Các nguyên tắc trong việc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện mường chà, tỉnh điện biên (Trang 78 - 81)

Việc đề xuất các biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng dạy học THPT, trong điều kiện hiện nay cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp.

Xét theo lý thuyết hệ thống, việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong các nhà trường là một hệ thống trong hệ thống các hoạt động dạy học, nó liên quan đến nhiều yếu tố khác trong mỗi nhà trường như CSVC, trình độ đội ngũ, cơng tác quản lý,…cho nên một biện pháp quản lý không thể cùng lúc tác động tới tất cả các yếu tố trong hệ thống đó mà phải dùng một hệ thống các biện pháp đồng bộ mới có thể tạo nên sức mạnh tổng hợp, đem lại kết quả mong muốn như mục tiêu đề ra. Như vậy, xây dựng các biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học phải đảm bảo đó là một chỉnh thể, đồng bộ từ việc xác định tầm nhìn, mục tiêu, xây dựng kế hoạch cho tới việc hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá và công tác thi đua khen thưởng.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp.

Trong hệ thống các biện pháp đưa ra phải thể hiện được cách giải quyết các vấn đề tồn tại trong việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay. Bên cạnh đó vẫn phải chú ý đến trọng điểm và phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi trường. Việc đề xuất các biện pháp phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép của trường. Biện pháp quản lý đề xuất phải khắc phục được các mặt chưa làm được còn hạn chế hiện nay trong các khâu quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Nguyên tắc đảm bảo tính thực

tiễn yêu cầu người lãnh đạo, tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường không được đặt ý kiến chủ quan của người quản lý, phải tổng kết thực tiễn quản lý và từ thực tiễn quản lý để đề xuất. Sự đổi mới và nhanh nhạy trong tư duy phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình điều hành quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của nhà trường là điều kiện vô cùng quan trọng để đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp.

Vì vậy, địi hỏi người Hiệu trưởng phải tìm ra các biện pháp quản lý phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), môi trường của nhà trường, trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đồng thời mang tính cụ thể, thực tiễn giáo dục đặt ra, làm cho các biện pháp sống được, tồn tại được và có ý nghĩa trong thực tiễn chỉ đạo giáo dục.

3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa của các biện pháp.

Kế thừa chỉ là sự tiếp nối giữa quá khứ (cái đã làm) - hiện tại (đang tiến hành) và tương lai (sự vận động và phát triển của vấn đề quản lý).

Các biện pháp đưa ra cần phải đảm bảo được tính kế thừa nghĩa là biện pháp này là tiền đề, cơ sở của biện pháp kia. Việc kế thừa này có thể hiểu là áp dụng tồn bộ biện pháp cũ nhưng cũng có thể chỉ là những ưu điểm của một vài hoạt động trong các biện pháp đó, tránh phủ định tồn bộ và tạo ra hệ thống mới hoàn tồn nhưng khơng dựa trên thực tiễn, thực trạng biện pháp cũ đã có.

Chẳng hạn: Cách thức kiểm tra, đánh giá phải dựa trên những vấn đề

mà trong q trình tổ chức, chỉ đạo đề ra trước đó. Hoặc việc động viên, khen thưởng phải dựa trên kết quả của cơng tác kiểm tra, thanh tra mà có những hình thức động viên, khen thưởng phù hợp. Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp quản lý yêu cầu nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong chỉ đạo thực tiễn quản lý phải thấy được những điểm mới, biện pháp quản lý mới trên cơ sở nền tảng của biện pháp quản lý cũ đang tiến hành. Sự đề xuất biện pháp phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục để có những biện pháp mới

phù hợp và sát thực tế. Làm được và quán triệt được những điều này trong nguyên tắc kế thừa giúp cho các nhà quản lý có con mắt biện chứng khi nhìn nhận, giải quyết các vấn đề quản lý tránh được tình trạng siêu hình. Bởi vì, trên thực tế, các biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học không được thực hiện một cách tuần tự, mà nó có thể đan xen, thay đổi trật tự … Vì vậy, địi hỏi người Hiệu trưởng phải nắm chắc được ưu điểm, nhược điểm của các biện pháp đã sử dụng trước kia, để từ đó có thể xây dựng các biện pháp quản lý mới nhằm khắc phục các hạn chế đó, giúp đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng CNTT trong nhà trường.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp.

Đảm bảo tính đồng bộ, tính thực tiễn và tính kế thừa là những điều kiện cần thiết nhưng bên cạnh đó phải có tính khả thi nếu khơng tất cả các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học đề xuất đều khơng có giá trị và ý nghĩa trong thực tế quản lý.

Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi: Biện pháp quản lý đề xuất phải sát với thực tiễn giáo dục, quản lý giáo dục, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế tại cơ sở giáo dục ở đây là trường.

Khi đề xuất, xây dựng các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp phù hợp với thực tế, được thực hiện rộng rãi và tiếp tục được hoàn chỉnh để ngày càng hoàn thiện.

u cầu tính khả thi địi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học, trở thành hiện thực và có hiệu quả cao khi thực hiện các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra). Để đạt được điều này, khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo chỉ rõ mục đích, nội dung, các bước tiến hành biện pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện mường chà, tỉnh điện biên (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)