Phân tích chất lƣợng hoạt động cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam – pgd đông anh (Trang 50 - 53)

2.2.2.3 .Quyết định cho vay

2.2.3.4. Phân tích chất lƣợng hoạt động cho vay tiêu dùng

a) Nợ quá hạn

Đối với khoản vay khi đến hạn mà khách hàng khơng trả nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan mà khơng trả nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn nợ nếu được ngân hàng đồng ý thì được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ. Sau thời gian gia hạn nợ mà khách hàng vẫn khơng trả được nợ thì nợ đó chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng mà khơng gia hạn thì đương nhiên nợ đó trở thành nợ quá hạn.

Nợ quá hạn là những món nợ thuộc từ nhóm 2 đến nhóm 5 (có thời gian quá hạn từ 10 ngày trở lên). Nợ quá hạn luôn là vấn đề quan tâm, lo lắng của mọi Ngân hàng bởi nó phản ánh rõ nét nhất chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

Nợ quá hạn là biểu hiện rõ nét chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn là đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng đã có rủi ro. Vì vậy ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân nợ quá hạn và tìm ra các biện pháp để giảm thiểu nợ quá hạn, Nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hoạt động của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD

Xét về bản chất, tín dụng là sự hồn trả, do đó tính an tồn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng. Khi một khoản vay không được trả đúng hạn như đã cam kết, mà khơng có lý do chính đáng thì nó sẽ bị chuyển sang nợ q hạn với lãi suất cao hơn bình thường. Trên thực tế, phần lớn nợ quá hạn là nợ có khả năng mất vốn. Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì Ngân hàng càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức tỷ lệ nợ quá hạn càng cao chất lượng tín dụng càng thấp. Để đánh giá chính xác chất lượng tín dụng, ta cần xem xét chính xác về nợ quá hạn, tình hình diễn

42

biến tỷ lệ nợ quá hạn từ năm 2019 đến năm 2021 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam như sau:

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD của NH MSB – PGD Đông Anh giai đoạn 2019-2021

Đơn vị: Triệu đồng

Chi tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Dư nợ CVTD 84,125 126,298 192,313

Dư nợ quá hạn CVTD 2,947 2,626 2,192

Tỷ lệ dư nợ quá hạn CVTD (%) 3.5 2.08 1.14

(Nguồn: MSB – PGD Đông Anh)

Từ các số liệu trên, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng so với tổng dư nợ của Ngân hàng liên tục giảm qua các năm. Từ năm 2019 là 3.5% qua năm 2020 là 2.08% và tiếp tục giảm vào năm 2021 còn 1.14%. Ta thấy tỷ trọng nợ quá hạn cho vay tiêu dùng luôn chiếm một mức khá thấp trong toàn bộ tỷ trọng nợ quá hạn của Ngân hàng. Ngay từ lúc mới triển khai sản phẩm cho vay tiêu dùng, Ngân hàng đã nhận thức được mức độ rủi ro của các sản phẩm cho vay tiêu dùng luôn cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm cho vay khác đối với các doanh nghiệp. Do đó, Ngân hàng đã xây dựng một chính sách kiểm sốt đặc biệt đối với các khoản vay tiêu dùng để ngày càng hạ thấp tỷ trọng nợ xấu cho vay tiêu dùng

Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn CVTD trong 3 năm gần đây đều có xu hướng giảm. Từ đó ta có thể thấy nhờ sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong việc kiểm sốt mục đích vay vốn, kiểm sốt thu hồi nợ vay trong cho vay tiêu dùng. Ngân hàng tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại nợ vay, từng bước xây dựng và hoàn thiện quy chế hoạt động của quản lý tín dụng các cấp, thực hiện nghiêm túc

43

theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Từ đó phản ánh sát thực hơn tình hình nợ quá hạn của ngân hàng, giúp ngân hàng có cái nhìn tồn diện hơn về hoạt động cho vay tiêu dùng và đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay

b) Nợ xấu

Nợ xấu là các khoản nợ dưới tiêu chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Nợ xấu là những món nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 (có thời gian quá hạn từ 90 ngày trở lên). Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này khơng cịn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn.

Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng

Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu.

Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng của NH MSB –PGD Đông Anh giai đoạn 2019-2021

Đơn vị: Triệu đồng

Chi tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Dư nợ CVTD 84,125 126,298 192,313

Dư nợ xấu CVTD 1,615 1,611 1,321

44

(Nguồn: MSB – PGD Đông Anh)

Từ bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ nợ xấu CVTD tại NH MSB – PGD Đơng Anh có sự chuyển biến qua từng năm và có xu hướng giảm dần, năm 2019 tỷ lệ nợ xấu chiếm 1.92% , năm 2020 chiếm 1.28% giảm 0.64% so với năm 2019 và năm 2021 giảm 0.59% so với năm 2020. Nguyên nhân của các khoản nợ xấu phát sinh có thể là do tình hình tài chính của khách hàng gặp khó khăn, tuy có thiện chí trả nợ nhưng khơng có khả năng chi trả trong thời gian ngắn hoặc có thể khách hàng chây lỳ trong việc trả nợ cho Ngân hàng.

Nhìn chung tình hình nợ xấu của NH tiến triển rất tốt không quá 2% một năm điều này cho thấy chất lượng các khoản vay của NH MSB – PGD Đơng Anh đang ngày càng phát triển và có uy tín trên thị trường địa bàn Đơng Anh.

Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng đều giảm qua từng năm, đây là tín hiệu đáng mừng cho PGD. Đạt được kết quả này là do đội ngũ cán bộ tín dụng của PGD ngày càng chuyên nghiệp hơn, khả năng phân tích, định lượng rủi ro ngày càng tăng, cơng tác kiểm sốt kỹ trước và sau khi các khoản vay được giải ngân cùng với khả năng lãnh đạo Ngân hàng cũng như PGD ngày càng sáng suốt hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam – pgd đông anh (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)