Phân cơng nhóm theo hình thức tổ chức hoạt động học tập của nhóm
+ Nhóm "gánh xiếc": Hình thức tổ chức lớp học kiểu ''gánh xiếc" từ trước đến nay vẫn được sử dụng trong các giờ học tự nhiên và ngày càng trở nên phổ biến hơn. Mỗi nhóm sẽ tiến hành cùng một số bài tập nhưng theo các thứ tự khác nhau và vì thế vào bất kỳ thời điểm nào ta cũng có các nhóm tiến hành các hoạt động khác nhau; nhưng đến cuối giờ các nhóm đều thực hiện xong mọi hoạt động học tập của mình. Cách sử dụng của phương pháp này được thể hiện qua ma trận sau:
Nhóm Hoạt động học tập
A 1 2 3
B 2 3 1
C 3 1 2
Phút thứ: 15 30 45
Ba nhóm học tập A, B, C với ba bài tập 1, 2, 3 với thời lượng và thời gian quay vòng là sau 15 phút.
+ Nhóm "rì rầm": u cầu các nhóm HS (2-3 người) trao đổi nhóm để trả lời một câu hỏi, giải quyết một vấn đề. GV cung cấp các dữ kiện liên quan. Các hoạt động học tập có thể áp dụng với các nhóm rì rầm: so sánh và đối chiếu, tìm ra ưu và khuyết điểm của một phương pháp, quan điểm . . .
+ Nhóm trà trộn (Cocktail): Tổ chức nhóm giống như tiệc cocktail. HS đi lại tự do trong lớp tìm người thích hợp để trao đổi. Hoạt động theo nhóm này có tác dụng kích thích sự nhận thức, làm cho lớp học sinh động, HS có cơ hội hỏi nhiều người (mà khơng ngại ngùng).
Nội dung làm việc của nhóm trà trộn là các hoạt động: Tự kiểm tra bảng trả lời câu hỏi (cho phép khơng làm được thì hỏi bạn) để kiểm tra, xác minh kết quả của mình.
+ Nhóm xây kim tự tháp hay ném tuyết: Đây là một hình thức mở rộng của nhóm "rì rầm". Sau khi tự thảo luận theo cặp, hai cặp sẽ kết hợp lại thành nhóm 4 người để hồn thiện một hoạt động có liên quan. Nếu cần thiết các nhóm 4 người sau đó lại được ghép tiếp để tạo thành nhóm 8 người.
c. Về số lượng người trong một nhóm
Tùy theo hoạt động, nội dung hoạt động mà số người trong một nhóm có thể thay đổi: nhóm 2 người, 3 người hoặc 4-6 người, 8-10 người. Tuy nhiên dù số lượng HS ít hay nhiều thì cũng phải đảm bảo cho HS nào cũng phải làm việc. Các nhóm từ 2-5 người là rất phổ biến, nhóm lớn hơn 4 người thì địi hỏi phải có người đứng đầu nhóm, các nhóm nhiều hơn 7 người trở nên càng chậm chạp và hiện tượng "ăn theo" càng trở nên phố biến trừ khi GV có sự phân cơng nhiệm vụ thật cụ thể cho các em.
1.3.4.2. Phân cơng trách nhiệm trong nhóm
Phân cơng trách nhiệm trong nhóm cần rõ ràng, cụ thể: với nhóm từ 6 người trở lên cần phân cơng nhóm trưởng, thư ký nhóm, và các thành viên đều có nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể trong một hoạt động nhất định, khơng ai là khơng có việc.
Sự phân cơng trách nhiệm cần được thay đổi để mỗi HS có thể phát huy vai trò cá nhân và thực tập tất cả các nhiệm vụ của từng thành viên.
+ Nhóm trưởng là người quan trọng, để lựa chọn một HS làm nhóm trưởng thì người dạy phải biết quan sát thái độ và cách làm việc của từng HS để lựa chọn. Nhóm trưởng là người đạo diễn, là MC và là nhạc trưởng cho buổi thảo luận của nhóm,… họ phải thể hiện tốt vai trị của mình để kích thích các nhóm viên hoạt động nhưng khơng phải nhóm trưởng là người quyết định thành cơng cho việc thảo luận của nhóm.
+ Thư ký: ghi kết quả thảo luận, hoạt động cá nhân hoạt động nhóm
+ Các thành viên khác trong nhóm có trách nhiệm tham gia tích cực vào các hoạt động của nhóm.
+ Báo cáo kết quả hoạt động nhóm khơng nhất thiết chỉ là nhóm trưởng và thư ký mà cũng có thể là một thành viên bất kỳ trong nhóm.
1.3.4.3. Quản lý, theo dõi giám sát hoạt động nhóm của giáo viên
GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, theo dõi hoạt động của các nhóm để giúp đỡ, định hướng, điều chỉnh, đảm bảo hoạt động của mỗi nhóm đi đúng hướng.
Việc tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả còn phụ thuộc nhiều vào GV từ khâu chuẩn bị đến khi thực hiện bài dạy. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với GV như sau:
a. Lập kế hoạch bài dạy
Trước hết GV xác định mục tiêu và phải chắc chắn là hồn tồn có thể đạt được các mục tiêu này thông qua sử dụng hoạt động nhóm. Lựa chọn một hoạt động mà HS có thể hồn thành, đảm bảo hoạt động cụ thể, rõ ràng, có bố cục chặt chẽ và ngơn ngữ diễn đạt thật lưu loát.
GV cần dự kiến:
- Cách chia nhóm, kiểu nhóm và số lượng nhóm.
- Nhiệm vụ sẽ giao cho các nhóm hoạt động, các nhóm giải quyết một nhiệm vụ hay mỗi nhóm giải quyết một nhiệm vụ khác nhau.
- Thời gian cho các hoạt động, thời gian cho các nhóm trình bày.
- Các tình huống có thể xảy ra và khả năng giải quyết các vấn đề thảo luận của HS.
- Chuẩn bị kỹ các câu hỏi nhất là những câu hỏi nhằm khuyến khích HS suy nghĩ ở mức độ cao và sâu hơn.
- Chuẩn bị chu đáo đồ dùng thiết bị dạy học. Đặc biệt cần chuẩn bị các đồ dùng và phương tiện có liên quan tới hoạt động nhóm như giấy khổ to, băng dính, bút dạ, tranh ảnh…
- Các hoạt động học tập trong giờ học và sắp xếp thứ tự các hoạt động.
b. Thực hiện kế hoạch bài dạy
Khác với hoạt động dạy học trước đây, dạy học theo hình thức chia nhóm, vai trị của GV có sự thay đổi cơ bản.
GV là người thiết kế tạo mơi trường cho việc thực hiện PPDH tích cực, trong đó GV là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động, gợi mở, khuyến khích và hỗ trợ việc học của HS bằng kinh nghiệm của mình.
Thơng qua việc tổ chức hoạt động nhóm, các kỹ năng sư phạm mở rộng hơn, đó là các kỹ năng có liên quan tới việc đưa ra các hình thức hoạt động, hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện, hoạt động và phát triển kỹ năng, phản ánh, trình bày được các quan điểm của mình.
Khi HS hoạt động nhóm, GV cần thực hiện các hoạt động:
- Quan sát, theo dõi và kịp thời giúp đỡ các nhóm giải quyết vấn đề, trực tiếp giải đáp thắc mắc của các nhóm khi cần.
- Phát hiện các nhóm hoạt động chưa có hiệu quả để kịp thời uốn nắn và điều chỉnh.
- Động viên, khuyến khích và khen ngợi, nhằm tạo khơng khí phấn khởi giúp HS tự tin trong học tập.
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hợp tác giũa GV và HS, giữa HS với HS trong mơi trường học tập tích cực và an tồn.
d. Tiếp nhận thông tin phản hồi
Trong q trình dạy học theo nhóm, chúng ta có thể tiếp nhận thơng tin phản hồi từ sự quan sát hoạt động các nhóm và trực tiếp từ nhóm hoặc đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. Thơng qua những thơng tin này, ta có thể đánh giá được kết quả học tập của các em và kịp thời uốn nắn, bổ sung kiến thức. Cần tóm tắt lại cho cả lớp biết các em cần phải học được những gì qua hoạt động nhóm. Đó là điều hết sức
quan trọng.
e. Tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động nhóm
Tổng kết về kỹ năng, thái độ làm việc, kết quả. Điều quan trọng là GV cần lấy ý kiến phản hồi từ các nhóm, sau đó cùng thảo luận với cả lớp để tóm tắt lại
những gì mà các em đã học được. Thơng thường thì thư ký của mỗi nhóm sẽ trình bày những phát hiện của nhóm mình, và GV sẽ tóm tắt lên bảng.
Như vậy việc nhận ra vai trò của GV trong tổ chức hoạt động nhóm giúp GV có sự chủ động trong việc tìm cách tổ chức hoạt động nhóm một cách hiệu quả.
1.3.5. Nguyên tắc áp dụng hoạt động dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
Đại diện tiêu biểu cho trường phái này là hai anh em Johnson.D.W và Johnson.R.T, họ đã tổng kết thành 5 nguyên tắc vàng.
+ Nguyên tắc 1: Phụ thuộc tích cực (Positive Interdependence)
Khái niệm này chỉ việc mỗi thành viên trong nhóm được liên kết với nhau theo cách mà mỗi thành viên chỉ thành cơng khi những người bạn trong nhóm cũng thành cơng.
- Mục đích học tập cùng nhau (mutual learning goals): mỗi thành viên đều hồn thành cơng việc được giao và kiểm tra để các thành viên khác cùng hoàn thành.
- Phần thưởng hoặc điểm chung (joint reward): kết quả của nhóm sẽ ảnh hưởng tới kết quả của mỗi cá nhân nên mỗi thành viên đều phải nỗ lực để đạt được kết quả chung cao nhất cho cả nhóm.
- Phân chia cơng việc (devided resourses): Phân chia vai trị (complementary rules): phân chia người kiểm tra, động viên, phân tích...đều cho mọi thành viên.
+ Nguyên tắc 2: Trách nhiệm cá nhân (Individual accountability)
Nguyên tắc này yêu cầu trách nhiệm và phần việc cá nhân phải được phân công rõ ràng và có sự kiểm tra, đánh giá của các thành viên cịn lại trong nhóm. Những phương pháp cơ bản để đảm bảo nguyên tắc cho nguyên tắc này là:
- Học theo nhóm nhưng kiểm tra từng cá nhân.
- Chọn 1 thành viên bất kỳ để trả lời về nội dung bài học. - Mỗi thành viên phải tự giải thích về phần việc của mình.
+ Nguyên tắc thứ 3: Tương tác tích cực, trực tiếp (Face - To – Face Promotive Interaction)
Nguyên tắc này đòi hỏi các thành viên trong nhóm phải có tối đa cơ hội để giúp đỡ động viên, khuyến khích lẫn nhau trong q trình làm việc.
Để thực hiện nguyên tắc này, nhóm phải được sắp xếp để làm việc trực tiếp với nhau trong một nhóm nhỏ có số lượng thành viên khơng q 4 người.
+ Nguyên tắc 4: Kỹ năng xã hội (Social skill)
Nguyên tắc này yêu cầu các thành viên phải được cung cấp các kiến thức và kỹ năng xã hội cần thiết trước khi tiến hành hoạt động nhóm. Để đảm bảo cho HHT có hiệu quả mỗi thành viên cần được đào tạo các kỹ năng lãnh đạo, đưa ra quyết định, xây dựng lòng tin, giao tiếp, xử lý xung đột…
+ Nguyên tắc 5: Đánh giá rút kinh nghiệm (Grollp processing)
Nguyên tắc này yêu cầu các thành viên phải có cơ hội thảo luận và nhận xét về q trình làm việc của nhóm (đã hồn thành mục tiêu chưa, hoạt động hiệu quả chưa, mối quan hệ giữa các thành viên…) .
Việc đánh giá này giúp các thành viên: tập trung vào việc xây dựng nhóm, học các kỹ năng xã hội, tạo cơ hội để mỗi thành viên có thể nhận xét và lắng nghe.
1.3.6. Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
1.3.6.1. Những ưu điểm của phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
PPDHHT theo nhóm nhỏ là PPDH tích cực, có nhiều ưu điểm, đó là: a. Mang lại hiệu quả học tập cao
- Về động cơ học tập: có ưu thế về mối quan hệ tương tác với bạn học, HS có cơ hội để có sự hỗ trợ hai chiều kích thích lẫn nhau (có yếu tố thi đua, cạnh tranh nhau).
- Về nhận thức: tạo cho HS cơ hội để trao đổi, khám phá, thu nhận tri thức cho mình và sử dụng ngôn ngữ của các bộ môn.
- Về phương pháp: bạn cùng học có thể đóng vai trị là một mơ hình về phương pháp học tập cũng như vai trò “GV”. Trong HHT HS phải tham gia các hoạt động: đặt câu hỏi, giải thích, thể hiện quan điểm, bộc lộ những điểm chưa rõ, những điểm còn thiếu, còn sai, đồng thời phải lắng nghe bạn học trình bày, trả lời câu hỏi của họ, chia sẻ thông tin giúp nhau hiểu rõ về phương pháp học tập kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp và khả năng giải quyết vấn đề…
HHT theo nhóm đã chuyển trách nhiệm phải hiểu được nội dung bài học sang cho người học một cách tự nhiên và tạo ra động cơ thúc đẩy HS học tập vì hoạt động trong nhóm có yếu tố thi đua. Khi học theo nhóm HS sẽ thảo luận xoay quanh từng vấn đề bài học cụ thể. Hoạt động này khơng những lý thú mà cịn tạo nhiều cơ hội cho các em học hỏi. Người học sẽ phải xử lý tài liệu mới, sau đó tự mình tìm hiểu nó.
b. Phát triển kĩ năng hợp tác, kĩ năng xã hội cho HS
PPDHHT theo nhóm giúp hình thành, phát triển kỹ năng hợp tác làm việc và năng lực xã hội cho HS:
- Kỹ năng biết cộng tác làm việc là kỹ năng tối quan trọng đối với tất cả các thiên hướng phát triển của từng cá nhân. Khi thực hiện các nhiệm vụ trong nhóm sẽ giúp cho HS có khả năng giao tiếp, khả năng nhận thức để thực hiện các nhiệm vụ, giải thích cho bạn bè...
- Hoạt động tập thể nhóm sẽ làm cho từng HS quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động, học tập phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỉ luật ý thức cộng đồng...
- Học hợp tác theo nhóm tạo mơi trường cho HS nhút nhát có điều kiện tham gia xây dựng bài học, cải thiện quan hệ giữa các HS với nhau, tạo cho lớp học bầu khơng khí tin cậy và gắn bó hơn. Hơn nữa hầu hết các hoạt động nhóm đều mang trong nó cơ chế tự sửa lỗi và HS dạy lẫn nhau, theo đó các lỗi hiểu sai đều được giải đáp mà thường lại là trong khơng khí rất thoải mái.
c. Học hợp tác ln tạo khơng khí học tập sơi nổi bình đẳng và gắn bó.
Trong PPDHHT nổi lên mối quan hệ giao tiếp giữa HS với HS. Trong hoạt động nhóm có sự trao đổi thảo luận để tự sửa lỗi, HS dạy lẫn nhau trong khơng khí thoải mái và bình đẳng. Thơng qua thảo luận, tranh luận mà ý kiến của mỗi cá nhân được điều chỉnh qua đó mà người học tự nâng mình lên cả về kiến thức và ý thức học tập. Từ đó sẽ giúp HS có cơ hội thuận lợi làm quen với nhau khơi dậy sự gắn bó trong tập thể làm việc.
d . Cải thiện mối quan hệ thầy - trị, trị - trị, GV có thơng tin phản hồi từ HS để điều chỉnh việc dạy của thầy, việc học của trò đồng thời tăng cường mối giao cảm thầy trò, khiến cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn...
e . Học hợp tác giúp cho GV có cơ hội tận dụng ý kiến và kinh nghiệm của HS. Như vậy, học hợp tác theo nhóm là một chiến lược dạy học mạnh mẽ và linh hoạt có ưu điểm nổi bật là làm cho phương pháp này trở thành nét đặc trưng cơ bản của dạy học hiện đại.
1.3.6.2. Những hạn chế của phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ được nhiều nước áp dụng và thể hiện nhiều yếu tố của PPDH tích cực. Song dạy học hợp tác theo nhóm cịn có những hạn chế như:
+ Các nhóm có thể đi chệch hướng thảo luận do một cá nhân nào đó cố tình đưa ra những ý kiến điều khiển cả nhóm (sự chi phối nhóm, tách nhóm…).
+ Một số thành viên trong nhóm có thể ỷ lại, không làm việc, để mặc các thành viên khác dẫn dắt cả nhóm hoặc thậm chí cả lớp nếu GV không theo dõi sát sao và yêu cầu mọi thành viên trong nhóm phải có việc và có trách nhiệm hồn thành cơng việc
+ Hoạt động nhóm cũng sẽ khơng có tác dụng khi GV áp dụng cứng nhắc, quá thường xuyên hoặc thời gian hoạt động nhóm quá dài.
Mỗi tiết học chỉ nên tổ chức 1-3 hoạt động nhóm mỗi hoạt động cần từ 5- 10 phút. Tối đa một tiết học chỉ nên dành 15 phút để tổ chức hoạt động nhóm.
1.3.7. Một số cấu trúc hoạt động dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ