Đánh giá chung tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Ninh

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh ninh bình giai đoạn 2018 2021 (Trang 70)

thông tin liên quan đến các hoạt động đầu tư, thu hút đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, Ban quản lý các KCN, UBND tỉnh Ninh Bình và các cơ quan có liên quan đã thực hiện áp dụng công nghệ thông tin vào điều hành, quản lý thông qua việc sử dụng các trang thơng tin điện tử, giải quyết vướng mắc hành chính. Ngồi ra, tranh thơng tin liên tục đề cập, cập nhật các thơng tin mới nhất đến tình hình phát triển các KCN.

2.3 Đánh giá chung tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Ninh Bình tỉnh Ninh Bình

2.3.1 Kết quả thu hút vốn đầu tư vào KCN tỉnh Ninh Bình

Các KCN tỉnh Ninh Bình đã góp phần tăng vốn và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn. Đến thời điểm hiện tại, tính đến nay, tồn tỉnh có 119 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 63.910,129 tỷ đồng, diện tích sử dụng 1.472 ha, chiếm 1,061% diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 90%, hàng năm tạo ra hàng ngàn tỷ đồng giá trị SXCN. Các KCN tỉnh Ninh Bình đã thu hút được một số lượng lớn các NĐT.

Sự gia tăng vốn vào các KCN đã góp phần quan trọng vào tổng vốn đầu tư phát triển tồn tỉnh, góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp.

Các KCN góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giúp người dân có được thu nhập ổn định hàng tháng kèm theo các phúc lợi được hưởng của người lao động. Các KCN cũng gián tiếp tạo hàng ngàn việc làm cho lao động cung cấp vật tư, sản phẩm và dịch vụ, đã tạo ra chuyển dịch cơ cấu lao động từ

62

vùng nông thơn đến các KCN và dịch vụ. Ngồi ra, chất lượng và trình độ người lao động được cải thiện đóng góp lớn cho sự phát triển xã hội Ninh Bình.

Một số dự án sản xuất quy mô lớn đi vào hoạt động, tạo ra sản phẩm mới, đóng góp quan trọng vào tăng cường kinh tế, như: Tập đồn Thành Cơng chuyển đổi, nâng cơng suất Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô tại KCN Gián Khẩu lên 80.000 xe/năm và xây dựng mới Nhà máy số 02 lên công suất 100.000 xe/năm tại KCN Gián Khẩu 50 ha mở rộng; Nhà máy sản xuất camera modul và linh kiện điện tử của Công ty TNHH Mcnex Vina tại KCN Phúc Sơn đầu tư đạt công suất thiết kế (150 triệu sản phẩm camera modul cho điện thoại) và mở rộng sản xuất tạo thêm nhiều sản phẩm mới (công suất 3 triệu camera modul cho ô tô, 96 triệu sản phẩm nút home điện thoại); dự án Nhà máy kính nổi CFG Ninh Bình cơng suất 1.200 tấn/ngày của cơng ty TNHH MTV Công nghiệp Hạ Long tại KCN Khánh Cư; dự án Nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô của Công ty cổ phần Sejung (công suất 570.500 sản phẩm/năm),... và các dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ tại các KCN.

Đóng góp cho ngân sách của các KCN chiếm trên 35,4% tổng thu ngân sách tồn tỉnh Ninh Bình. Trong giai đoạn 2018 – 2020, các KCN đóng góp cho ngân sách năm sau so với năm trước tăng trên 30%. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng vượt bậc, một số mặt hàng chủ lực như: camera modun, linh kiện điện tử, linh kiện, phụ tùng ô tô, các mặt hàng may mặc,… Năm 2020, đóng góp cho ngân sách trên 11.000 tỷ đồng.

Sự có mặt của các KCN đã đổi mới các cơ chế, chính sách, cải thiện mơi trường đầu tư để thu hút các NĐT. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, giao thơng,… đều có sự chuyển hướng tích cực và nâng cao chất lượng.

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân của việc thu hút đầu tư vào KCN tỉnh Ninh Bình

Mặc dù số lượng dự án đầu tư mới vào các KCN tỉnh Ninh Bình mỗi năm

63

cấp phép nhưng việc triển khai diễn ra chậm chạp, bên cạnh đó cũng có những dự án hủy bỏ đầu tư, xuất hiện các hiện tượng chuyển nhượng đầu tư hưởng lợi, ghim giữ đất đai để thăm dò cơ hội đầu tư.

Tình hình thu hút VĐT vào các dự án cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn, nhu cầu vốn rất lớn.

Cơ chế, chính sách khơng thơng thống, đặc biệt là việc giải quyết liên quan đến các thủ tục ĐKGCNĐT thời gian kéo dài hơn các tỉnh thành khác hạn chế tính chủ động và tiến độ cấp vốn cấp phép các dự án đầu tư.

Hệ thống cung cấp thông tin để các NĐT nghiên cứu cũng chưa đầy đủ, chưa kịp thời, phương tiện truyền tải còn yếu kém và chưa đa dạng. Chất lượng thông tin về các văn bản pháp luật về các doanh nghiệp, nguồn lao động, công tác quy hoạch chưa rõ ràng, chưa đủ độ tin cậy. Đặc biệt là tính cơng khai minh bạch, tuy đã có thực hiện tuy nhiên các văn bản, số liệu thống kê không thường xuyên cập nhật mới.

Với xu hướng đẩy mạnh thu hút vốn FDI, nhưng chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chưa thực sự đạt được trình độ chun mơn, ngồi ra các ưu đãi liên quan đến người lao động chưa thu hút được các bộ phận người lao động có trình độ cao về làm việc tại các KCN tỉnh.

Các vấn đề về bảo vệ môi trường tại các KCN tỉnh Ninh Bình thực hiện yếu kém, rất nhiều các vấn đề liên quan như xử lý nước thải, khí thải,… khơng được thực hiện nghiêm túc ảnh hưởng đến mơi trường bên ngồi.

Nguyên nhân của các vấn đề bất cập trên là do những vướng mắc về mặt pháp lý trong đầu tư chưa được tháo gỡ kịp thời, về cơ sở hạ tầng, về các chính sách ưu đãi chưa phù hợp, rõ ràng, về nguồn nhân lực chưa tương thích với yêu cầu của triển khai các dự án đầu tư, về chính sách đất đai,...

Về mặt khách quan, nguyên nhân cũng do việc thay đổi chính sách pháp luật nhất là Luật Quy hoạch đã làm chậm tiến độ phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể các KCN trên địa bàn tỉnh, ngân sách tỉnh cịn khó khăn chưa đáp ứng

64

được nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào KCN, nguồn thu từ phí sử dụng hạ tầng của các NĐT trong KCN cịn thấp, khơng đủ chi cho phí duy tu bảo dưỡng, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, chi phí bồi thường GPMB, giá vật liệu, nhân công tăng ảnh hưởng tới việc thu hút đầu tư. Về chủ quan, trong công tác quy hoạch các cơ quan chun mơn chưa tích cực, chủ động đề xuất. Cơng tác thu hút dàn trải, chưa có chọn lọc, cơng tác 3 xúc tiến đầu tư hiệu quả chưa cao, công tác thẩm định, đánh giá năng lực nhà đầu tư còn hạn chế, cơ chế giám sát sau đầu tư thiếu chặt chẽ, ngoài ra, ý thức chấp hành pháp luật của một số NĐT về bảo vệ môi trường, lao động, đầu tư, đất đai, quy hoạch,... chưa cao.

2.3.3 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết để thu hút vốn đầu tư vào các KCN trong thời gian tới trong thời gian tới

2.3.3.1 Mâu thuẫn giữa các đối tác có vốn đầu tư với chủ đầu tư

Quy luật về lợi ích là quy luật kinh tế chi phối hoạt động đầu tư trong nền kinh tế thị trường. Đối với các NĐT thơng thường ở đâu có lợi ích và an tồn khi bỏ vốn thì họ sẵn sàng đầu tư và khơng phân biệt chế độ chính trị riêng biệt. Tuy nhiên xuất phát từ các lợi ích tổng hợp (về lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh,...) khơng phải lợi ích kinh tế lúc nào cũng là lỗ, lãi được đặt lên hàng đầu, hiệu quả của dự án đầu tư ở đây có thể là những mục tiêu cho xã hội, an ninh, quốc phịng,.. kể cả là những lợi ích trong tương lai.

Những vấn đề xảy ra trong thực tế khi giải quyết các lợi ích giữa NĐT với chủ đầu tư cần tiếp tục được nghiên cứu giải quyết thỏa đáng. Mặc dù cần tôn trọng, đảm bảo lợi ích của NĐT nhưng việc giải quyết phải dựa vào các quy định của Hiến pháp, pháp luật, thơng lệ quốc tế và dứt khốt khơng được xâm phạm đến các lợi ích Quốc gia.

2.3.3.2 Mâu thuẫn giữa việc huy động, thu hút với hiệu quả sử dụng và quản lý vốn

Thu hút được số lượng vốn đầu tư vào các KCN là mục tiêu quan trọng, nhưng sử dụng VĐT đã được thu hút cũng quan trọng khơng kém, thậm chí

65

trên phương diện lâu dài cịn có ý nghĩa quan trọng hơn. Hiệu quả sử dụng vốn cần được xem xét ngay từ nội dung và cơ cấu của VĐT vào một lĩnh vực sản xuất kinh doanh thể hiện ở các phương tiện kỹ thuật, vật chất, công nghệ, nhân lực và sử dụng vốn khi tiến hành đầu tư. Nếu việc đầu tư tiến hành với kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, yêu cầu chất lượng lao động thấp thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ thấp, không tốt cho tương lai phát triển.

Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ở các KCN phải trên quan điểm tồn diện cả kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phịng, an ninh, mơi trường,... phải được xem xét đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh sản phẩm cùng với vốn đối ứng của chủ đầu tư ở các cơng trình, kết cấu hạ tầng và các điều kiện được tạo ra cho các KCN hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Nếu xem xét tồn diện thì ở các KCN tỉnh Ninh Bình cịn nhiều vấn đề cần giải quyết, cả về trình độ cơng nghệ sản xuất, hiệu quả sản xuất kinh doanh, các vi phạm pháp luật và các quy định của Nhà nước về các lĩnh vực: thuế, bảo hiểm, bảo vệ mơi trường ở phía NĐT và việc quản lý, kiểm sốt ở các cơ quan quản lý phía CĐT.

2.3.3.3 Mâu thuẫn giữa thu hút vốn đầu tư để phát triển Công nghiệp với các ngành khác (nông nghiệp, du lịch,...), với các yêu cầu về an ninh - quốc phịng, mơi trường

Kết hợp kinh tế với an ninh, quốc phòng là quan điểm, chủ trương có ý nghĩa chiến lược trong tồn bộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và Nhà nước ta.

Đối với các NĐT mục tiêu của họ là lợi nhuận, chính vì vậy, cơng tác quản lý, điều hành của CĐT trước hết là chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng là những người phải phát huy cao trọng trách và nhiệm vụ của mình kết hợp với cơng tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên,... về các vấn đề an ninh, quốc phịng, đặc biệt là mơi trường.

66

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở Đồng bằng sơng Hồng, vì vậy cũng có rất nhiều lợi thế phát triển về nông nghiệp (cây trồng, chăn nuôi,...), đặc biệt là việc phát triển du lịch, Ninh Bình đã và đang là điểm đến thu hút khách hàng đầu của nước ta. Không thể dồn hết nguồn lực, hi sinh những tiềm năng phát triển khác để phát triển ngành Cơng nghiệp một mình. Ninh Bình cần đưa ra được những chiến lược, kế hoạch phát triển các ngành, với các yêu cầu về an ninh - quốc phòng một cách thận trọng và tốt nhất để phát triển hòa hợp kinh tế - xã hội.

67

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2030 3.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu thu hút vốn đầu tư vào các KCN của tỉnh Ninh Bình

Định hướng phát triển các KCN của tỉnh giai đoạn 2021 - 2030 được tỉnh đề ra để phát triển các KCN phải đặt trong tổng thể mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có tầm nhìn dài hạn, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường là mục tiêu cao nhất.

Với định hướng phát triển KCN của tỉnh là tập trung xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, cơng nghiệp điện tử, cơng nghiệp hỗ trợ, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng thu ngân sách Nhà nước, phấn đấu đưa Ninh Bình trở thành một trong những trung tâm sản xuất ô tô và công nghiệp phụ trợ ô tô của cả nước, ngay từ đầu nhiệm kỳ, tỉnh đã tập trung nghiên cứu, ban hành các chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong KCN sớm thực hiện dự án.

Tỉnh xác định, thu hút VĐT vào KCN theo nhiều hình thức đầu tư, khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế, bao gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN thúc đẩy phát triển mạnh ngành cơng nghiệp, tiến tới hồn thành mục tiêu “phấn đấu đến năm 2025 Ninh Bình là một tỉnh phát triển trung bình khá, đến năm 2030 trở thành tỉnh khá trong khu vực Đồng bằng sông Hồng”.

Đồng thời, việc thu hút VĐT vào KCN phải đi liền với đổi mới, hoàn thiện các biện pháp quản lý, gắn liền với việc đảm bảo an ninh - quốc phịng, giữ vững ổn định an ninh, chính trị và trật tự, an tồn xã hội, đảm bảo phịng chống dịch bệnh hiệu quả.

Ban Quản lý các KCN đã đề ra mục tiêu cụ thể 2021 - 2020 bao gồm: Một, hoàn thành điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển KCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, bổ sung và

68

quy hoạch tổng thể thêm 2 KCN mới gồm: Nho Quan (300 ha) và Gián Khẩu II (495 ha), nâng tổng diện tích đất quy hoạch KCN lên 2.267 ha.

Hai, Thành lập mới 2 KCN Nho Quan và Gián Khẩu II, đi vào hoạt động 2

KCN Tam Điệp II và Kim Sơn.

Ba, hoàn thành lập Quy hoạch phân khu 03 KCN Kim Sơn, Nho Quan và Gián Khẩu II.

Bốn, thu hút được 4 NĐT xây dựng - kinh doanh hạ tầng các KCN: Tam

Điệp II, Kim Sơn, Gián Khẩu II và Nho Quan. Triển khai đầu tư hạ tầng các KCN theo giai đoạn đầu tư được phê duyệt.

Phấn đấu hết năm 2025: Tập trung thu hút các dự án đầu tư theo định hướng của tỉnh, tổng vốn đầu tư thu hút các dự án đầu tư mới trong KCN đạt trên 5.000 tỷ đồng; 100% các KCN đi vào hoạt động các nhà máy xử lý nước thải 4 tập trung; Doanh thu các doanh nghiệp trong KCN đạt trên 90.000 tỷ đồng/năm; thu ngân sách đạt trên 15.000 tỷ đồng/năm; giải quyết việc làm cho trên 45.000 lao động.

Giai đoạn 2025 - 2030: Hoàn thiện đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng các KCN theo giai đoạn đầu tư được phê duyệt.

Ninh Bình phấn đấu hết năm 2030: Tổng vốn đầu tư thu hút từ các dự án đầu tư mới trong KCN đạt trên 12.000 tỷ đồng. Doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN đạt trên 120.000 tỷ đồng/năm + Thu ngân sách đạt trên 20.000 tỷ đồng/năm; giải quyết việc làm cho trên 50.000 lao động, có ít nhất 02 khu nhà ở và dịch vụ công nhân phục vụ các KCN.

3.2 Những giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Ninh Bình

3.2.1 Tăng cường thực hiện những chính sách khuyến khích đầu tư vào KCN vào KCN

Về cơ chế chính sách và cải cách thủ tục hành chính ln là mối lo ngại đầu tiên của mọi nhà đầu tư khi đến đầu tư ở Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng, đặc biệt là những vấn đề liên quan tới chính sách ưu đãi đầu tư ảnh

69

hưởng khơng nhỏ đến tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Ninh Bình.

Trong những năm tiếp theo, với định hướng thu hút đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ, quy định về chính sách khuyến khích ưu đãi năm 2014 khơng cịn phù hợp với thực tiễn, vì vậy Ninh Bình cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh, cải thiện mạnh mẽ chỉ số PCI của tỉnh. Nâng cao thái độ, tính chun nghiệp của cán bộ cơng chức trong giải quyết thủ tục

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh ninh bình giai đoạn 2018 2021 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)