Tăng cường quản trị hoạt động của học sinh theo chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị các họat động dạy học môn tin học và công nghệ tại trường tiểu học bình định, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 81 - 87)

3.2. Các biện pháp quản trị các hoạt động dạy học môn Tin học và

3.2.5. Tăng cường quản trị hoạt động của học sinh theo chương

dục phổ thơng mới

3.2.5.1. Mục đích

Quản trị hoạt động học tập của học sinh có vai trị quan trọng trong hoạt động quản trị giáo dục. Nếu quản trị tốt hoạt động học tập của học sinh sẽ tạo được ý thức tự giác, sáng tạo trong học tập, rèn luyện tu dưỡng, xác định được động cơ và thái độ học tập đúng đắn, từ đó góp phần vào nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường nói riêng và thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra nói chung.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

- Quản trị nền nếp, động cơ, thái độ học tập của học sinh - Quản trị việc giáo dục phương pháp học tập cho học sinh - Quản trị các hạt động học tập, vui chơi giải trí

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

- Quản trị nền nếp, động cơ, thái độ học tập của học sinh

Nền nếp, học tập của học sinh được quy định cụ thể về, hành vi ứng xử của người học sinh nhằm làm cho hoạt động học tập diễn ra có hiệu quả. Nền nếp, thái độ học tập của học sinh sẽ quyết định nhiều đến hiệu quả học tập, vì vậy người quản trị và giáo viên cần xây dựng được những nền nếp học tập sau đây:

+ Xây dựng cho học sinh động cơ, thái độ học tập đúng đắn, chuyên cần, chăm chỉ, có nền nếp học bài và làm bài đầy đủ. Người giáo viên phải là người định hướng giúp học sinh hướng tới những ước mơ, hồi bão, sống có lý tưởng, từ đó các em sẽ xác định cho mình động cơ, thái độ học tập đúng mực.

+ Có ý thức sử dụng, bảo quản và chuẩn bị đồ dùng học tập.

+ Giúp học sinh có, nền nếp trong hoạt động ở nhà trường cũng như những nơi sinh hoạt văn hóa khác .

+ Có ý thức tự phấn đấu, tu dưỡng đạo đức, tự rèn luyện để hồn thiện mình. + Xây dựng được quy chế khen thưởng, kỷ luật, kỷ cương, nền nếp, chấp hành nội quy học tập cho học sinh.

- Quản trị việc giáo dục phương pháp học tập cho học sinh

Phương pháp học tập quyết định chất lượng học tập của người học, vì vậy việc quản trị phương pháp học tập cho học sinh cần phải đạt được những yêu cầu sau:

+ Học sinh phải nắm được phương pháp, kỹ năng chung của hoạt động học tập, kỹ năng học tập phù hợp với từng bộ mơn.

+ Giúp học sinh có phương pháp học tập ở lớp. + Giúp học sinh có phương pháp học tập ở nhà. - Quản trị các hoạt động vui chơi giải trí.

Đây là yêu cầu quan trọng đối với người cán bộ trong việc quản trị các hoạt động học tập của học sinh. Các hoạt động học tập vui chơi giải trí phải phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý, sức khỏe của học sinh. Điều này đòi

hỏi người quản trị phải có sự cân nhắc, tính tốn, cân đối giữa các hoạt động trong từng tháng, từng học kỳ, năm học đảm bảo sự hứng thú cho học sinh, tránh tình trạng lơi kéo học sinh vào những hoạt động, phong trào đề ra một cách tùy tiện, không mang tính giáo dục gây ảnh hưởng đến việc học tập, rèn luyện của học sinh, gây xáo trộn chương trình và kế hoạch hoạt động của nhà trường.

- Quản trị việc phân tích đánh giá kết quả học tập của học sinh

Đánh giá, phân tích kết quả học tập của học sinh là yêu cầu cần thiết trong quản trị của người hiệu trưởng. kết quả của học sinh phải được cập nhật, các bài kiểm tra của học sinh phải được trả đúng thời gian quy định, mỗi bài kiểm tra phải được chấm chữa tỉ mỉ trước khi công bố điểm giáo viên phải xem xét lại kỹ lưỡng, có lời nhận xét, phát hiện các lỗi khi học sinh mắc phải, chữa tại lớp để học sinh rút kinh nghiệm, biểu dương những bài làm có kết quả tốt.

Căn cứ vào sổ theo dõi chất lượng, công tác dự giờ thăm lớp, Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chun mơn phân tích đánh giá kết quả học tập của học sinh thường xuyên hàng tuần, hàng tháng từ đó có sự so sánh để thấy được sự chuyển biến của chất lượng giáo dục trong nhà trường. Nội dung cần tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:

+ Tình hình thực hiện nền nếp học tập, tinh thần hăng say học tập, sự chuyên cần và tính kỷ luật trong học tập.

+ Kết quả học tập các môn học của học sinh, kiểm tra của giáo viên theo phân phối chương trình, nhận xét đánh giá của giáo viên bộ môn phụ trách về mức độ kết quả học tập của học sinh.

+ Chất lượng học tập của học sinh ở môn học, các yêu cầu kỹ năng đạt được của học sinh ở môn học.

thêm hoạt động dạy học, trên cơ sở đó có những quyết định quản trị kịp thời chính xác.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Để góp phần nâng cao chất lượng dạy môn Tin học và Công nghệ, điều kiện cần không thể thiếu phải quản trị tốt hoạt động của học sinh.

Hiệu trưởng và cán bộ nhà trường cần có kế hoạch cụ thể cho việc quản trị hoạt động học tập của học sinh. Nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tốt nhất để các em được học tập một cách tốt nhất.

Nói tóm lại, biện pháp quản trị hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh cung là một biện pháp hết sức cơ bản, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả dạy và học môn Tin học và Công nghệ. Cần được quan tâm xem xét và thực hiện để có thể nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học và Công nghệ tại trường Tiểu học Bình Định.

3.2.6. Quản trị đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh học mơn Tin học và Cơng nghệ theo chương trình giáo dục phổ thơng mới

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá là trách nhiệm, quyền hạn của người cán bộ quản trị trong tổ chức thực hiện kế hoạch của nhà trường, của tổ của cá nhân. Kiểm tra nhằm phát hiện ưu điểm và thành tích của giáo viên, học sinh, Từ đó có sự động viên, khen thưởng kịp thời, nhân rộng các điển hình. Mặt khác phát hiện kịp thời uốn nắn các sai phạm, thiếu sót, tham gia góp ý, điều chỉnh hợp lý nhằm đưa nhà trường hoạt động thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy học.

Đổi mới việc kiểm tra đánh giá với việc đổi mới chương trình dạy học, giúp giáo viên đánh giá chính xác kết quả học tập của từng học sinh, giúp giáo viên có những thay đổi hợp lý trong hoạt động dạy học cho từng đối tượng học sinh.

Kiểm tra đánh giá là mối liên hệ ngược trong quản trị, hình thành nguyên lý tự kiểm tra cho mỗi cán bộ giáo viên và học sinh, tạo khả năng cho cán bộ giáo viên và học sinh tự đánh giá, tự điều chỉnh nhằm phù hợp với lợi ích chung của nhà trường.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

Đối với công tác kiểm tra đánh giá hoạt động của giáo viên

- Kiểm tra thực hiện quy chế chun mơn, lập kế hoạch và chương trình giảng dạy, giáo án, sử dụng đồ dùng dạy học, hồ sơ chuyên môn, chấm và trả bài học sinh.

- Kiểm tra trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực sư phạm thông qua việc đánh giá các giờ thao giảng, dự giờ của giáo viên và kết quả học tập của học sinh.

- kiểm tra kết quả giáo dục, kết quả đạt được về chất lượng giáo dục qua các lớp được phân công, xếp loại hạnh kiểm, xếp loại học lực, bồi dưỡng học sinh giỏi, kết quả rèn luyện đạo đức, ý thức kỷ luật của học sinh.

- Kiểm tra việc thực hiện ngày giờ cơng, sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, bồi dưỡng học sinh giỏi, làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm.

Đối với kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh.

- Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phải chính xác, cơng khai, công bằng, khách quan. Đổi mới công tác này, Hiệu trưởng và Hội đồng sư phạm nhà trường đã đổi mới căn bản về tư duy đánh giá chất lượng giáo dục.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện

Đối với công tác kiểm tra, đánh giá hạt động dạy của giáo viên

Tổ chức học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, nâng cao nhận thức cho từng cán bộ giáo viên về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra, đ, quy định rõ trách nhiệm ánh giá. Thống nhất kế hoạch, hình thức

và xây dựng được chuẩn đánh giá cho từng hoạt động cụ thể của giáo viên, quán triệt và tổ chức thực hiện trong nhà trường từ đầu năm học và ở mỗi kỳ.

- Hiệu trưởng thành lập ban kiểm tra chun mơn gồm phó Hiệu trưởng, ban thanh tra nhân dân, tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên cốt cán và đại diện các đoàn thể.

- Kiểm tra các loại hồ sơ theo đúng quy định: Tổ chức kiểm tra chéo giữa các thành viên trong tổ, các tổ nhóm kiểm tra dân chủ, sao cho sau một năm học hoặc một kỳ học, giáo viên nào cũng được kiểm tra đánh giá.

- Kiểm tra thông qua dự giờ thăm lớp, phân tích các tình huống sư phạm, rút kinh nghiệm, đánh giá cho điểm giờ dạy theo các tiêu chuẩn đã quy định.

Kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất.

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc công tác thi cử, kiểm tra bằng nhiều hình thức, phân cơng và giám sát chặt chẽ ý thức trách nhiệm của giáo viên, nộp kết quả và thông báo kết quả đến học sinh.

- Báo cáo tổng kết rút kinh nghiệm qua mỗi lần kiểm tra.

- Hồ sơ kiểm tra chuyên môn phải được lưu giữ để làm cơ sở đánh giá các lần sau. Sau mỗi đợt kiểm tra, phải thông báo kết quả đánh giá, xếp loại để làm căn cứ xếp loại thi đua và phân loại giáo viên. Từ đó Hiệu trưởng có phương thức sử dụng, bồi dưỡng giáo viên đạt hiệu quả cao nhất trong công tác quản trị nhà trường.

Đối với kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh.

- Thành lập ngân hàng đề thi và sử dụng đề thi ở tất cả các mơn học nói chung, mơn Tin học và Cơng nghệ nói riêng trong các kỳ kiểm tra đánh giá, đánh giá chất lượng đầu vào, chất lượng học tập đầu năm giữa kỳ và cuối kỳ. Việc ra đề kiểm tra phải tuân theo chuẩn kiến thức kỹ năng, xác định mục đích đánh giá lựa chọn hình thức phương pháp kiểm tra đánh giá, xác định tiêu chuẩn, tiêu trí đánh giá theo từng nội dung, thiết lập ma trận, quy định tỷ

lệ câu hỏi trắc nghiệm khách quan, lựa chọn câu hỏi biên soạn đề, tổ chức thi. Yêu cầu giáo viên phải coi thi nghiêm túc, chấm chéo lớp, kiểm tra kết quả.

- Nhà trường thường xuyên chủ động cải tiến việc tổ chức kiểm tra đánh giá.

- Giao cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn kịp thời thông báo kết quả tới học sinh.

- Phân tích kết quả làm tiền đề cho việc đánh giá xếp loại cuối kỳ, cuối năm. Việc phân loại học sinh chính xác giúp Hiệu trưởng nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng học sinh mũi nhọn.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng kết hợp với tổ trưởng bộ môn thường xuyên tổ chức kiểm tra dạy và học của giáo viên và học sinh.

- Kiểm tra việc thực hiện theo trách nhiệm được phân cơng của các bộ phận tổ, nhóm chun mơn trong q trình thực hiện chương trình, nội dung sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy Tin học và Cơng nghệ theo chương trình giáo dục phổ thơng mới.

- Thực hiện quy định kiểm tra thường xuyên và định kỳ để có thể đánh giá được chất lượng giảng dạy của từng giáo viên, chất lượng học tập của từng lớp, từng khối và chất lượng chung của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị các họat động dạy học môn tin học và công nghệ tại trường tiểu học bình định, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)