Đào tạo, bồi dưỡng trình độ tin học cơ sở cho CBGV Xây dựng kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện mường chà, tỉnh điện biên (Trang 85 - 88)

3.2. Các biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng

3.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng trình độ tin học cơ sở cho CBGV Xây dựng kế

hoạch tạo nguồn nhân lực về CNTT cho nhà trường.

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp.

- Nâng cao kiến thức kỹ năng về CNTT cho cán bộ giáo viên để họ có thể tổ chức, ứng dụng tốt trong công việc.

- Tạo nguồn nhân lực về CNTT để thực thi các tốt các nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra về các lĩnh vực CNTT cho nhà trường.

- Thực hiện thành công chủ trương của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT về việc triển khai đẩy mạnh CNTT vào trong dạy học và quản lý của các nhà trường.

- Trợ giúp đắc lực cho Hiệu trưởng và nhà trường để nâng cao chất lượng, uy tín và thương hiệu nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung, ý nghĩa của biện pháp.

Điều kiện kinh tế xã hội thay đổi cùng với sự tiến bộ về khoa học công nghệ đã tạo ra môi trường mới cho giáo dục. Môi trường mới vừa tạo điều kiện cho đổi mới phương pháp, vừa bắt ta phải đổi mới phương pháp giáo dục. Ngày nay, kiến thức, kĩ năng về CNTT là một trong những văn hóa thiết yếu, cần thiết cho cuộc sống và công việc. Việc nước ta gia nhập WTO đòi hỏi ngành giáo dục đào tạo ra những con người không chỉ đáp ứng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực mà còn phải đáp ứng nhu cầu về nhân lực trình độ cao của thế giới đang bước vào nền kinh tế tri thức.

Cán bộ, giáo viên là người trực tiếp tạo ra sản phẩm, nếu khơng có giáo viên khơng thể nói đến q trình dạy - học, muốn có q trình dạy học có chất lượng thì khơng thể khơng có đội ngũ cán bộ, giáo viên có chất lượng. Nghĩa là phải có một đội ngũ cán bộ, giáo viên giỏi về chun mơn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm trong cơng việc và phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, nhiệt tình, ham học hỏi, tìm tịi, cải tiến phương pháp, cách làm mới để đạt được hiệu quả công việc cao nhất.

Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về CNTT cho cán bộ, giáo viên (tạo nguồn nhân lực của CNTT) là khâu quan trọng quyết định thành công của chiến lược phát triển và ứng dụng CNTT của nhà trường nói riêng và của ngành GD&ĐT nói chung. Vì vậy phải có kế hoạch, chính sách đào tạo, kế hoạch sử dụng đội ngũ cán bộ, giáo viên một cách hợp lý, có hiệu quả.

Đào tạo và bồi dưỡng tin học cho cán bộ, giáo viên (nguồn nhân lực của CNTT) là khâu quan trọng quyết định việc triển khai thực hiện thành công kế hoạch ứng dụng và đẩy mạnh phát triển CNTT trong dạy học và quản lý các trường nói riêng và trong của ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung. Vì vậy, phải có kế hoạch đào tạo, chính sách đào tạo, chính sách và kế hoạch sử dụng đội ngũ cán bộ CNTT hợp lý, có hiệu quả.

Hình thức bồi dưỡng giáo viên bao gồm: Bồi dưỡng thường xuyên; bồi dưỡng định kì; bồi dưỡng nâng cao.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện.

* Về Đào tạo:

Xây dựng kế hoạch cử cán bộ, giáo viên đi tập huấn về Tin học để thu nhận kiến thức cơ bản và nâng cao trình độ tin học theo chương trình bồi dưỡng Sở GD&ĐT; nhằm mục tiêu khai thác sử dụng một cách có hiệu quả các chương trình ứng dụng phục vụ cơng tác chun môn, nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên trong nhà trường gồm các công việc như tập hợp, xử lý, truyền tin và khai thác thông tin dữ liệu trong hệ thống thông tin chung.

* Về bồi dưỡng:

- Hàng năm, luân phiên tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sử dụng CNTT cho giáo viên trong toàn trường để sử dụng được máy vi tính, ứng dụng vào giảng dạy, công tác. Từ những giáo viên mạng lưới này sẽ tự bồi dưỡng cho những giáo viên khác trong trường về những kiến thức cơ bản của tin học để có khả năng sử dụng tốt máy vi tính trong cơng tác “Học thầy

không tầy học bạn”. Qua kinh nghiệm cho thấy một cách học tập nhanh nhất

qua máy tính.

- Bồi dưỡng kiến thức về tin học cho cán bộ lãnh đạo, nhân viên có đủ trình độ để sử dụng, khai thác tốt các thiết bị CNTT trong quản lý nhà trường. Tin học hố trong cơng tác quản lý nhân sự, sổ điểm, thư viện, trao đổi thông tin trong ngành và với phụ huynh học sinh.

- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy tin học đảm bảo đủ về số lượng, ngày càng được nâng cao về chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chuyên môn và nghiệp vụ.

- Thực hiện việc bồi dưỡng ngắn ngày cho giáo viên các bộ mơn khác có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng dụng các thiết bị và phần mềm nhằm đổi mới nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp, đổi mới kiểm tra đánh giá, vận dụng phương tiện CNTT vào tự học, bồi dưỡng chuyên mơn, nghiệp vụ.

* Các hình thức khác.

Hiệu trưởng cần phải có những cuộc phát động phong trào thi đua học tập, bồi dưỡng, ứng dụng CNTT trong hoạt động của toàn trường đặc biệt trong các kỳ hội giảng, kỷ niệm ngày 20/11, 8/3,... để phát động phong trào sử dụng, ứng dụng, học tập lẫn nhau về kiến thức CNTT. Ngoài ra, Hiệu trưởng có thể giao nhiệm vụ cho từng cá nhân, từng tổ chuyên môn đăng ký báo cáo kinh nghiệm và giảng dạy các tiết học có ứng dụng CNTT.

Hiệu trưởng thành lập ban CNTT trong nhà trường do Hiệu trưởng hoặc uỷ quyền cho một đồng chí Phó Hiệu trưởng co kỹ năng tốt về CNTT làm trưởng ban để theo dõi, giúp đỡ các cán bộ, giáo viên, tích hợp và triển khai các hoạt động về ứng dụng CNTT trong nhà trường, coi tiêu chí ứng dụng CNTT là một tiêu chí thi đua trong nhà trường.

Kết nối mạng Internet, đưa máy tính, mạng máy tính về các tổ, nhóm chun môn để các cán bộ, giáo viên tranh thủ, truy cập lấy thơng tin phục vụ cơng việc của mình.

Thực hiện dạy mơn Tin học chính khố đúng theo phân phối và quy định của Bộ GD&ĐT. Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học để tham

dự các kỳ thi “Chọn học sinh giỏi cấp tỉnh”, “Giải Toán trên Internet”, “Thi

Tiếng anh qua mạng”... Đây cũng là một hình thức nhằm phát huy năng lực

chun mơn, khả năng tự tìm hiểu, học hỏi của đội ngũ giáo viên Tin học của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện mường chà, tỉnh điện biên (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)