Phân tích doanh số cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam – pgd đông anh (Trang 43 - 45)

2.2.2.3 .Quyết định cho vay

2.2.3.1. Phân tích doanh số cho vay tiêu dùng

Việc đánh giá mở rộng CVTD tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam được thể hiện trước hết ở chỉ tiêu doanh số CVTD, chỉ tiêu này phản ánh một cách khái quát nhất về hoạt động CVTD tại PGD trong một năm. Bởi vậy, nếu trong năm doanh số CVTD của PGD đạt tỷ lệ cao và tăng so với năm trước thì điều đó đã nói lên hoạt động CVTD của PGD đã và đang được mở rộng.

Bảng 2.1: Doanh số cho vay tiêu dùng của MSB - PGD Đông Anh giai đoạn năm 2019 - 2021

Đơn vị: Triệu đồng

Chi tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Doanh số cho vay 245,265 293,769 376,828

Doanh số CVTD 55,982 70,425 93,565

Tỷ trọng CVTD (%) 22.83 23.97 24.83

(Nguồn: MSB – PGD Đông Anh)

Tổng doanh số cho vay của PGD năm 2020 là 293,769 triệu đồng tăng 48,504 triệu đồng so với năm 2019, tương đương với mức tăng là 19.77%. Đến năm 2021, tổng doanh số cho vay của Ngân hàng đạt 376,828 triệu đồng tăng 83,059 triệu đồng tương đương tăng 28.27% so với năm 2020.

35

Doanh số cho vay tiêu dùng tăng dần theo các năm từ 55,982 triệu đồng lên 93,565 triệu đồng trong giai đoạn 2019-2021 và doanh số cho vay tiêu dùng tăng tỷ lệ với doanh số cho vay của tồn PGD.

Nhìn chung ta thấy, trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng thì doanh số cho vay tiêu dùng chiếm khoảng 22% đến 25%. Trong 3 năm qua doanh số cho vay tiêu dùng tăng 37,583 triệu đồng (tương đương tăng 32.86%) cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng tương đối trong toàn bộ hoạt động cho vay của Ngân hàng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng của doanh số CVTD có thể lý giải do tình hình kinh tế đang phát triển, đời sống của nhân dân đã được cải thiện đáng kể, nhu cầu vay mua sắm tài sản phục vụ sinh hoạt gia đình tăng; bên cạnh đó là phương hướng cho vay những năm gần đây của PGD đang có sự chuyển hướng sang cho vay tiêu dùng bởi cho vay tiêu dùng mới phát triển, mảng cho vay tiêu dùng có tiềm năng, khách hàng đa dạng, trong khi việc cho vay khách hàng doanh nghiệp vẫn còn hạn chế trong bối cảnh hiện nay. Điều này cũng cho thấy CVTD ngày càng có vai trị quan trọng đối với PGD Đơng Anh, góp phần đem lại thu nhập, mở rộng hệ khách hàng, giải quyết vấn đề đầu ra cho nguồn vốn huy động.

Doanh số cho vay của NH MSB – PGD Đông Anh đang ngày càng phát triển và mở rộng. Thị trường cho vay tiêu dùng có tiềm năng và ngày càng phát triển nên sự cạnh tranh giữa MSB Đông Anh với các ngân hàng khác trên địa bàn Huyện Đông Anh ngày càng tăng cao. Như lãi suất cho vay mua nhà trên một năm của các ngân hàng trên địa bàn Đông Anh cũng đã có sự cạnh tranh gay gắt như Ngân hàng Vietcombank với mức lãi suất là 7.7%/năm, NH BIDV là 7.8%/năm, NH VPBank với 8%/năm đến 9%/năm, trong khi NH MSB là 7.99%/năm. Lãi suất cho vay mua nhà đã cho thấy sự cạnh tranh của ngân hàng MSB Đông Anh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn vô cùng lớn, khi các lãi suất của các ngân hàng khơng có sự chênh lệch nhau quá nhiều. Từ lãi suất của cho vay mua nhà đã cho thấy hoạt động vay tiêu dùng của ngân hàng MSB có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Vì vậy ngân hàng muốn

36

phát triển hoạt động vay tiêu dùng thì phải có những chính sách thương mại, marketing để thu hút khách hàng đến vay tiêu dùng của ngân hàng trong thời gian tới.

Nhìn nhận một cách tích cực, hoạt động cho vay tiêu dùng tại PGD Đông Anh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Điều này cũng cho thấy sự tin tưởng của đại bộ phận khách hàng đối với ngân hàng và cũng là động lực để ngân hàng tiếp tục cố gắng. Tuy nhiên chính sách khách hàng chưa được triển khai hiệu quả, cơ chế xử lý còn nhiều vướng mắc cần được khắc phục để tạo điều kiện thuận lợi cho xử lý nợ xấu.

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam – pgd đông anh (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)