Tăng cường quản trị hoạt động dạy của giáo viên môn Tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị các họat động dạy học môn tin học và công nghệ tại trường tiểu học bình định, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 78 - 81)

3.2. Các biện pháp quản trị các hoạt động dạy học môn Tin học và

3.2.4. Tăng cường quản trị hoạt động dạy của giáo viên môn Tin

Cơng nghệ theo chương trình giáo dục phổ thơng mới

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Quản trị dạy là quá trình quản trị một quá trình chủ đạo của người thầy trong quá trình dạy học, thầy là người khơi dậy niềm đam mê, khám phá, sáng tạo của học sinh, vì vậy cần địi hỏi người quản trị phải hiểu hết nội dung, yêu cầu quả trị để đưa ra những quyết định đúng đắn, chính xác đồng thời cũng

đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt để đưa hoạt động của nhà giáo vào kỷ cương, nền nếp, nhưng vẫn phát huy được khả năng sáng tạo của giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình Từ đó nâng cao chất lượng dạy đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

- Quản trị phân công giảng dạy cho giáo viên

Việc phân cơng lịch giảng dạy và thời khóa biểu của học sinh là cơng tác quan trọng nhất, là cơ sở để vận hành toàn bộ quy trình đào tạo trong nhà trường.

- Quản trị việc thực hiện nội dung chương trình Tin học và Cơng nghệ Quản trị nội dung chương trình Tin học Tiểu học là khâu có tính chất tiền đề, định hướng cho tồn bộ q trình dạy của giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu dạy học bộ môn, đây cũng là cơ sở cho việc quản trị hoạt động giảng dạy của giáo viên.

- Quản trị việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên - Quản trị việc lên lớp của giáo viên

- Quản trị hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

- Phân công giảng dạy cho giáo viên

Việc phân công lịch giảng dạy cho giáo viên yêu cầu đúng trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, đúng khả năng của họ để đảm bảo kết quả dạy học tốt nhất.

Yêu cầu giáo viên nghiêm túc thực hiện đúng phân công giảng dạy. - Việc quản trị việc thực hiện nội dung chưng trình Tin học và Cơng nghệ Phó hiệu trưởng là người xây dựng những quy định cụ thể về việc lập kế hoạch giảng dạy bộ môn của cá nhân.

Tổ chuyên môn, Ban giám hiệu kiểm tra và duyệt kế hoạch

Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch giảng dạy.

Quản trị nền nếp lên lớp của giáo viên và học sinh Sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá xếp loại giáo viên - Quản lý việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên

Ban giám hiệu nhà trường phải quy định cụ thể việc soạn bài và chuẩn bị giờ dạy của giáo viên

Kiểm tra giáo án thường xuyên hằng tuần, phân công tổ trưởng chuyên môn ký duyệt.

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, chú ý việc đổi mới PPDH và tăng cường sử dụng các PTDH Tin học và Cơng nghệ có hiệu quả.

Tổ chức soạn giáo án mẫu các tiết dạy hay, khó và theo đặc trưng của mơn Tin học và Công nghệ.

Sử dụng kết quả kiểm tra việc chuẩn bị lên lớp để đánh giá xếp loại giáo viên.

- Quản trị việc lên lớp của giáo viên

Giáo viên là người chịu trách nhiệm về chất lượng của giờ lên lớp. Muốn quản trị giờ lên lớp tốt cần phổ biến, triển khai tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy của BGD&ĐT đồng thời động viên giáo viên sáng tạo trong quá trình truyền đạt kiến thức thu hút sự say mê tìm tịi của học sinh.

Kiểm tra quản trị giờ lên lớp của giáo viên thông qua ý kiến đánh giá của đồng nghiệp, qua những giờ dự và thông qua ý kiến đánh giá của đồng nghiệp, qua những giờ dự và thông qua kết quả kiểm tra chuyên đề chung cuối kỳ, cuối năm….

Kiểm tra đột xuất, dự giờ có báo trước và không báo trước với giáo viên Tin học. Dự giờ thao giảng, ít nhất mỗi giáo viên trong năm phải thao giảng cho tổ dự. Ngồi ra cịn phải có kế hoạch dự giờ đồng nghiệp.

- Quản trị hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Ban giám hiệu triển khai và quán triệt đến giáo viên và học sinh quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Có kế hoạch quản trị chặt chẽ điểm, kết quả học tập của học sinh đặc biệt là trang bị sử dụng các phần mềm quản trị nhằm đảm bảo tính chính xác và khoa học.

Thường xuyên kiểm tra việc thực thi quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với giáo viên để kịp thời chấn chỉnh những hạn chế nhất là về chế độ kiểm tra thường kỳ và cho điểm, đồng thời xử lý nghiêm túc những trường hợp vi phạm.

Đánh giá xếp loại kết quả học tập của học sinh hàng tháng, học kỳ nhằm kịp thời đề ra những giải pháp hiệu quả hơn cho quản trị hoạt động giảng dạy của giáo viên.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Cán bộ quản trị nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động dạy của giáo viên đạt được hiệu quả cao nhất, từ đó thu hút sự quan tâm, hứng thú, tự sáng tạo của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị các họat động dạy học môn tin học và công nghệ tại trường tiểu học bình định, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)