Khảo nghiệm các mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị các họat động dạy học môn tin học và công nghệ tại trường tiểu học bình định, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 90 - 109)

đề xuất

Mục tiêu: kiểm định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

Với các biện pháp đưa ra trong đề tài đã được khảo sát bằng phương pháp chuyên gia. Số lượng được hỏi là 59 đồng chí (gồm 2 chuyên viên phòng giáo dục, cán bộ quản lý là 36 và tổ trưởng bộ môn, giáo viên Tin học là 21)

Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp thể hiện qua bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất

TT Nội dung biện pháp

Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL %

1 Nâng cao nhận thực cho các lực lượng giáo dục về vai trị và vị trí mơn Tin học và Công nghệ

48 81,4 11 18,6 0 0

2 Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên Tin học và Công nghệ

39 66,1 20 33,9 0 0

3 Quản trị phương pháp dạy Tin học và Công nghệ một cách khoa học, sang tạo, phù hợp với học sinh Tiểu học

50 84,7 8 13,6 1 1,7

4 Quản trị tăng cường hoạt động dạy

của giáo viên 42 71,2 15 25,4 2 3,4

5 Tăng cường quản trị hoạt động của

TT Nội dung biện pháp Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL %

6 Quản trị dổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của hoạc sinh môn Tin học và Công nghệ

43 72,9 13 22 3 5,1

7 Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy

học có hiệu quả 42 71 17 29 0 0

Qua kết quả khảo sát đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất được thể hiện ở bảng 3.1 cho thấy: các biện pháp đề xuất đều được đánh giá cao. Trong các biện pháp đề xuất thì các biện pháp 1, 2, 6 được đánh giá mức độ rất cần thiết và cần thiết cao nhất. biện pháp 4,5 được đánh giá mức độ cần thiết thấp nhất.

Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp thể hiện qua bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Các biện pháp

Tính khả thi

Rất khả

thi Khả thi khả thi Không

SL % SL % SL %

1 Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trị và vị trí mơn Tin học và Công nghệ

48 81,4 9 15,3 2 3,3

2 Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho đọi ngũ giáo viên Tin học và Công nghệ

TT Các biện pháp

Tính khả thi

Rất khả

thi Khả thi khả thi Không

SL % SL % SL %

3 Quản trị phương pháp dạy học môn Tin học và Công nghệ một cách khoa học, sáng tạo, phù hợp với học sinh Tiểu học

42 71,2 13 22 4 6,8

4 Tăng cường quản trị hoạt động dạy của

giáo viên 50 84,7 6 10,2 3 5,1

5 Tăng cường quản trị hoạt động học của

học sinh 50 84,7 6 10,2 3 5,1

6 Quản trị đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh môn Tin học và Công nghệ

48 81,4 9 15,3 2 3,3

7 Quản trị hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị

dạy học 47 79,7 9 15,3 3 5

Thông qua ý kiến đánh giá ở bảng 3.2 cũng cho mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất tương đối cao.

Trong 7 biện pháp đề xuất các biện pháp 1,2,6 được đánh giá ở mức độ khả thi cao nhất và biện pháp có tỷ lệ thấp nhất là biện pháp 3

Tiểu kết chƣơng 3

Từ những cơ sở lý luận ở chương 1 và những phân tích đánh giá hoạt động dạy và học môn Tin học và Công nghệ tại trường Tiểu học Bình Định, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh ở chương 2, tôi đã đề xuất các biện pháp quản trị hoạt động dạy học môn Tin học và Công nghệ ở tại trường trên cơ sở các nguyên tắc, đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ, tính thực tiễn và tính khả thi.

Các biện pháp cụ thể quản trị dạy học môn Tin học và Công nghệ được đề xuất cụ thể như sau:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho lực lượng giáo dục về vai trị và vị trí mơn Tin học và Công nghệ

- Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học và Công nghệ.

- Biện pháp 3: Quản trị phương pháp dạy Tin học Và Công nghệ một cách khoa học, sang tạo, phù hợp với học sinh Tiểu học.

- Biện pháp 4: Tăng cường quản trị hoạt động dạy học của giáo viên

- Biện pháp 5: Tăng cường quản trị học của học sinh.

- Biện pháp 6: Quản trị hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học của giáo viên và kết quả học tập của học sinh môn Tin học và Công nghệ.

- Biện pháp 7: Quản trị hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Trong chương 3 tơi đã trình bày kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp ở ba mức độ đó là: rất cần thiết, cần thiết, khơng cần thiết kết quả khảo nghiệm tính khả thi thong qua phiếu hỏi các cán bộ quản lý, chuyên viên phòng giáo dục, tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên dạy môn Tin học và Công nghệ ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Lương Tài. Kết quả về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đánh giá cao thể hiện qua bảng 3.1 và bảng 3.2

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Trong quản trị nhà trường, quản trị hoạt động dạy học là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong công tác quản trị của người Hiệu trưởng và cán bộ quản trị. Để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đòi hỏi Hiệu trưởng và cán bộ quản trị nhà trường phải xác định được vai trị, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của mình, hướng nhiệm vụ trọng tâm vào việc quản trị dạy và học.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở cụ thể hóa các nội dung trong định hướng chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố: quá trình quản trị nhà trường, biện pháp quản trị và cách thức sử dụng các biện pháp quản trị nhà trường, biện pháp quản trị hoạt động dạy học của Hiệu trưởng, vai trò của Hiệu trưởng và cán bộ quản trị, tính tất yếu trong việc nâng cao kết quả học tập toàn diện của học sinh thông qua các biện pháp quản trị hoạt động dạy học môn Tin học và Cơng nghệ tại trường Tiểu học Bình Định, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

Trên cơ sở lý luận quản trị và kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá cơng tác quản trị hoạt động dạy học môn Tin học và Công nghệ tại trường Tiểu học Bình Định kế thừa và phát huy những ưu điểm đã có và hạn chế còn tồn tại trong bối cảnh hiện nay, luận văn đã đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học môn Tin học và Công nghệ cho nhà trường bao gồm:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trị vị trí mơn Tin học và Công nghệ

- Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên Tin học và Công nghệ.

- Biện pháp 3: Quản trị phương pháp dạy Tin học và công nghệ một cách khoa học, sáng tạo, phù hợp với học sinh Tiểu học.

- Biện Pháp 4: Tăng cường quản trị hoạt động của giáo viên

- Biện pháp 5: Tăng cường quản trị hoạt động học của học sinh

- Biện pháp 6: Quản trị đổi mới các hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh môn Tin học và Công nghệ.

- Biện pháp 7: Quản trị hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Các biện pháp quản trị hoạt động dạy học môn Tin học và Công nghệ được nêu trên, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống có tác động bổ sung cho nhau trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Do đó vận dụng các biện pháp ấy như thế nào để đạt được hiệu quả cao lại phụ thuộc nhiều vào khả năng, bản lĩnh, sự nhạy bén của người Hiệu trưởng. Nhằm phát huy nội lực và khơi dậy sự say mê nghề nghiệp trong đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên tin học và Cơng nghệ nói riêng, sự tận tình phục vụ của lực lượng cán bộ nhân viên, sự ham muốn của học sinh và sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội đối với nhà trường thì chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao, thực hiện tốt mục tiêu quản trị trường học và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học theo kế hoạch đã đề ra.

Các biện pháp quản trị hoạt động dạy học môn Tin học và Cơng nghệ tại trường Tiểu học Bình Định, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, mà đề tài đã đề xuất bước đầu đã được khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi.

Với những kết quả khả quan. Luận văn đã hoàn thành các yêu cầu đặt ra. 2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Với Bộ giáo dục và Đào tạo

- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản trị trong nhà trường nhằm nần cao trình độ năng lực, phẩm chất cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường Tiểu học, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục hiện nay.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đồng bộ cho các trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Bình Định nói riêng, có chế độ ưu tiên, ưu đãi thỏa đáng cho giáo dục theo tinh thần nghị quyết của Đảng “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”

- Tăng cường các công tác thanh, kiểm tra của ngành đối với các nhà trường. Quan tâm tới công tác nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu khoa học cho nền giáo dục Việt Nam phù hợp với xu thế thời đại

2.2. Đối với Sở GD&ĐT Bắc Ninh

- Tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới công tác quản trị dạy học môn Tin học và Công nghệ các trường Tiểu học huyện Lương Tài.

- Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá các hoạt động của giáo viên, các hoạt động của học sinh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng mới.

- Hỗ trợ bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy học môn Tin học và Công nghệ hiện đại cho ác trường Tiểu học.

2.3. Với Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện Lƣơng Tài

Dành sự ưu tiên cho việc đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, đầu tư có trọng điểm, tạo điều kiện giúp đỡ, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại cho các nhà trường nói chung và trường Tiểu học Bình Định nói riêng

2.4. Với Phịng GD&ĐT huyện Lƣơng Tài

- Về công tác chuyên môn

Cần xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác chuyên môn một cách cụ thể, giúp Hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Định có kế hoạch chỉ đạo và thực hiện hiệu quả.

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy và học tại trường kịp thời uốn nắn những sai sót. Xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ quản trị cho hiệu trưởng, tổ chức tham quan, giao lưu học tập trao đổi kinh nghiệm quản trị giữa các hiệu trưởng.

- Về công tác tổ chức cán bộ

Cần có cơ chế cho Hiệu trưởng nhà trường chủ động việc tuyển chọn giáo viên có năng lực.

Có chương trình, kế hoạch bồi dưỡng cụ thể năng lực quản trị, trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ quản trị. Có sự phân cơng hợp lý nhiệm vụ đối với những giáo viên khi được đào tạo ở trình độ cao hơn.

- Về tác thi đua khen thưởng

Hàng năm tổ chức các kỳ thi giáo viên dạy giỏi, khảo sát học sinh nhằm phát hiện ra những nhân tố để đào tạo mũi nhọn, động viên khuyến khích kịp thời tập thể giáo viên và học sinh.

Cần qua tâm chế độ khen thưởng thỏa đáng với những giáo viên dạy môn Tin học và Cơng nghệ có thành tích xuất sắc trong cơng tác giáo dục, đặc biệt là những giáo viên có nhiều đóng góp và đạt thành tích cao trong bồi dưỡng học sinh giỏi.

2.4. Đối với Hiệu trƣởng và cán bộ quản trị trƣờng Tiểu học Bình Định, huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh

Thường xuyên tham mưu, đề xuất với các cấp ủy Đảng chính, quyền Sở GD&ĐT, với hội cha mẹ học sinh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục học sinh.

Quản trị nhà trường một cách toàn diện, vận dụng biện pháp quản trị hoạt động dạy học linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường.

Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên được tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên, xây dựng phòng học tốt cho bộ môn Tin học và Công nghệ.

Thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các chức năng quản trị, quy chế giáo dục đào tạo, coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, tích cực ứng dụng các tri thức về khoa học quản trị, nhất là khoa học quản trị giáo dục và kiểm chứng lý luận trong thực tiễn quản lý của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết 29- Hội nghị Trung ương 8 khóa

XI của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Đặng Quốc Bảo (2011), Nguyễn Thành Vinh, Quản lý nhà trường, Nxb

giáo dục Việt Nam.

3. Tạ Thị Thanh Bình, Bộ môn tin học ứng dụng - Khoa công nghệ thông tin, Bài Phương pháp giảng dạy Tin học.

4. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Công văn 12966/BGD&ĐT- CNTT ngày 10/12/2007 của Bộ GD&ĐT về việc triển khai một số hoạt động về CNTT.

5. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Điều lệ trường Tiểu học Ban hành kèm theo quyết định số 51/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo.

6. Bộ giáo dục và đào tạo (2011), Công văn số 4960/BGD&ĐT – CNTT ngày 27/7/2011 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2011- 2012.

7. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1998), Bài giảng những vấn đề

lý luận quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, Trường CBQL, Hà Nội.

8. Nguyễn Đức Chính (2009), Kiểm định chất lượng giáo dục, bài giảng cho học viên cao học quản lý giáo dục.

9. Đảng CSVN (2011), Văn kiện đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Dũng (2011), Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường THCS thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên.

11. HaroldKnoontz-Cyril Odonnell- HeinzWeirich (1998), Những vấn đề cốt

12. Quản trị trường học, “Cơ sở lý luận, thực trạng đào tạo ở Việt Nam và thế giới”, Tạp trí giáo dục, (424).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị các họat động dạy học môn tin học và công nghệ tại trường tiểu học bình định, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 90 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)