Hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam – pgd đông anh (Trang 65)

2.2.2.3 .Quyết định cho vay

3.2. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng của

3.2.5. Hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng

Khơng ngừng nâng cao mức độ hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng phù hợp với tiềm lực tài chính của ngân hàng, đảm bảo xu thế chung của khu vực và quốc tế. Cần nhận thức rằng khoa học công nghệ là nhân tố quan trọng thứ hai quyết định tới chất lượng sản phẩm dịch vụ, khả năng phát triển mở rộng của ngân hàng sau nhân tố con người.

Việc hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng sẽ làm tiết giảm được về thời gian, lao động, phục vụ việc quản trị điều hành, tác nghiệp cũng như phục vụ khách hàng nhanh chóng thuận tiện hơn.

Hệ thống cơng nghệ thông tin phải đảm bảo cho việc giao dịch được nhanh chóng thuận tiện với khách hàng, đảm bảo an tồn các thơng tin của khách hàng.

57 3.2.6. Giải pháp phòng ngừa rủi ro

Cho vay tiêu dùng là một trong những nghiệp vụ kinh doanh mang lại mức lợi nhuận cao cho ngân hàng, nhưng nó ln tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn. Do vậy, hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất ngân hàng cần xây dựng nhiều biện pháp phòng ngừa rủi ro có hiệu quả và phù hợp với điều kiện của ngân hàng mình.

Rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng chủ yếu là rủi ro tín dụng, là khả năng khơng hồn trả được nợ gốc và lãi cho ngân hàng khi khách hàng gặp các rủi ro về thất nghiệp, vi phạm pháp luật chịu mức án cao, các vấn đề về sức khỏe dẫn đến mất khả năng lao động, có thể là do doanh nghiệp bị phá sản hay liên quan đến kiện tụng…Vì vậy để hạn chế rủi ro này ngân hàng cần liên kết với các công ty bảo hiểm (hoặc yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm) để đưa ra các sản phẩm cho vay tiêu dùng được bảo hiểm tiền vay, bảo hiểm nhân thọ và có thể tặng thêm dịch vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro khác cho bất động sản thế chấp có giá trị bằng số tiền cho vay. Vốn vay sẽ được bảo hiểm dưới hình thức khi khách hàng gặp tai nạn, rủi ro không trả được nợ thì cơng ty bảo hiểm sẽ trả thay một phần hay toàn bộ khoản nợ. Thời gian bảo hiểm sẽ kéo dài từ khi ngân hàng giải ngân cho vay đến khi khách hàng trả hết nợ. Biện pháp này khơng những đảm bảo an tồn cho nguồn vốn cho vay của ngân hàng mà khách hàng còn được hưởng dịch vụ bảo hiểm và khơng phải đóng phí bảo hiểm, điều này sẽ góp phần thu hút khách hàng nhiều hơn.

Với những rủi ro từ việc thiếu thông tin dữ liệu để thẩm định. Thiếu thông tin về thị trường bất động sản và các thông tin về khách hàng là rủi ro lớn nhất trong việc định giá tài sản đảm bảo, đánh giá nguồn tài chính của khách hàng. Việt Nam hiện chưa có hệ thống dữ liệu tín dụng đáng tin cậy để thẩm định lịch sử tín dụng cá nhân. Các ngân hàng căn cứ chủ yếu vào bản khai của người đi vay và điều tra, thẩm định dựa trên các bản khai đó. Để có thể hạn chế loại rủi ro này ngân hàng phải thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chính quyền quản lý, các cơ quan quản lý thu nhập của khách hàng (cơ quan bảo hiểm xã hội, nơi làm việc) trong việc quản lý các

58

khoản thu nhập để trả nợ trong thời gian hợp lý. Ngân hàng cần tăng cường hơn nữa tính liên kết giữa các ngân hàng, trao đổi thông tin về khách hàng với nhau nhiều hơn, tạo thuận lợi cho mỗi ngân hàng xem khách hàng có nhiều khoản vay nợ ở các ngân hàng khác không. Bên cạnh việc đơn giản hóa các thủ tục cho vay ngân hàng cần thẩm định hồ sơ vay vốn một cách thận trọng, xây dựng các phương pháp thẩm định hiệu quả. Xây dựng hệ thống tính điểm khách hàng cá nhân nhằm giảm bớt rủi ro, giúp cho việc ra quyết định cho vay nhanh chóng, chính xác. Hệ thống tính điểm cho khách hàng cá nhân được xây dựng căn cứ vào các thông tin về khách hàng như mức thu nhập, ngành nghề, trình độ học vấn, mức độ chi tiêu, sự ổn định về việc làm và nơi cư trú, số dư tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng, độ tín nhiệm của khách hàng qua các giao dịch trước đó.

Ngồi ra ngân hàng cịn có thể gặp phải rủi ro về mặt đạo đức khi khách hàng và cán bộ tín dụng liên kết với nhau che giấu thông tin, đưa ra các thơng tin khơng đúng sự thật, đánh bóng khách hàng để chiếm đoạt nguồn vốn của ngân hàng. Để hạn chế rủi ro này ngân hàng phải luôn coi trọng cơng tác giáo dục phẩm chất của cán bộ tín dụng. Có chính sách tín dụng chi tiết rõ ràng, phân quyền phán quyết cụ thể, quy định rõ chức năng nhiệm vụ cho từng bộ phận liên quan tới công việc, thu nợ, xử lý nợ. Luôn coi trọng cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tại ngân hàng, trong nội bộ các chi nhánh nên tổ chức các đoàn kiểm tra chéo lẫn nhau. Nâng cao chất lượng hiệu quả quản trị rủi ro. Việc bổ nhiệm các chức danh liên quan tới công tác cho vay phải thực sự khách quan, đúng quy trình, lựa chọn người có năng lực và phẩm chất thực sự. Việc bố trí cán bộ tín dụng phải được chọn lọc và phù hợp với năng lực thực tế cũng như công việc được phân công.

Như vậy hoạt động cho vay tiêu dùng chứa đựng những nguy cơ rủi ro rất lớn, bao gồm cả những rủi ro khó có thể kiểm sốt như những rủi ro từ các quy định của pháp luật, cơ chế chính sách của nhà nước. Điều này địi hỏi các ngân hàng cần có chính sách tín dụng chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể gặp phải.

59

KẾT LUẬN

Thị trường hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam là 1 thị trường đầy tiềm năng và đã được nhiều Ngân hàng triển khai và đạt được khơng ít thành quả trong những năm gần đây. Đây là xu hướng tất yếu trong hoạt động Ngân hàng đối với nền kinh tế đang trên đà phát triển và mức sống người dân ngày càng được nâng cao như ở Việt Nam. Việc thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ giúp các Ngân hàng Thương mại có thêm nguồn thu, nhất là khi môi trường cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt. Các khách hàng cá nhân cũng sẽ được hưởng lợi nếu như Ngân hàng đẩy mạnh, mở rộng hoạt động này vì họ sẽ có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của họ.

Khóa luận đã thực hiện hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại; giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam – PGD Đơng Anh và phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của PGD Đông Anh giai đoạn 2019 – 2021; từ đó chỉ ra những kết quả mà PGD đạt được trong thời gian qua cũng như thuận lợi và khó khăn của PGD để đưa ra những giải pháp giúp PGD nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian tới.

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2013), “Giáo trình Nguyên lý & Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại”, NXB Thống Kê.

2. Báo cáo tài chính của MSB – Đơng Anh

3. Tài liệu nội bộ của Ngân hàng MSB – PGD Đông Anh 4. https://www.msb.com.vn/gioi-thieu

5. https://www.msb.com.vn/

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam – pgd đông anh (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)