Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam – pgd đông anh (Trang 56 - 59)

2.2.2.3 .Quyết định cho vay

2.3. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân khách quan:

Thói quen và tâm lý tiêu dùng của khách hàng cũng là yếu tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động cho vay của ngân hàng nhất là trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Quy mơ hoạt động cho vay tiêu dùng cịn thấp bắt nguồn từ thói quen và tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam. Khác với các nước phương tây, người dân Việt Nam đặc biệt là người dân Miền Bắc có thói quen tích lũy, tiết kiệm để mua sắm hoặc vay từ bạn bè, người thân hơn là tìm đến ngân hàng.

Sự biến động của nền kinh tế như: lạm phát, biến động lãi suất, biến động giá cả cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lãi suất cho vay. Lạm phát liên tục tăng làm chi chi phí đầu vào tăng nên lãi suất cho vay cũng tăng ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng.

Đối thủ cạnh tranh: nhận thấy được tiềm năng của hoạt động cho vay tiêu dùng nên hầu như các NHTM trong cùng hệ thống đều có dịch vụ này và cũng đang có

48

những chiến lược cụ thể để phát triển nó. Khơng những thế có rất nhiều các TCTC khác cũng tham gia vào hoạt động cho vay tiêu dùng. Vì vậy sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao địi hỏi NH càng phải có những chính sách hợp lý để mở rộng dịch vụ này một cách hợp lý.

Nguyên nhân chủ quan:

Một trong những khó khăn của MSB Đông Anh khi thực hiện cho vay tiêu dùng là khâu chứng minh thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu đối tượng cho vay là cán bộ cơng nhân viên hưởng lương thì việc xác định thu nhập tương đối dễ dàng thơng qua bảng lương hàng tháng. Ngồi ra, khách hàng cịn có các nguồn thu ngồi khác nhưng rất khó có thể xác định. Đối với khách hàng vay khơng có bảng lương thì khách hàng phải chứng minh thu nhập với cán bộ cho vay. Nếu việc chứng minh này không đủ sức thuyết phục thì ngân hàng sẽ khơng đáp ứng nhu cầu cho vay của khách hàng. Điều này sẽ hạn chế khả năng mở rộng hoạt động cho vay của PGD Đông Anh, ảnh hưởng hoạt động cho vay và sử dụng vốn của ngân hàng.

Quy mơ của NH cịn bé và hoạt động marketing chưa thực sự hiệu quả: So với các Ngân hàng khác, nguồn vốn của MSB còn thấp ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, mạng lưới phân bố hoạt động của MSB trên huyện Đơng Anh có duy nhất một PGD nên không thể nào đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng đồng thời không tạo được sự thuận tiện trong giao dịch. Đó cũng là nguyên nhân làm cho khách hàng ít biết đến Ngân hàng làm cho hoạt động kinh doanh của PGD Đông Anh chưa thực sự sôi nổi.

Các cơ sở vật chất được trang bị hiện đại nhưng công nghệ Ngân hàng đầu tư chưa thực sự đạt hiệu quả. Ngân hàng chưa tạo ra được mối liên hệ giữa các hoạt động, chưa có sự đồng bộ giữa cho vay và Ngân hàng điện tử.

Về chất lượng cán bộ nhân viên: trong hoạt động cho vay tiêu dùng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có bề dày kinh nghiệm về các hoạt động chuyên môn, về khả năng định giá tài sản đảm bảo, khả năng đánh giá khách hàng. Trong khi đó tại ngân hàng

49

thì đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, sáng tạo nhưng thiếu kinh nghiệm. Đây không phải là vấn đề có thể khắc phục được trong thời gian ngắn. NH cũng đã tổ chức nhiều khóa đào tạo, tập huấn cho nhân viên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các hoạt động kiểm tra, kiểm soát về khách hàng và khả năng trả nợ còn chưa thực hiện thường xuyên, cán bộ nhân viên kiểm tra còn thiếu kinh nghiệm trong hoạt động này

50

CHƢƠNG 3: GiẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM – PGD ĐÔNG ANH

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam – pgd đông anh (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)