Quy trình thiết kế và tổ chức giờ dạy học hóa học theo phương pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học phần hóa học phi kim lớp 10 trung học phổ thông nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh (Trang 49 - 52)

2.2. Nguyên tắc và quy trình tổ chức, quản lý hoạt động dạy học hợp tác

2.2.3. Quy trình thiết kế và tổ chức giờ dạy học hóa học theo phương pháp

học hợp tác theo nhóm nhỏ [18]

Theo chúng tơi, quy trình tổ chức PPDHHT theo nhóm trong giờ học hóa học THPT gồm các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị

GV cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

+ Xác định mục tiêu bài học: GV phải xác định rõ mục đích, yêu cầu của bài học. Đó là những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà HS cần đạt được sau tiết học ở các mức độ biết, hiểu, vận dụng. Xác định mục tiêu bài học sẽ quyết định đến việc xây dựng và lựa chọn các tình huống học tập.

+ Phân tích tình trạng học lực của HS. Cần đánh giá khách quan nghiêm túc. Dự đốn những khó khăn mà HS có thể gặp phải khi học bài mới dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của mỗi GV.

+ Lựa chọn các PPDH và phương tiện dạy học dự kiến dùng trong giờ học: Việc lựa chọn và sử dụng các PPDH phải dựa vào nội dung bài học, những khó khăn mà HS sẽ gặp trong giờ dạy. Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học. Dự kiến nội dung học tập được tổ chức theo học hợp tác, cách chia nhóm, nội dung hoạt động nhóm...

+ Thiết kế giáo án giờ dạy: Giáo án là kế hoạch khá chi tiết của kế hoạch dạy và học. Trong PPDHHT theo nhóm GV phải lập kế hoạch chi tiết các hoạt động của GV và HS. Xác định những kiến thức nào cần thông báo, những kiến thức nào HS có thể tự xây dựng qua hoạt động nhóm. Lựa chọn nội dung học tập có thể tổ chức hoạt động theo nhóm, phải chắc chắn những nội dung này HS có thể đạt được qua hoạt động nhóm. Hoạt động ngắn, gọn, cụ thể, rõ ràng, không nên đánh giá HS quá cao. Dự kiến câu hỏi và phân tích câu trả lời của HS có thể xẩy ra trong giờ học.

Giai đoạn 2: Tổ chức các hoạt động học tập gồm các bước như sau:

+ Hoạt động khởi động: Đặt câu hỏi tạo tình huống có vấn đề cần tìm hiểu. Xác định những nội dung học tập trong giờ học (vấn đề trọng tâm, cần thiết).

+ Tổ chức các hoạt động cụ thể:

- Phân chia các nội dung học tập thành các tình huống, các hoạt động phù hợp: Nội dung các hoạt động này có thể in thành các phiếu học tập hoặc GV trình bày cho cả lớp. Cho các nhóm HS nhận phiếu học tập, tiến hành đọc để hiểu yêu cầu của tình huống đặt ra, vận dụng các kiến thức đã có để dự đoán câu trả lời.

- Tiến hành các hoạt động học tập: Tổ chức cho HS làm việc cá nhân và theo nhóm (các bước tổ chức hoạt động hợp tác theo nhóm đã trình bày ở chương 1).

- Kết luận về hệ thống kiến thức thu nhận được thông qua các hoạt động cụ thể: GV hệ thống, chỉnh lí bổ sung những kết luận rút ra từ phía HS nhằm hoàn thiện nội dung kiến thức cần đạt.

+ Kiểm tra, đánh giá:

- Tổ chức cho HS kiểm tra bằng các bài kiểm tra cá nhân để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của từng HS, đồng thời xem xét mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS sau tiết học so với mục tiêu đề ra, để kịp thời có những điều chỉnh.

- Giao nhiệm vụ học tập ở nhà: Nhằm ghi nhớ, vận dụng kiến thức của bài học và chuẩn bị các nhiệm vụ học tập mang tính định hướng cho các bài học tiếp theo. Công việc này một mặt giúp tiết kiệm thời gian trên lớp, mặt khác khai thác tốt nhất các kiến thức đã có của HS.

Như vậy việc chuẩn bị dạy học theo các cấu trúc hoạt động học hợp tác cần thực hiện theo 9 bước sau.

1. Chia lớp thành những nhóm nhỏ.

2. Tạo mơi trường học tập an tồn tích cực.

3. Xác định kết quả mà HS cần đạt và cung cấp sự hướng dẫn rõ ràng về các cơng việc mỗi nhóm sẽ thực hiện.

4. Giải thích tiến trình đánh giá đối với mỗi HS và mỗi nhóm. 5. Cung cấp cho HS tài liệu liên quan đến vấn đề thảo luận bài học. 6. Nhắc HS công việc kéo dài bao lâu và khi nào sẽ kết thúc.

7. Cung cấp sự trợ giúp khi cần thiết và theo dõi các hoạt động của HS và ghi lại các vấn đề mà GV cần giải quyết sau khi nhóm hợp tác kết thúc.

8. Đưa bài học đến một kết luận logic và cho thông tin phản hồi.

9. Đánh giá thành công của HS và giúp HS tự đánh giá sự hợp tác của họ đối với những HS khác.

Một số kỹ thuật cơ bản cần được chú trọng trong PPDHHT theo nhóm như sau: - Kỹ thuật thiết lập mục tiêu hoạt động nhóm

- Kỹ thuật thiết kế nhiệm vụ học tập nhóm

- Kỹ thuật thiết kế nhóm học tập: bao gồm việc hình thành nhóm, các loại nhóm và cấu trúc nhóm , kỹ thuật xác định quy mơ nhóm.

- Kỹ thuật thiết lập, duy trì, kiểm sốt các mối quan hệ tương tác trong hoạt động nhóm

- Kỹ thuật tổ chức, hướng dẫn và quản lý, đánh giá hoạt động học theo nhóm của HS trong dh hợp tác theo nhóm nhỏ. Chú trọng vào sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, lập sơ đồ tư duy.

- Vấn đề xác lập các điều kiện học tập khác. Người GV cần xem xét học hợp tác khơng đơn giản là đặt HS vào các nhóm để học mà là yêu cầu HS làm việc như một đội nhằm trao đổi các ý tưởng và suy nghĩ để giúp nhau tiếp thu kiến thức môn học. Điều này yêu cầu GV phải có sự chuẩn bị cẩn thận nội dung bài học và các kỹ năng cần thiết để tạo ra mơi trường học tập tích cực và dân chủ. GV phải cung cấp cho HS sự hướng dẫn trong việc giúp đỡ nhau học tập và dành nhiều thời gian giúp HS phát triển các chiến lược học tập để trợ giúp nhau trước khi họ cố gắng đạt được những kết quả thông qua hoạt động hợp tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học phần hóa học phi kim lớp 10 trung học phổ thông nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)