3.2. Các biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng
3.2.7. Tăng cường, đổi mới việc thanh, kiểm tra, đánh giá việc bảo quản, sử
sử dụng, ứng dụng CNTT ở các nhà trường.
3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp.
- Giám sát, đánh giá việc bảo quản, ứng dụng, sử dụng CNTT trong nhà trường.
- Phát hiện những sai sót, sai lệnh trong các khâu bảo quản, ứng dụng, sử dụng. Chủ động phòng ngừa, phát hiện và kiến nghị xử lý các sai sót đồng thời giúp cho các nhà quản lý, chỉ đạo thu thập thơng tin chính xác, kịp thời để đề ra các giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc, ứng phó mọi tình huống bất thường xẩy ra.
- Điều chỉnh những sai sót, sai lệch trong các khâu bảo quản, ứng dụng, sử dụng.
3.2.7.2. Nội dung, ý nghĩa của biện pháp.
Việc kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quản lý giáo dục. Có thể nói việc kiểm tra, đánh giá việc khai thác sử dụng, ứng dụng CNTT là một phần quyết định của việc ứng dụng CNTT có thành cơng ở trường học hay không.
Việc đánh giá thường ở giai đoạn cuối của từng giai đoạn và sẽ trở thành khởi điểm của giai đoạn tiếp theo với yêu cầu đặt ra cao hơn, chất lượng mới hơn trong suốt cả quá trình giáo dục. Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát có thể đột xuất tại bất kỳ thời điểm nào trong từng giai đoạn.
Việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá là quá trình thu thập, xử lý thông tin nhằm tạo cơ sở cho những quyết định của các cấp quản lý.
Việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Kiểm tra thường xuyên được coi là một trong những biện pháp thúc đẩy quá trình phát triển trong nhà trường.
Việc thanh, kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ và kịp thời, đúng nội dung, đúng đối tượng và khơng làm cản trở hoạt động bình thường của cơng việc.
3.2.7.3. Tổ chức thực hiện.
Hiệu trưởng ra các quyết định giao từng mảng công việc, bảo quản thiết bị cụ thể cho từng đồng chí cán bộ, giáo viên phụ trách.
Hiệu trưởng thành lập các tổ thanh tra, kiểm tra do Hiệu trưởng hoặc ủy quyền cho Phó hiệu trưởng làm tổ trưởng và các đồng chí cán bộ, giáo viên có kinh nghiệm và trình độ chun mơn làm ủy viên.
Việc thanh tra có thể theo hai hình thức: Thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất. Việc thường xuyên thanh tra, giám sát định kỳ hoặc xác suất trong từng công việc cụ thể. Tổ thanh tra có nhiệm vụ thanh tra, giám sát, phát hiện và lập các biên bản đề xuất, kiến nghị phương án giải quyết để Hiệu trưởng thông qua. Việc thanh tra cũng giúp cho Hiệu trưởng trong việc giám sát, đôn đốc các thành viên, nhóm thành viên thực hiện đóng chức trách, nhiệm vụ của mình.
Giao cho các tổ, nhóm chun mơn tăng cường việc dự giờ, thăm lớp nhất là những tiết có sử dụng CNTT trong dạy học. Sau khi dự giờ, thăm lớp phải họp rút kinh nghiệm, nhận xét các ưu điểm, nhược điểm để GV phát huy hoặc điều chỉnh.