Nguyên nhân những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị các họat động dạy học môn tin học và công nghệ tại trường tiểu học bình định, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 67 - 71)

- Nguyên nhân khách quan

Nguồn ngân sách chi cho giáo dục cịn hạn chế, việc huy động nguồn đóng góp từ phụ huynh học sinh, từ các cơ quan đồn thể cịn gặp nhiều khó khăn CSVC – PTDH còn bất cập so với yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Nguyên nhân chủ quan

Đội ngũ GV đủ về số lượng, trình độ đạt chuẩn, song về thực chất, năng lực chuyên môn cần phải quan tâm vì nhiều lúc cịn ngại đổi mới PPDH tích cực hay sử dụng PTDH chưa mang lại hiệu quả cao.

Đội ngũ cán bộ quản trị đều trưởng trành và đi lên từ giáo viên đứng lớp, đa số mới qua bồi dưỡng sơ cấp về nghiệp vụ nên gặp nhiều khó khăn trong cơng việc nắm bắt hệ thống lý luận quản trị để thực hiện vận dụng vào thực tiễn, do đó việc làm thường dựa vào kinh nghiệm, dựa vào suy diễn chủ quan của cá nhân.

Về quản trị hoạt động của học sinh: việc quản trị nền nếp, động cơ, thái độ học tập của học sinh chưa hiệu quả. Đặc biệt, trường Tiểu học Bình Định vẫn cịn nhiều tồn tại lớn trong việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh, việc kiểm tra đánh giá học sinh cịn mang tính hình thức, chạy theo thành tích.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua khảo sát, phân tích số liệu và đánh giá thực trạng hoạt động dạy học Mơn Tin học tại trường Tiểu học Bình Định, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh tôi đã làm rõ những yêu nhược điểm sau:

Về công tác quản trị hoạt động dạy học môn Tin học:

Nhà trường đã chú trọng việc xây dựng những quy định cụ thể về lập kế học dạy mơn Tin học, giáo viên ln có ý thức học tập và cập nhật phương pháp dạy học tích cực, cơng tác bồi dưỡng cho giáo viên dạy môn Tin học thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn của Sở, Phịng Giáo Dục…, tuy nhiên cơng tác quản trị hoạt động dạy học mộ Tin học vẫn còn những hạn chế nhất định như: giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa sát thực, cơng tác quản trị cịn nặng về tính hình thức, cơng tác thanh kiểm tra hoạt động sư phạm chưa thường xuyên…

Quản trị hoạt động học tập của học sinh, nhìn chung việc quản trị tốt nền nếp, thái độ học tập của học sinh. Học sinh chưa thực sự tích cực chủ động trong học tập, tìm kiếm khám phá kiến thức mới và quản trị việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa hiệu quả.

Quản trị thực hiện tốt việc thực hiện phân công đội ngũ các sự lớp là những em có năng lực phẩm chất tốt, có thành tích học tập cao, nhiệt tình, có năng lực điều hành quản trị các hoạt động thực hiện nền nếp của lớp.

Quản trị cơ sở vật chất và phương pháp dạy học môn Tin học về cơ bản cơ sở vật chất và phương tiện dạy học đã đáp ứng được nhu cầu dạy và học môn Tin học, tuy nhiên CSVC cũng như phương tiện dạy học môn Tin học chưa đồng bộ, việc bảo quản chưa tốt dẫn đến tình trạng hư hỏng… ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, nền nếp dạy và học được củng cố. Tuy nhiên, bên cạnh đó cịn tồn tại như: việc thực hiện kế hoạch DH chưa được đánh giá đúng mức; chất lượng GD trong nhà trường, các bộ môn chưa đồng đều, chưa thực sự phát huy được tính tích cực của HS, chưa thực sự phát triển

phẩm chất và năng lực của HS; công tác bồi dưỡng GV chưa thực sự có hiệu quả,… để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng mới.

Từ cơ sở lý luận và thực trạng trên, tôi đề xuất một số biện pháp quản trị hoạt động dạy học môn Tin học và Cơng nghệ tại trường Tiểu học Bình Định, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh nhằm giúp Hiệu trưởng quản lý tốt hoạt động dạy học của mình, qua đó nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung và mơn Tin học và Cơng nghệ nói riêng.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI TRƢỜNG TIỂU HỌC BÌNH ĐỊNH, HUYỆN LƢƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH THEO CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

PHỔ THƠNG MỚI

Xu thế phát triển hiện nay, GD-ĐT và Khoa học công nghệ được Đảng ta xác định là quốc sách hàng đầu, từ đó đặt ra yêu cầu cao hơn, cụ thể hơn đối với ngành GD trong giai đoạn tới.

Trong các nghị quyết Đại hội của Đảng, Nghị quyết 40 của Quốc hội tại kỳ họp thứ tám khóa X, Chiến lược phát GD 2011-2020 của Chính phủ, Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện GD và ĐT, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại há trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định vị trí, tầm quan trọng của GD Việt Nam nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng trong xu thế phát triển hiện nay, đồng thời xác định hướng đi cho giáo dục Tiểu học trong những năm tới. Đây là cơ hội và là những thách thức lớn đặt ra cho giáo dục nước nhà.

Quán triệt nghị quyết của Đảng và các văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục, Đảng bộ, UBND huyện Lương Tài đã căn cứ vào thực tế của địa phương để đưa ra những định hướng phát triển giáo dục trên địa bàn huyện. Trên tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập hóa, hội nhập quốc tế và theo yêu cầu của huyện Lương Tài tiếp tục xây dựng giáo dục Tiểu học huyện Lương Tài Tiên tiến – Hiện đại – Hội nhập.

Đảm bảo các điều kiện và phát triển thực hiện chương trình tích hợp, tăng cường dạy Tiếng Anh có yếu tố người nước ngồi, các phần mềm hỗ trợ … dạy Tin học và Công nghệ theo chuẩn quốc tế.

Đẩy mạnh giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, tổ chức các câu lạc bộ TDTT, văn nghệ, Tin học và công nghệ…

Các định hướng chỉ đạo của Sở GD-ĐT về giáo dục Tiểu học hiện nay đang đi sâu vào đổi mới quản trị hoạt động dạy học và hoạt động dạy học Tiểu học lấy học sinh làm trung tâm, phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

Muốn đạt được mục tiêu chương trình giáo dục phổ thơng mới cho cấp Tiểu học, ngoài những đầu tư mọi nguồn lực, công tác quản trị hoạt động dạy học trong nhà trường của cán bộ quản trị cấp phòng và cấp trường cần được chú trọng như một khâu đột phá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị các họat động dạy học môn tin học và công nghệ tại trường tiểu học bình định, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)