Một số nét về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và giáo dục huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện mường chà, tỉnh điện biên (Trang 46)

2.1. Một số nét về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và giáo dục huyện Mƣờng Chà, tỉnh Điện Biên Mƣờng Chà, tỉnh Điện Biên

2.1.1. Một số nét về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội

Huyện Mường Chà là một huyện miền núi nằm ở phía bắc của tỉnh Điện Biên, hun có 119.942,09 ha diện tích tự nhiên và trên 49 vạn người với 12 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 1 thị trấn và 11 xã, có đường biên giới phía tây giáp với tỉnh Phong Xa Lì nước bạn Lào, phía bắc giáp với thị xã Mường Lay, phía đơng giáp với huyện Tủa Chùa, phía Nam giáp với huyện Điện Biên.[28]

Là một huyện biên giới miền núi nên điều kiện kinh tế - xã hội, giao thông đi lại cịn nhiều khó khăn, tình hình xã hội cịn diễn biến phức tạp, hoạt động tuyên truyền đạo trái phép thường xuyên xảy ra, tệ nạn xã hội phức tạp đặc biệt là nạn buôn bán tàng trữ các chất ma túy vẫn cịn nhiều,... Trình độ dân trí của huyện cịn thấp, trên 90% là đồng bào các dân tộc thiểu số, tỉ lệ học sinh bỏ học ở các cấp học cịn cao... Ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội trong huyện.

Tình hình giáo dục của huyện trong những năm qua có nhiều chuyển biến tốt, nhân dân các dân tộc trong huyện bắt đầu có sự quan tâm đến giáo dục. Hệ thống trường lớp có sự quan tâm đầu tư và phát triển. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế của huyện còn nghèo nàn nên việc đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, tỉ lệ trẻ đến trường chưa cao, ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp giáo dục của nhà trường.

2.1.2. Tình hình giáo dục của huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

Tồn huyện có 48 trường, trong đó có 16 trường mầm non, 16 trường, 13 trường THCS, 01 trường THPT, 01 trường PTDTNT, 01 Trung tâm

GDTX; 21 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia đạt 44,68% trong đó Mầm non 5/16 trường đạt 31,25%; Tiểu ho ̣c 7/16 trường đạt 43,75%; THCS 8/13 trường 61,5%; 01 trường PTDTNT.

Năm học 2014 - 2015 tồn huyện có 701 lớp với 14.267 học sinh mầm non, phổ thơng; có 159 cán bộ quản lý giáo dục, 1.132 giáo viên và 375 nhân viên. Trong đó:

- Giáo dục mần non : Tính đến thời điểm cuối năm học 2014 - 2015 toàn huyện có 16 trường mầm non, 202 nhóm, lớp với 4.083 học sinh. Trong đó nhà trẻ 30 nhóm với 451 trẻ; mẫu giáo 172 lớp, 3.632 học sinh. Tỷ lệ huy động trẻ từ 0-5 tuổi ra lớp đạt 53,6%. trong đó nhà trẻ 0-2 tuổi ra lớp đạt 11,6%, mẫu giáo 3-5 t̉i đạt 97,5%, trong đó trẻ 5 tuổi ra lớp đạt tỷ lệ 99,9%. Số lượng huy động ra lớp tính đến cuối năm học đạt 111,1 % so với chỉ tiêu kế hoạch được giao.

- Giáo dục tiểu học: Tồn huyện có 16 trường tiểu học độc lập (Trong đó có 7 trường PTDTBT) và 01 trường có lớp tiểu học ghép với trường có nhiều cấp học; có 334 lớp với 5.876 học sinh đạt 99,6% so với chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ 6-10 tuổi học đạt 99,9%.

- Giáo dục THCS: Năm học 2014 - 2015 có 13 trường THCS, trong đó có 08 trường PTDTBT với tổng số 129 lớp, 3.482 học sinh (trong đó có 123 lớp PT, 06 lớp BT THCS). Chất lượng dạy học đã có sự chuyển biến tích cực. Tỉ lệ huy động học sinh ra lớp đạt 94.9% so với chỉ tiêu kế hoạch; tỷ lệ huy động học sinh lớp 5 vào lớp 6 đạt 96.4%; 11 đến 14 tuổi ra lớp 95%;

- THPT: Tồn huyện có 2 trường THPT, trong đó có 01 trường PTDTNT THPT với tổng số 35 lớp, 1.014 học sinh. Tỉ lệ huy động học sinh ra lớp đạt 92,5% so với chỉ tiêu kế hoạch (THPT 85,01%, PTDTNT THPT 100%); tỷ lệ huy động học sinh lớp 9 vào lớp 10 đạt 101,4% (THPT 102,8%, PTDTNT THPT 100%); 15 đến 18 tuổi ra lớp 97,5% (THPT 95,02%, PTDTNT THPT 100%); tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 93,1% (THPT

87,72%, PTDTNT THPT 98,5%).

Chất lượng hai mặt giáo dục năm học 2014 – 2015 của các trường THCS, THPT thuộc huyện Mường Chà như sau:

Biểu đồ: 2.1: Kết quả giáo dục năm học 2014 – 2015 của học sinh huyện Mƣờng Chà, tỉnh Điện Biên

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2014 – 2015 của Phòng GD&ĐT huyện Mường Chà)

Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy học và yêu cầu giáo dục. Năm học 2014- 2015, tồn huyện có 659 phịng học, trong đó: 280 phịng kiên cố (chiếm 42,5%), 132 phòng bán kiên cố (20%), 247 phòng tạm (37,5%); 18 phòng học chức năng; 125 phịng cơng vụ ; 172 phịng ở nội trú .

Công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đẩy mạnh. Các đơn vị tích cực vận động nhân dân thực hiện phong trào làm nhà lớp học, nhà công vụ giáo viên, nhà nội trú học sinh theo tiêu chí "Ba cứng" (nền cứng, khung cứng và mái cứng) theo chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm. Kết quả bước đầu đã thể hiện sự thành công trong công tác dân vận, chung tay thực hiện xã hội hóa giáo dục.

chất, trang thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý. Trang thiết bị dạy học tiếp tục được quan tâm đầu tư bổ sung, đặc biệt là đồ dùng thiết bị giáo dục mầm non. Việc cung ứng thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục cơ bản đảm bảo đáp ứng nhu cầu dạy và học. Các cơ sở giáo dục đã đưa thiết bị dạy học, thiết bị thư viện vào sử dụng có hiệu quả phục vụ nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh.

Quản lý và triển khai tổ chức thực hiện tốt các hoạt động về tài chính (quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ học sinh thuộc diện chính sách; triển khai thực hiện Thơng tư quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật…). Hướng dẫn thực hiện mua sắm tài sản, thiết bị theo quy định mới. Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng trong quản lý ngân sách nhà nước cho giáo dục.

Các chế độ, chính sách của Nhà nước dành cho học sinh và cán bộ, giáo viên được thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đóng đối tượng, đóng quy định.

Song bên cạnh đó cũng cịn một số khó khăn, việc huy động học sinh ra lớp và duy trì học sinh đi học chun cần cịn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là cấp THCS việc huy động học sinh ra lớp chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch giao (94,9%).

Chất lượng giáo dục ở một số bản vùng cao, vùng khó khăn còn chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng của cấp học. Việc đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT có khâu, có việc cịn lúng túng.

Việc duy trì cơng tác phổ cập THĐĐT và phổ cập giáo dục THCS ở một số xã còn gặp rất nhiều khó khăn.

Cơ sở vật chất, lớp học, trang thiết bị tuy đã được quan tâm đầu tư bổ sung song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học. Việc khai thác, sử dụng ứng dụng CNTT trong trong dạy học chưa được cán bộ quản lý, giáo viên các trường quan tâm đóng mức. Các trường trong kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia cơ sở vật chất còn thiếu và chưa đảm bảo được các yêu cầu của trường chuẩn quốc gia.

2.2. Một số nét chung về các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Mƣờng Chà, tỉnh Điện Biên

Tồn huyện có 2 trường THPT, trong đó có 01 trường PTDTNT THPT với tổng số 35 lớp, 960 học sinh.

2.2.1. Trường THPT Mường Chà

2.2.1.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Cách thành phố Điện Biên Phủ 55km, theo quốc lộ 12 hướng Điện Biên- Lai Châu. Trường THPT Mường Chà ở vị trí trung tâm thị trấn Mường Chà, tọa lạc ở ngã ba tuyến đường đi Mường Nhé, Mường Lay. Trường THPT Mường Chà tiền thân là trường Phổ thông cấp II-III Mường Lay được thành lập theo Quyết định số: 148/QĐ-UBND ngày 25/6/1985 của UBND tỉnh Lai Châu. Đến năm 2015 nhà trường vừa tròn 30 tuổi, nhà trường thực hiện chức năng nhiệm vụ tổ chức giảng dạy và thực hiện các hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông chủ yếu cho học sinh các dân tộc trên địa bàn huyện Mường Chà. Bộ máy tổ chức tính đến tháng 5/2015:

Bảng 2.1: Thống kê đội ngũ CBGV trƣờng THPT Mƣờng Chà năm học 2014 - 2015 TT Đối tƣợng Tổng số Nữ Dân tộc Trình độ Đảng viên Th.sĩ ĐH CĐ TC 1 CBQL 4 2 1 1 3 4 2 Giáo viên 57 37 10 2 55 12 3 Nhân viên 7 2

Trong đó Thư viện 1 Thiết bị 1 Kĩ thuật viên Giáo vụ Văn phòng 1 Cộng 68 39 11 3 58 18

Ban giám hiệu trẻ, nhiệt tình có trách nhiệm trong cơng tác, có tinh thần đổi mới. Đa số đội ngũ nhà giáo còn trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề kinh nghiệm giảng dạy cịn nhiều hạn chế, Tuổi nghề bình qn là 4,4. Tuổi đời bình quân là 27,3, đội ngũ nịng cốt các bộ mơn cịn mỏng. Hơn nữa, mặc dù nhà giáo đều đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, đủ về số lượng tuy nhiên trong thực tế năng lực và trình độ chun mơn nghiệp vụ của khơng ít nhà giáo cịn hạn chế, chưa thực sự đổi mới phương pháp giảng dạy.

Năm học 2014 – 2015, trường có 9 đồng chí được cơng nhận chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 47 đồng chí đề nghị công nhận danh hiệu lao động tiên tiến, khơng có đồng chí nào khơng hồn thành nhiệm vụ.

Về ứng dụng CNTT trong dạy học là hoạt động được nhà trường rất quan tâm, ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức Hội thảo về khai thác sử dụng thiết bị và ứng dụng CNTT với giảng viên là cán bộ tin học và những cán bộ giáo viên có kinh nghiệm về CNTT. Về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, nhà trường đã sử dụng hệ thống quản lý tài chính, mạng hồ sơ cơng việc, hệ thống quản lý kết quả học tập của học sinh. Bên cạnh đó nhà trường đã ban hành quy chế sử dụng CNTT trong trường học trong đó yêu cầu 100% CBGVNV phải có tài khoản thư điện tử để nhà trường triển khai các văn bản, quy định mỗi giáo viên phải có ít nhất 1 giờ dạy/tháng có ứng dụng CNTT. Nhà trường cũng đã xây dựng trang thông tin điện tử để phục vụ nhu cầu khai thác thông tin của giáo viên, phụ huynh và học sinh. Tham gia cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử e – Learning do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức với 15 sản phẩm và đạt 5 giải trong đó có 1 giải nhì, 1 giải ba và 3 giải khuyến khích.

2.2.1.2. Học sinh

Học sinh nhà trường chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm tới trên 93%, phần lớn gia đinh là lao động nơng nghiệp. Các em nhận thức chậm, cịn nhút nhát trong học tập cũng như trong mọi hoạt động chung của nhà trường.

Bảng 2.2: Kết quả giáo dục học sinh trƣờng THPT Mƣờng Chà năm học 2014 - 2015 Đánh giá học sinh Tổng số Tỷ lệ Chia ra Lớp 10 Tỷ lệ Lớp 11 Tỷ lệ Lớp 12 Tỷ lệ

Số học sinh chia theo

hạnh kiểm 723 100% 262 100% 229 100% 232 100%

Tốt 459 63.5% 139 53.1% 156 68.1% 164 70.7% Khá 206 28.5% 96 36.6% 53 23.1% 57 24.6% Trung bình 58 8.0% 27 10.3% 20 8.7% 11 4.7%

Yếu 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%

Số học sinh chia theo

học lực 723 100% 262 100% 229 100% 232 100% Giỏi 19 2.6% 8 3.1% 4 1.7% 7 3.0% Khá 226 31.3% 70 26.7% 84 36.7% 72 31.0% Trung bình 371 51.3% 121 46.2% 121 52.8% 129 55.6% Yếu 106 14.7% 62 23.7% 20 8.7% 24 10.3% Kém 1 0.1% 1 0.4% 0 0.0% 0 0.0%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015 trường THPT Mường Chà)

Đa số các em học sinh đều ngoan có ý thức trong học tập, các em đều ở các xã xa về học tại trường phần lớn học sinh đều trọ học, khơng có gia đình quản lý, điều kiện ăn ở chưa tốt nên ảnh hưởng đến học tập của các em.

2.2.1.3. Cơ sở vật chất:

Cơ sở vật chất nhà trường hiện còn thiếu thốn và chưa đồng bộ, nhà trường có 25 lớp trong khi chỉ có 19 phịng học. Các phịng chức năng có 2 phịng thí nghiệm, 1 phịng Tiếng Anh, 2 phịng Tin học với 74 máy tính (11 máy tính cịn lại để ở các phịng làm việc), Các máy tính của nhà trường cũng như máy tính cá nhân của giáo viên đều được kết nối internet tốc độ cao đảm bảo nhu cầu dạy học của giáo viên và học sinh. Ngồi ra, cịn có nhà Hiệu bộ với 8 phòng được sử dụng phòng làm việc của BGH, hội trường, Kế toán, Thư viện.

Do thiếu phòng học nên nhà trường phải duy trì dạy học 2 ca sáng/chiều. Số phịng học dành cho cơng tác phụ đạo và các hoạt động ngoại khó rất khó khăn. Riêng việc phụ đạo cho học sinh yếu kém chỉ thực hiện được đối với các mơn Tốn, Ngữ văn, Ngoại ngữ (khối 12 thực hiện thêm 3 mơn Hố học, Lịch sử, Địa lý) do thiếu phòng học. Ở một số bộ môn CB, GV phải dạy cả 2 ca nên thời gian dành cho nghiên cứu tài liệu, đầu tư giờ dạy có ứng dụng CNTT còn rất hạn chế.

Về hệ thống thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT trong dạy học như máy tính, máy chiếu, thiết bị ghi âm – ghi hình, hệ thống kết nối Internet tốc độ cao được đầu tư khá đầy đủ, 19/19 phòng học đều được lắp đặt hệ thống máy chiếu phục vụ giảng dạy.

Bảng 2.3: Số liệu về cơ sở vật chất trƣờng THPT Mƣờng Chà A. Khối phòng học Số lƣợng Chia ra Kiên cố Bán k.cố Tạm Tổng số Làm mới Tổng số Làm mới Số phòng học theo chức năng 24 24

Chia ra: + Phịng học văn hố 19 19

+ Phịng bộ mơn Tin học 2 2 + Phịng bộ mơn Ngoại ngữ 1 1 + Phịng thực hành bộ mơn 2 2 B. Khối phòng phục vụ học tập Số lƣợng Chia ra Kiên cố Bán k.cố Tạm Tổng số Làm mới Tổng số Làm mới

Số phòng chia theo chức năng 4 4 1

Chia ra: - Thư viện 1 1

- Phòng thiết bị giáo dục 3 3

Thiết bị dạy học tối thiểu (ĐVT: bộ) Bộ đầy đủ

Bộ chưa đầy đủ

Tổng số 3 3

Thiết bị phục vụ giảng dạy

Tổng số máy vi tính đang được sử dụng 84

- Máy vi tính phục vụ học tập 73 - Máy vi tính phục vụ quản lý 11 Trong đó: Máy vi tính đang được nối Internet 83

Số máy photocopy 4 Số scanner 1 Số máy in 8 Số thiết bị nghe nhìn - Ti vi 3 - Cát xét 5 - Đầu VDC, 2

- Máy chiếu Projector 22

2.2.2. Trường PTDTNT THPT huyện Mường Chà

2.2.2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Trường PTDTNT THPT huyện Mường Chà được thành lập từ năm 1968 tiền thân là trường trường Thiếu Niên Dân tộc huyện Mường Lay –Tỉnh Lai

Châu. Trường PTDTNT THPT huyện Mường Chà là nơi đào tạo cán bộ cho

các dân tộc và lực lượng lao động có trình độ văn hóa kỹ thuật, có sức khỏe và phẩm chất tốt để tham gia xây dựng quê hương. Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, quy mô trường lớp ngày càng được mở rộng, hệ thống cơ sở vật chất được đầu tư đầy đủ và đồng bộ. Năm 2014, trường PTDTNT THPT huyện Mường Chà là trường THPT duy nhất trên địa bàn huyện được công nhận đạt chuẩn Quốc gia.

Bảng 2.4: Thống kê đội ngũ CBGV trƣờng PTDTNT THPT huyện Mƣờng Chà năm học 2014 - 2015 TT Đối tƣợng Tổng số Nữ Dân tộc Trình độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện mường chà, tỉnh điện biên (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)