3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Các yếu tố cơ bản của quá trình này dạy học là: Mục tiêu, nội dung, kiến thức, phương pháp, phương tiện, người dạy, người học và kết quả dạy học. Hoạt động dạy học môn Tin học và Cơng nghệ tại trường Tiểu học Bình Định ln gắn với mục tiêu dạy học bộ mơn được cụ thể hóa ở cấp học và cũng nằm trong hệ thống mục tiêu dạy học chung ở cấp Tiểu học.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Yêu cầu này đòi hỏi phải xuất phát từ người Quản trị hoạt động dạy học: + Điều hành hoạt động dạy học.
+ Các hạt động phục vụ dạy học.
+ Điều hành các mối quan hệ thầy và trò, quan hệ giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
+ Quản trị các tác động khách quan đối với nhà trường, chủ trương chính sách của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, chủ trương của các cấp quản lý
Việc quản trị điều hành các hoạt động trên không thể tách rời, bởi hoạt động điều hành nhằm tới việc tạo ra khơng khí cởi mở thân thiện và sự tin cậy trong đội ngũ giáo viên, cùng thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường, của sự nghiệp giáo dục nói chung.
Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp cần phải tính tới các yếu tố tác động tới các biện pháp như, đội ngũ GV, điều kiện phục vụ cho hoạt động giảng dạy, cơ sở vật chất nhà trường, phương tiện dạy học, cùng với sự kiểm tra đánh giá hoạt động của các cấp quản lý giáo dục. điều đó tạo điều kiện phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục, quản trị hoạt động của Hiệu trưởng nhà trường.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Đây là nguyên tắc để nhận thức về quản trị hoạt động dạy học, đòi hỏi chúng ta phải thấy được các vấn đề tồn tại của quản trị hoạt động dạy học và phải được đề xuất các biện pháp mới để việc quản trị hoạt động dạy học ngày một hiệu quả hơn, nhằm tạo đà nâng cao hơn chất lượng hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS.
Những biện pháp phải xuất phát với thực tiễn và điều kiện triển khai của địa phương và phải có tính kế thừa những thành quả đã có. Một số biện pháp trong thực tế ở huyện Lương Tài đã triển khai và bước đầu phát huy tác dụng, điều này đã được nêu rõ trong phần đánh giá thực trạng ở chương 2. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay một số biện pháp cần đi vào hoàn thiện và triển khai một phù hợp với yêu cầu đặt ra. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn cho phép người nghiên cứu đề xuất các biện pháp phù hợp trên cơ sở phân tích thực trạng quản trị hoạt động dạy học tại trường Tiểu học Bình Định, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp đề xuất phải mang tính khả thi, phải được áp dụng vào thực tiễn trong việc quản trị hoạt động dạy học của các nhà trường một cách thuận lợi, có hiệu quả trong việc thực hiện các chức năng quản trị của người Hiệu trưởng.
Tính khả thi cịn được thể hiện ở khâu quản trị đều có chung một mục tiêu nội dung và chương trình giảng dạy. Xuất phát từ quá trình dạy học và
giáo dục mà mối quan hệ hai chiều đó làm nổi bật lên được tính thực tiễn của đề tài. Tính khả thi phải được phát huy tính hiệu quả khi áp dụng vào tình hình thực tế của huyện Lương Tài, phù hợp với phát triển kinh tế xã hội của huyện Lương Tài. các biện pháp phải được áp dụng tổ chức rộng rãi phải được điều chỉnh và bổ sung cải tiến để ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng phạm vi hoạt động.