Định hướng cho xuất khẩu hàng may mặc của Công Ty Cổ Phần May I-Dệt

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần may i dệt nam định (Trang 75 - 79)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC

3.1 Định hướng cho xuất khẩu hàng may mặc của Công Ty Cổ Phần May I-Dệt

May I-Dệt Nam Định sang thị trường trong thời gian tới

Trong năm 2022 dự báo về các yếu tố về địa chính trị, tình hình dịch bệnh của Việt Nam và trên thế giới mặc dù không quá bùng nổ như năm 2020 nhưng diễn biến ở nước ngồi vẫn rất phức tạp, khó lường, song với những tín hiệu tích cực từ các thị trường đang khai thác đến các thị trường lớn như Mỹ, Liên Minh Châu Âu (EU),… đã mở cửa trở lại. Đặc biệt, Chính phủ đã thay đổi chính sách từ Zero Covid sang vừa thích ứng an tồn, linh hoặt, kiểm sốt hiệu quả dịch Covis-19 vừa phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết 128/NQ-Cp:

-Tăng cường cơng tác phịng chống dịch Covid-19 để ổn định sản xuất.

-Tập trung củng cố, khai thác các lĩnh vực hoạt động xuất khẩu hàng may mặc có hiệu quả cao, cơ cấu lại các lĩnh vực không hiệu quả; Tập trung kết nối các lĩnh vực, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả liên kết chuỗi sản phẩm Sợi-Dệt-Nhuộm tiến tới May Mặc.

-Nghiên cứu phương án tăng năng lực Dệt vải bằng hình thức thuê, đầu tư bổ sung máy móc thiết bị. Nghiên cứu mơ hình quản trị của các đơn vị may mặc tiên tiến để củng cố sản xuất tại các nhà máy may hiện có đồng thời tập trung đầu tư chiều sâu. Các đơn vị dịch vụ tập trung khai thác các lợi thế của từng đơn vị, nghiên cứu bổ sung ngành nghề phù hợp để đầu tư phát triển.

-Kiểm soát chặt chẽ từng khoản chi phí mức tiêu hao, tăng cường công tác tiết kiệm.

-Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, động viên kịp thời cán bộ, cơng nhân tích cực lao động, sản xuất, cơng tác có hiệu quả.

-Đảm bảo cơng tác an ninh, an tồn, phịng chống cháy nổ, phịng chống thiên tai, bão lụt, dịch bệnh cho cơng ty.

-Quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và các chế độ phúc lợi cho người lao động.

Về hoạt động xuất khẩu may mặc công ty trong thời gian tới thì cần đầu tư các thiết bị máy móc, áp dụng cơng nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất.

Tăng cường cơng tác quảng cáo, tiếp thị, quảng bá hình ảnh của Cơng Ty Cổ Phần May I-Dệt Nam Định trên các phương tiện thông tin đại chúng đồng thời nâng

67

cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng được mọi nhu cầu ngày càng cao của cả khách hàng nội địa và nước ngoài.

Mở rộng thêm thị phần mới, tăng cường quan hệ và chăm sóc khách hàng truyền thống của Công Ty Cổ Phần May I-Dệt Nam Định . Tiếp tục làm tốt cơng tác thị trường, duy trì thường xuyên mối quan hệ để làm tốt cơng tác chăm sóc khách hàng sau trước, trong và sau dịch vụ để đảm bảo hoạt động xuất khẩu có hiệu quả.

Duy trì hiệu quả hoạt động xuất khẩu, hạn chế rủi ro, đảm bảo về yêu cầu an toàn lao động, cũng như quan tâm đúng mức về yếu tố bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên,…

Nghiên cứu xây dựng và phát triển các sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm của Cơng Ty Cổ Phần May I-Dệt Nam Định.

Về phát triển nguồn nhân lực: Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cả về mặt chất lượng và số lượng. Ưu tiên tuyển dụng các lao động trực tiếp có tay nghề vững, cán bộ có kinh nghiệm và chun mơn đáp ứng nhu cầu của sản xuất trong điều kiện hội nhập kinh tế. Đồng thời trẻ hóa lực lượng cán bộ trong công ty. Đẩy cao sự quan tâm, chăm lo đến điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên, thực hiện tốt các chính sách, chế độ với người lao động, tạo điều kiện để mọi người hồn thiện tốt cơng tác nhiệm vụ.

3.1.1 Thuận lợi

- Cũng là một thuận lợi đối với Cơng ty cổ phần May I-Dệt Nam định nói riêng và các Doanh nghiệp ngành Dệt may khác nói chung đó là khi Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP (Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019). Đây là cơ hội để Công ty chuyên về hàng dệt may như Natexco 1 tăng trưởng khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên Hiệp định CPTPP vì sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi. Với thị trường Ca-na-đa, toàn bộ mặt hàng dệt may xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sẽ được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 năm. 42,9% kim ngạch xuất khẩu vào Ca-na-đa có thuế 0% năm đầu tiên và 57,1% kim ngạch có thuế 0% vào năm thứ 4. Trong khi đó, Nhật Bản sẽ xóa bỏ 98,8% dịng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương với 97,2% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Nhật Bản. Đối với một số thị trường mà Việt Nam chưa có FTA như Pê-ru và Mê-hi-cơ, thuế nhập khẩu của hàng dệt may được xóa bỏ hồn tồn vào năm thứ 16.

- Theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19/10/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ: Giảm

68

30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 đối với trường hợp doanh nghiệp có doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019.

- Chất lượng hàng gia công của cơng ty ln đảm bảo cao khi đã có hơn 20 năm

hợp tác với Habitex và nhiều nhãn hàng lớn khác điều này xác định được uy tín của Cơng ty, cùng với thời hạn giao hàng được đảm bảo.

- Đơn hàng từ các đối tác cũ gần như là liên tục.

- Công ty khơng gặp trở ngại hay tranh chấp gì trong việc ký hợp đồng xuất khẩu. - Quá trình giao hàng diễn ra một cách thuận lợi.

- Q trình thanh tốn khi tích hợp các cổng thanh tốn, ví điện tử trên toàn quốc

như Paypal dành cho doanh nghiệp giúp việc thanh toán quốc tế trở nên thuận lợi hơn, khơng tốn thời gian vì việc tiền từ bên nước ngồi gửi chậm đến.

- Tích hợp các tính năng cơ bản bán hàng trực tuyến.

3.1.2 Khó khăn

- Bởi vì cơng ty vẫn làm việc với khách hàng quen cho nên rủi ro là vẫn ln có

khi khơng tổ chức tìm kiếm thêm lượng khách hàng mới.

- Do công ty sử dụng phần mềm điện tử để khai báo hải quan cho nên khơng thế

tránh được việc xảy ra sai sót trong q trình nhập dữ liệu do bản thân của người nhập hoặc cũng có thể do lỗi của phần mềm.

- Đối mặt với xu thế giảm giá ngặt nghèo, chịu áp lực về nguyên liệu đầu vào.

Nguyên nhân giá sợi tăng cao là do mùa vụ bông vừa qua của thế giới cho sản lượng thu hoạch thấp, tồn kho bơng tồn thế giới cũng giảm. Các ngun liệu như vải và các nguyên phụ liệu trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và chủng loại đa dạng của khách hàng

- Quản trị dịch bệnh: Cho dù tình hình khơng bị đóng băng như năm 2020, nhưng

cá biệt ở từng đơn vị, nếu xảy ra dịch bệnh trong nhà máy, buộc phải đóng cửa gây ảnh hưởng đến tốc độ hồn thành hàng và xuất khẩu đúng hạn.

- Gánh nặng Logistic: Việc thu phí hạ tầng tại tại cảng Hải Phịng mới đây cũng

đã quy định thu phí từ 1/7/2021, đang gây áp lực rất lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu dệt may mặc dù đã có giảm giá so với giá năm 2017 ( container 20 feet là 250.000 đồng; container 40 feet là 500.000 đồng). Có thể thấy, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu còn đang loay hoay để giữ vững đơn hàng và thị trường thì gánh nặng về cước vận tải biển. Bên cạnh đó, việc tăng giá cước thuê tàu cũng gây hiệu ứng làm tăng các khoản phí, phụ phí thu

69

tại cảng như phí xếp dỡ (THC), phí mất cân bằng container (CIC), phụ phí mùa cao điểm,... và các khoản phí này phía cơng ty phải chịu.

- Chặng đi các cảng châu Âu như: Rotterdam (Hà Lan), Hamburger (Đức), đầu năm 2021 chỉ khoảng 4.000 - 5.000 USD/container 40 feet, nhưng đến tháng 7/2021 tăng đến 13.000 - 13.500 USD/container, hiện đã chạm ngưỡng 15.000 - 16.000 USD/container. Áp lực giá xăng dầu làm cho chi phí vận tải đường biển đang neo ở mức cao khiến nhiều DN xuất nhập khẩu gặp khó khăn, chưa kể tình trạng kẹt cảng, đặc biệt là ở Mỹ, vẫn cịn. Theo thơng báo mới nhất của Hãng tàu ONE, từ tháng 3- 2022 giá cước đi châu Âu (đang vào khoảng 7.300 USD cho mỗi container 20 feet) sẽ tăng thêm từ 800 - 1.000 USD.

3.1.3 Cơ hội

Thời gian qua hệ thống luật và văn bản dưới luật đang trong quá trình hồn thiện theo hướng tích cực và thuận lợi, giúp cho doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn và lành mạnh trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể kể đến một số thay đổi đáng kể như sự ra đời của Luật doanh nghiệp 2020, Luật chứng khoán 2019 hay việc cắt giảm thuế xuất thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống còn 22% và 20%. Những thay đổi này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của công ty.

Ngành dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các hiệp định thương mại tự do vừa được ký kết, đặc biệt là tiềm năng mở rộng xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới. Trong đó Hiệp định Đối tác Kinh tế Tồn diện Khu vực (RCEP) vừa được kí kết hồi giữa tháng 11/2020 được kỳ vọng tạo ra động lực, cơ hội cho dệt may Việt Nam và thay thế một số thị trường mà đại dịch Covid-19 vẫn chưa kiểm soát được và đang ảnh hưởng lớn đến thị trường của dệt may Việt Nam như châu Âu.

3.1.4 Thách thức

Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nên hệ thống pháp lý cũng đang dần hồn thiện, chính sách thay đổi linh hoạt để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Vì vậy các văn bản pháp luật không tránh khỏi những bất cập và chồng chéo, gây nên khơng ít khó khăn cho doanh nghiệp. Cơng ty sau khi cổ phần hóa sẽ hoạt động đến Luật doanh nghiệp và chịu sự điều tiết của các văn bản pháp luật liên quan, do vậy những thay đổi về môi trường pháp luật sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của cơng ty.

Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngành may ngày càng khốc liệt. Đặc biệt trong tương quan với tỷ lệ đầu tư công thấp so với giai đoạn trước, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh, đấu thầu về giá để có được hợp đồng. Do vậy doanh nghiệp phải ln tìm cách nâng

70

cao năng lực công nghệ và kỹ thuật để tăng tính cạnh tranh giảm thiểu rủi ro có thể ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng, số lượng hợp đồng, cũng như doanh thu và lợi nhuận kỳ vọng.

Cơng ty có tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn tương đối thấp, do đó chi phí lãi vay trở thành yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty. Khi lập kế hoạch kinh doanh và dự án đầu tư, lãi suất tiền vay đã được dự tính, tuy nhiên vẫn cịn rất nhiều nhân tố nằm ngồi tầm kiểm sốt của doanh nghiệp tác động đến lãi xuất tiền vay. Do đó, những dự kiến trong kế hoạch kinh doanh và đầu tư có thể chịu tác động xấu từ rủi ro chi phí vốn vay.

Đại dịch Covid-19 kéo dài, có nhiều diễn biến phức tạp, khó đốn định trên quy mơ tồn cầu đang là nguy cơ lớn nhất; căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, dẫn tới gia tăng bảo hộ thương mại và các rủi ro tài chính có thể trầm trọng thêm bởi đại dịch kéo dài, nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc bị chững lại, việc đứt gãy các chuỗi cung ứng sẽ làm cản trở hoạt động xuất nhập khẩu của công ty.

Ngành phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh rất mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan không chỉ trên thị trường quốc tế mà còn trong thị trường nội địa. Các đối thủ này không chỉ mạnh về nhiều mặt như: tiềm lực về các nguồn lực, con người, vật chất, thơng tin mà cịn có kinh nghiệm và hệ thống phân phối rất mạnh, kể cả việc bán lẻ cũng chuyên nghiệp hơn các doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần may i dệt nam định (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)