Phân tích dƣ nợ cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam – pgd đông anh (Trang 46 - 50)

2.2.2.3 .Quyết định cho vay

2.2.3.3. Phân tích dƣ nợ cho vay tiêu dùng

Trong thời gian qua, các NHTM cạnh tranh nhau quyết liệt trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của người tiêu dùng tăng

38

lên, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng cao hơn, nên quy mô cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng theo đó mà phát triển rộng hơn.

Mặc dù tình hình thu nợ của các ngân hàng tương đối tốt, nhưng để đánh giá tồn diện về tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng thì việc phân tích tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng trong những năm qua là rất quan trọng. Dư nợ là số tiền mà ngân hàng cần phải thu của khách hàng trong một thời điểm nhất định, nó là kết quả của việc cho vay và thu nợ. Dư nợ là phần tài sản quan trọng của ngân hàng. Qua đó có thể thấy được sự tăng trưởng của cho vay tiêu dùng tại PGD Đông Anh trong thời gian qua.

Bảng 2.3: Dƣ nợ cho vay tiêu dùng của Ngân hàng MSB – PGD Đông Anh giai đoạn 2019-2021

Đơn vị: Triệu đồng

Chi tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tổng dư nợ cho vay 225,695 295,885 381,935

Dư nợ CVTD 84,125 126,298 192,313

Tỷ trọng dư nợ CVTD (%) 37.27 42.68 50.35

(Nguồn: MSB – PGD Đông Anh)

Qua bảng số liệu ở trên ta thấy được tình hình dư nợ đối với mảng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam – PGD Đông Anh qua các năm tăng trưởng với tốc độ khá ổn định. Năm 2019, dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 84,125 triệu đồng, chiếm 37.27% tỷ trọng. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng nói riêng đã được cải thiện ở những năm sau đó. Sang năm 2020 dư nợ tín dụng của PGD Đơng Anh đạt 295,885 triệu đồng, trong đó cho vay tiêu dùng là 126,298 triệu đồng, chiếm 42.68% tăng 50.13% so với năm 2019. Và trong những năm tiếp theo, tình

39

hình cho vay tiêu dùng khơng ngừng được cải thiện, đến năm 2021 đạt được 192,313 triệu đồng, chiếm tỷ trọng đến 50.35% tổng dư nợ cho vay.

Tỷ trọng dư nợ CVTD/Tổng dư nợ cho vay cũng tăng dần qua các năm do mức tăng trưởng của dư nợ cho vay thấp hơn mức tăng trưởng của dư nợ CVTD. Kết quả này có được là do PGD Đơng Anh đã tích cực tìm kiếm khách hàng, chăm sóc kỹ những khách hàng quen thuộc cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ CVTD. Đồng thời do nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nên PGD Đông Anh cũng đẩy mạnh hơn việc cho vay để mua sắm các trang thiết bị phục vụ đời sống gia đình, phương tiện đi lại cho những khách hàng có thu nhập ổn định. Nhìn chung, theo xu thế nâng cao đời sống như hiện nay, dư nợ CVTD có thể tăng hơn nữa nếu PGD Đơng Anh có những chính sách thu hút khách hàng phù hợp.

Bảng 2.4: Dƣ nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian của MSB – PGD Đông Anh giai đoạn 2019-2021

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 42,728 50.79 58,295 46.16 92,069 47.87 Trung hạn 17,941 21.33 31,332 24.81 46,588 24.23 Dài hạn 23,456 27.88 36,671 29.04 53,656 27.90 Tổng dư nợ

CVTD 84,125 100 126,298 100 192,313 100

40

Dư nợ cho vay tiêu dùng trong 3 năm từ năm 2019 đến năm 2021 đều tăng qua các năm. Dư nợ cho vay ngắn hạn trong 3 năm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Cụ thể năm 2019 dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 50.79% tương đương 42,728 triệu đồng trong tổng dư nợ CVTD là 84,125 triệu đồng. Còn dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn lần lượt chiếm 21.33% và 27.88% tương đương là 17,941 triệu đồng và 23,456 triệu đồng với tổng dư nợ CVTD.

Sang năm 2020 dư nợ vay ngắn hạn 58,295 triệu đồng tăng 15.567 triệu đồng tương đương 6.43% so với năm 2019. Tuy nhiên tỷ trọng của dư nợ vay ngắn hạn lại giảm xuống còn 46.16% với tổng dư nợ CVTD so với năm 2019. Vì vậy dự nợ cho vay trung hạn và dài hạn đều tăng tỷ trọng trong tổng dư nợ CVTD so với năm 2019

Đến năm 2021 dư nợ vay ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng so với năm 2020 là 33,774 triệu đồng và tỷ trọng cũng tăng lên so với năm 2020 là 1.71%. Song tỷ trọng dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn thì lại giảm so với năm 2020, trung hạn giảm không đáng kể từ 24.81% xuống còn 24.23%. Còn dư nợ cho vay dài hạn giảm 1.14% so với năm 2020.

Nhìn chung, tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong tổng dư nợ không thay đổi nhiều trong giai đoạn 2019 – 2021. Trong đó, dư nợ cho vay tiêu dùng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao là do khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình gặp khó khăn trong bối cảnh kinh tế phức tạp họ sẽ có nhu cầu vay các khoản ngắn hạn để chi trả cho nhu cầu tiêu dùng của họ và cũng để dễ quay vòng vốn hơn. Các khoản vay ngắn hạn thường vay với khối lượng nhỏ và thời gian thu hồi vốn ngắn, đặc biệt nó đảm bảo cho lợi nhuận của Ngân hàng tốt hơn trong khi lạm phát thay đổi liên tục. Nhưng bên cạnh đó Ngân hàng cũng dành một tỷ lệ vốn nhất định để cho vay trung và dài hạn. Đối với các khoản vay này, tác dụng của nó là mang lại nguồn thu ổn định cho Ngân hàng trong một thời gian dài đồng thời tạo quan hệ tốt đối với những khách hàng lớn và tiềm năng

41

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam – pgd đông anh (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)