Mở trong bối cảnh đổi mới KTĐG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống đề mở nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh chuyên văn cấp trung học phổ thông (Trang 44)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.4. Thực trạng của việc xây dựng và sử dụng đề mở hiện nay

1.4.1. mở trong bối cảnh đổi mới KTĐG

Khảo sát các đề thi môn Ngữ văn dành cho HS trên phạm vi tồn quốc như kì thi Tốt nghiệp, kì thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng (trước 2014) và kì thi THPT Quốc gia (từ 2014 đến nay), thi HSG các cấp… trong thời gian vừa qua, có thể thể nhận thấy nhiều thay đổi về đề thi trong môn Ngữ văn.

- Giai đoạn trước năm 2002: Các đề thi Tốt nghiệp, Đại học chủ yếu yêu cầu HS nêu cảm nhận về cái hay, cái đẹp của TPVH hoặc lý giải những vấn đề văn học tương đối phức tạp. Đề thi thường gồm 2 câu đều liên quan đến kiến thức văn học thuần túy: một là yêu cầu phân tích, chứng minh vấn đề văn học trong một tác phẩm nào đó, hai là u cầu bình giảng một đoạn thơ/ bài thơ. Cịn các đề thi HSG mơn Văn thường chỉ gồm 1 câu, yêu cầu luận bàn về một vấn đề văn học nào đó, trên cơ sở kiến thức lý luận văn học tương đối hàn lâm.

- Từ năm 2002 đến năm 2008: Các đề thi Tốt nghiệp, Đại học được ra theo hướng kiểm tra những kiến thức văn học, bám sát trọng tâm các bài học trong chương trình. Từ mơ hình 2 câu trước đó, đề thi chuyển sang 3 câu với: 1 câu kiểm tra kiến thức cơ bản (2 điểm), 1 câu kiểm tra kiến thức văn học được vận dụng ít nhiều trong một tác phẩm tự sự hoặc trữ tình (5 điểm), 1 câu kiểm tra NL cảm thụ văn học (3 điểm). Chính vì đặt nặng u cầu tái hiện những kiến thức được học từ những bài giảng văn trong chương trình, nên HS chỉ cần học thuộc bài hoặc bắt chước văn mẫu là có thể đạt điểm cao. Tác giả Phan Trọng Luận (2006) đã đánh giá về những hạn chế của cách ra đề trong giai đoạn này như sau: Cái dở nhất của đề thi Văn hiện nay là chủ yếu nhắm

đến khâu tái hiện kiến thức theo kiểu nhớ lại chứ không chú ý đến vận dụng kiến thức của HS (…) quanh đi quẩn lại cũng chỉ có mấy kiểu đề với mấy chủ điểm quen thuộc: khơng bình giảng thì phân tích, khơng phân tích thì chứng

minh, khơng chứng minh thì cao hơn là bình luận. Trở đi trở lại cũng chỉ có mấy bài thơ, mấy đoạn trích quen thuộc. [25]

Trong hai giai đoạn trên, các đề mở trong môn Ngữ văn gần như hồn tồn vắng bóng; cách hỏi trong đề cịn cơng thức, nội dung của đề chủ yếu xoay quanh một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong chương trình. Vì thế, các thầy cơ giáo thường xun làm cơng tác luyện thi hồn tồn có thể dự đốn, sàng lọc những đề bài có thể sẽ thi hoặc khơng thi trong từng năm. Điều này dẫn đến tình trạng học tủ, học vẹt, học theo mẫu… rất nhiều trong môn Văn.

- Từ 2009 đến nay: Trong cả kì thi Tốt nghiệp/ THPT Quốc gia; Đại học và HSG; ngoài các câu hỏi thuần túy văn học, đề thi cịn có u cầu nghị luận về các vấn đề xã hội. Cách hỏi trong đề bài cũng đa dạng hơn: Có câu hỏi yêu cầu tái hiện kiến thức, có câu hỏi yêu cầu cảm thụ văn học, có câu hỏi yêu cầu HS vận dụng kiến thức được học để giải quyết một tình huống, một luận đề nào đó... Các đề mở vì thế xuất hiện ngày càng nhiều ở giai đoạn này. Một số đề mở được dư luận đánh giá cao, tạo hiệu ứng tốt trong hoạt động dạy học và KTĐG. Tuy vậy, không phải đề mở nào trong môn Ngữ văn cũng hợp lý, nhiều đề mở vẫn khiến dư luận hồi nghi, GV và HS vẫn cịn nhiều lúng túng, hoang mang.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đó?

- Thứ nhất: Xuất phát từ đặc thù bộ môn Ngữ văn.

Theo cấu tạo chương trình mơn Ngữ văn ở trường THPT hiện nay, trọng tâm nằm ở phần Văn chứ không phải ở phần Ngữ. Mà văn chương là lĩnh vực của nghệ thuật, của tưởng tượng và sáng tạo, của những cảm xúc thẩm mỹ… vì thế rất khó để sử dụng các phương pháp đánh giá định lượng. Trong khi các đề thi, đáp án chấm trong môn Văn xưa nay thường được lượng hóa thành một số tiêu chí nội dung, hình thức để tiện cho việc chấm bài. Người chấm vì vậy vẫn thường có thói quen đếm ý để cho điểm. Điều này dẫn đến một thực tế, những người ra đề thi mơn Văn thường chọn giải pháp “an tồn” là ra những đề bài

đóng, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của những bài học trong chương trình để dễ dàng trong khâu làm đáp án. Các đề mở mơn Văn vì thế ít được lựa chọn.

- Thứ hai: Do chất lượng của nhiều đề mở trong môn Văn chưa tốt.

Bên cạnh những đề văn đơn điệu, bó trịn trong những khn khổ kiến thức nhất định cịn có những đề văn mở những chưa đảm bảo những yêu cầu cần thiết của một đề bài. Nhiều đề kiểm tra chưa được thực hiện theo quy trình hợp lí, nên cịn hiện tượng đề mở mà khơng khuyến khích sáng tạo, trái lại rất tù mù, đánh đố HS. Đây là sự mâu thuẫn lớn khi đề thi muốn đánh giá được NL sáng tạo của HS nhưng lại khơng đáp ứng được u cầu về tính vừa sức, tính khoa học đối với một đề bài. Đó là lí do khiến cho nhiều đề thi trong mơn Văn đã “mở quá đà”, khiến cho HS cảm thấy chán nản và áp lực. Một số đề mở khác thì xa rời bản chất mơn học, khơng có tính giáo dục và thẩm mỹ. Cách hỏi trong nhiều đề thi khiến cho HS có cảm giác khơng cần học mơn Văn cũng có thể làm được đề bài đó.

Dưới đây là một ví dụ được dẫn từ đề thi chọn HSG Thành phố Hải Phòng, năm học 2013 - 2014:

Người mẫu Ngọc Trinh từng trả lời phỏng vấn rằng: "Yêu khơng có tiền thì cạp đất mà ăn à?".

Mới đây cô gái trẻ Lê Thị Huyền Anh (biệt danh "Bà Tưng") khi trả lời một trang mạng xã hội, cũng thẳng thắn: "Tơi mơ ước có nhiều đại gia, nhiều người giàu quan tâm đến mình, cho tơi thật nhiều tiền”

(Theo Vietnamnet) Từ những hiện tượng trên, anh/chị hãy viết một bài văn (tối đa 800 từ) về chủ đề: Tiến bộ xã hội và ước mơ đại gia của cô gái trẻ.

(Theo http://www.doisongphapluat.com, ngày 09/10/2013)

Rõ ràng đề thi đã tạo được ấn tượng khá mới mẻ khi đề cập đến những hiện tượng “hot” trong xã hội, cách hỏi của đề bài cũng tạo cơ hội để HS bày tỏ quan điểm riêng. Tuy nhiên, đề thi này khơng có ý nghĩa tích cực trong việc giáo dục HS. Bởi lẽ, các nhân vật như Ngọc Trinh, Bà Tưng vốn nổi

tiếng trong giới trẻ vì lối sống thực dụng, phát ngôn gây sốc và những hành vi phản cảm… Những nhân vật này không phù hợp để khơi gợi suy ngẫm của HS về “tiến bộ xã hội” và “ước mơ của giới trẻ”. Với đề thi này, có thể sẽ có khơng ít HS ở lứa tuổi THPT vì non nớt, thiếu hiểu biết, thích hưởng thụ sẽ đồng tình với lối sống thực dụng của các nhân vật nêu trên. Như thế, đề thi vơ hình chung đã khơi gợi trong các em những suy nghĩ, tình cảm, thái độ sai trái. Còn nếu buộc các em thể hiện trong bài viết những quan điểm phù hợp ch̉n mực đạo đức của xã hội thì có thể lại mâu thuẫn với mục tiêu của một đề mở là cho phép HS được tự do, sáng tạo, thể hiện quan điểm và NL của bản thân.

Đây là những tồn tại khiến nhiều người đã cảnh báo về sự xuất hiện ngày càng nhiều những đề thi mở ép, những bài thi thảm họa ở môn Ngữ văn [29].

1.4.2. Vấn đề xây dựng đề mở nhằm phát triển NL sáng tạo cho HS chuyên Văn cấp THPT

Do yêu cầu của các kì thi HSG nên đề mở dành cho HS chuyên Văn với mục tiêu phát triển NL sáng tạo chủ yếu ở hai dạng: NLXH và NLVH. Qua khảo sát một số đề thi dành cho HS chuyên Văn cấp THPT trong các kì thi chọn HSG các cấp… có thể thấy sự chuyển biến tích cực trong cả hai dạng đề mở NLXH và NLVH dành cho HSG trong môn Ngữ văn.

Cụ thể:

- Tính mở trong dạng đề NLXH:

Một vài năm trước đây, các đề NLXH chủ yếu yêu cầu HS luận giải, minh họa cho một ý kiến, một tư tưởng, một hiện tượng xã hội nào đó. Ví dụ: Đề thi chọn HSG lớp 10 năm 2011 (khu vực Duyên hải và đồng bằng Bắc bộ) yêu cầu HS viết một bài văn chia sẻ suy nghĩ của mình về câu nói: Vũ trụ có

nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt vời nhất là trái tim người mẹ. Tính mở

của những đề bài như trên, chủ yếu dừng lại ở chỗ cho phép HS được tự do nêu quan điểm, cảm nghĩ của mình; tự do lựa chọn dẫn chứng và cách thức lập luận để làm sáng tỏ vấn đề định sẵn.

Các đề NLXH dành cho HS chuyên Văn cấp THPT trong thời gian gần đây đã trở nên mới mẻ, thú vị hơn với sự xuất hiện của các đề bài đặt HS trước những tình huống, những vấn đề có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá.

Ví dụ đề NLXH trong đề thi HSG Quốc gia năm 2017 được ra như sau:

Ngày xưa, ở một xứ nọ, có một vị vua rất yêu đàn gia súc của mình. Khi phải chuyển chúng từ vườn thượng uyển ra ni ở ngồi đồi núi, ngài cần một người hoàn toàn tin cậy để trông nom. Cất công đi khắp nơi, cuối cùng, quan qn tìm được bác nơng dân Masaro người được coi là thật như đếm. Vua truyền cứ cuối tuần, bác phải vào cung bẩm báo trung thực về đàn gia súc. Mọi việc đều diễn ra tốt đẹp. Sự trung thực của Masaro làm nhà vua rất hài lòng và cũng khiến ngài nhận ra tư cách thấp kém của nhiều cận thần. Do đố kị, quan tể tướng đã gièm pha rằng, trên đời làm gì có người thật thà như thế, và xúc xiểm: lần tới Masaro sẽ nói dối vua. Do tin tưởng Masaro, nhà vua đặt cược: nếu Masaro nói dối, sẽ bị chém đầu. Cịn tể tướng cũng cược cả mạng sống của mình, nếu Masaro vẫn nói thật.

Để giúp chồng thắng cược, vợ tể tướng đã cải trang thành một phụ nữ sang trọng, quyến rũ, tìm gặp Masaro ngỏ ý sẵn sàng đổi tất cả trang sức, vàng ngọc cùng nụ hôn để lấy một con cừu, đồng thời bày cho Masaro cách nói dối vua sao cho trót lọt. Nhưng Masaro đã kiên quyết từ chối. Thất bại, bà ta bèn sắm vai một người mẹ đau khổ đang cần sữa bò để cứu đứa con trai duy nhất khỏi trọng bệnh. Lần này Masaro đã mủi lòng, mà tự ý cho đi con bò yêu quý của vua. Đem được con bò về cung, vợ chồng tể tướng n chí mình thắng cược.

Biết đã phạm trọng tội, Masaro tìm cách nói dối. Nghĩ được cách nào, bác đều tập theo cho nhập vai. Cuối cùng bác đã chọn được cách ưng ý nhất. Khi vào chầu, trước mặt đức vua và quần thần, Masaro đã kể ra hết sự thật. Bác nói rõ ràng con bị ấy cần cho người đàn bà khổ hạnh hơn là cần cho nhà vua, và sẵn sàng chịu tội. Nghe xong, nhà vua khen ngợi Masaro là người không sợ quyền uy và muốn trọng thưởng cho bác. Thật bất ngờ, phần

thưởng mà Masaro xin nhà vua lại chính là tha chết cho kẻ thua cược. Hơn thế, bác cịn cám ơn ơng ta vì nhờ có tình thế này, bác mới biết chắc chắn mình là Masaro Thật - Như - Đếm.

(Phỏng theo Masaro Thật - Như - Đếm, truyện cổ tích Italia, dịch của Nguyễn Chí Được, Báo Văn nghệ, số 50/10-12-2016) Bài học cuộc sống mà anh chị tâm đắc nhất từ câu chuyện trên?

Đề bài không ấn định cụ thể vấn đề nghị luận. HS từ việc đọc hiểu câu chuyện có thể tự lựa chọn bài học mà mình tâm đắc nhất để bày tỏ quan điểm của bản thân. Với câu chuyện được dẫn trong đề bài, rõ ràng có hơn một bài học mà mỗi thí sinh có thể nhận ra: Từ bài học về tính ngay thẳng, trung thực của Masaro; bài học về lòng tốt, tinh thần vị tha đến bài học về nhân cách không màng danh lợi ở nhân vật này… Dựa trên vốn hiểu biết, sở trường của mình, HS có thể lựa chọn bài học nào mình thấy tâm đắc nhất để thực hiện yêu cầu của đề, sao cho thuyết phục nhất. Đề bài vì vậy khơng dẫn đến một khuôn mẫu cố định mà mở ra nhiều khả năng, nhiều cơ hội để đánh giá được NL tồn diện của HS, trong đó khơng thể khơng kể đến NL sáng tạo.

Bên cạnh đó, các đề NLXH xuất hiện trong thời gian gần đây cũng trở nên gần gũi với đời sống xã hội hơn khi gắn liền với các thông tin, sự kiện, vấn đề nảy sinh trong cuộc sống của con người. Điều này giúp khoảng cách giữa văn học và đời sống được thu ngắn lại. Đây cũng là một lí do khiến cho những đề NLXH mở ngày càng trở nên hấp dẫn, mới mẻ, lý thú hơn với các HS chuyên Văn.

- Tính mở trong dạng đề NLVH:

Các dạng đề NLVH trong môn Ngữ văn rất đa dạng: Từ yêu cầu cảm nhận về một bài thơ/ một đoạn thơ; phân tích giá trị nội dung/ nghệ thuật của tác phẩm văn học; phân tích nhân vật, chi tiết nghệ thuật, tình huống truyện với tác phẩm tự sự; đến yêu cầu làm sáng tỏ một ý kiến bàn về văn học… Với HS chuyên Văn, yêu cầu NLVH thường đi kèm với yêu cầu phải nắm vững kiến thức lí luận văn học, lấy đó làm nền tảng cơ sở để nghị luận về một vấn

đề nào đó. Do đó, tính mở trong đề thi NLVH thường khơng có nhiều chuyển biến về phương diện nội dung, mà những chuyển biến chủ yếu nằm ở cách hỏi của đề.

Điểm mới về phương diện nội dung dễ thấy nhất trong các đề NLVH hiện nay là đã giảm tính hàn lâm, thay vào đó các đề thi thường hỏi về những vấn đề cụ thể để kiểm tra NL hiểu và vận dụng kiến thức của HS.

Ở phương diện hình thức của đề, trước đây, các đề NLVH thường là dạng đóng với các mệnh lệnh bắt buộc được thể hiện trong đề qua các từ như:

Hãy giải thích, hãy phân tích, hãy bình luận, hãy chứng minh… thì nay, mệnh

lệnh trong đề bài đã trở nên mềm mại hơn với các yêu cầu như: Hãy nêu cảm

nhận của bản thân về… Bằng hiểu biết của bản thân hãy làm sáng tỏ…

Bên cạnh đó, tính mở trong đề NLVH cịn được thể hiện ở chỗ: Đáp án dành cho các đề bài NLVH hiện nay, đã dành một tỉ lệ điểm đáng kể để đánh giá kĩ năng làm bài của HS, bên cạnh điểm số dành cho phần kiến thức. Có nghĩa là: Mục tiêu kiểm tra khơng chỉ địi hỏi năng lực xử lý kiến thức của HS mà còn đòi hỏi các em phải có kĩ năng xử lý đề bài, vận dụng những kiến thức được học vào việc giải quyết những yêu cầu cụ thể được đặt ra.

* Tiểu kết: Chƣơng 1

Mục tiêu phát triển các NL cho người học, nhất là NL sáng tạo là một trong những nhiệm vụ then chốt của ngành giáo dục hiện nay. Với bộ môn Ngữ văn - mơn học vừa có tính chất khoa học, vừa có phẩm chất nghệ thuật; thì yêu cầu về sự sáng tạo của người học càng cần thiết. Đặc biệt với các HS chuyên Văn thì NL sáng tạo càng là một phẩm chất cần thiết. Chính phẩm chất này sẽ phân biệt sản phẩm của một HS bình thường và một HS giỏi Văn; là yếu tố quyết định khả năng văn học của từng HS chuyên Văn.

Trong số các biện pháp nhằm phát triển NL sáng tạo cho HS chuyên Văn cấp THPT, không thể khơng nhắc đến vai trị của các đề thi/ đề kiểm tra có tính mở. Các đề bài này vừa là phương tiện để quá trình dạy và học trên

lớp trở nên thú vị, khơi gợi đam mê học tập của HS; vừa là công cụ để đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống đề mở nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh chuyên văn cấp trung học phổ thông (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)