42)

1.2 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở một số

1.2.3 Những bài học rút ra cho thu hút vốn đầu tư vào các KCN Ninh

Những kinh nghiệm thu hút VĐT vào KCN của TP. Hà Nội và tỉnh Bắc

Ninh là hai địa phương đã vượt lên khó khăn của nền kinh tế đất nước đặc biệt trước tình hình đại dịch COVID – 19 bùng phát để đẩy mạnh thu hút VĐT vào KCN. Ninh Bình cũng là một trong các tỉnh có những điều kiện thuận lợi, lợi thế và tiềm năng để thu hút VĐT phát triển KCN. Trên cơ sở kinh nghiệm của TP. Hà Nội và Bắc Ninh là hai tỉnh phía Bắc có số lượng KCN và vốn đầu tư vào KCN cao nhất cả nước, tỉnh Ninh Bình rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình thu hút VĐT vào KCN của mình như sau:

Thứ nhất, tận dụng tối đa lợi thế của địa bàn tỉnh nhằm phát huy tối đa tiềm năng để phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Với các chính sách thu hút hợp lý mời gọi đầu tư từ các NĐT trong nước và quốc tế vào các KCN cịn diện tích trống, thu hút mạnh các DN FDI.

Thứ hai, thực hiện tốt về các chính sách ưu đãi thuế (thuế TNDN, miễn thuế, giảm thuế, danh mục, lĩnh vực ưu tiên đầu tư,…). Xác định rõ các ngành nghề mũi nhọn để phát triển từ đó hình thành các KCN để thu hút VĐT.

Thứ ba, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN, gắn kết cấu hạ tầng trong và ngoài đảm bảo tiện nghi, tiện ích cơng cộng, phục vụ cho KCN. Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở công nhân KCN, đồn công an, trung tâm y tế,…

Thứ tư, vận dụng tốt các chính sách của Nhà nước áp dụng thơng thống trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, nhanh gọn với tinh thần cầu thị, tôn trọng hỗ trợ DN của đội ngũ cán bộ cơng chức và chính quyền địa phương các cấp. Lãnh đạo địa phương phải thực sự quan tâm giải quyết các khó khăn của DN, nỗ lực cải thiện môi trường đầu

35

tư và xúc tiến thương mại, xem chi tiêu chỉ số năng lực cạnh tranh các tỉnh (PCI) là thước đo sự phấn đấu của địa phương.

Thứ năm, kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường, nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật môi trường, tăng cường công tác giám sát, thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường trong các KCN.

Thứ sáu, cần đổi mới, xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư. Đồng thời cần nâng cao chất lượng công tác xúc tiến tại chỗ nhằm khai thác hiệu quả lợi thế cạnh tranh, tang cơ hội thành công cho DN đầu tư vào các KCN, tạo điều kiện cho các DN đã đầu tư duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Để thu hút được VĐT vào các KCN trước hết các địa phương cần tạo ra những điều kiện tiên quyết, đó là: phải có sự ổn định về chính trị, hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, tạo mơi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, có chiến lược, kế hoạch, các chính sách, cơ chế thích hợp, hấp dẫn, linh hoạt để thu hút VĐT, phải có các yếu tố vật chất kỹ thuật, có nguồn lực và năng lực kinh tế cần thiết, năng lực quản lý, điều phối của chính quyền địa phương các cấp ở nơi có KCN.

36

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH NINH BÌNH

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh ninh bình giai đoạn 2018 2021 (Trang 40 - 42)