CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Nguyên tắc xây dựng đề mở nhằm phát triển NL sáng tạo cho HS
2.1.2. Đảm bảo tính phù hợp
Đề mở trong môn Ngữ văn cần đảm bảo yêu cầu phù hợp với người học ở một số phương diện như: trình độ nhận thức, đặc điểm tâm lý lứa tuổi; tâm lý riêng của đối tượng làm bài. Khi xây dựng đề mở cho HS chuyên Văn cấp THPT, trước hết GV cần chú ý đến tính phù hợp với khả năng nhận thức của học trị ở độ tuổi 15, 16, 17. Đó là độ tuổi chưa hoàn toàn trưởng thành, nhưng cũng không phải quá non nớt; các em có chính kiến của riêng mình nhưng thường ít quan tâm và có vốn hiểu biết hạn chế về các vấn đề: chính trị, xã hội, những mảng tối trong cuộc sống. Những vấn đề cần thiết, phù hợp với tâm lý, nhận thức của các em thường là: Lý tưởng; trách nhiệm với gia đình, xã hội; cách ứng xử nhân văn của con người; vấn đề lựa chọn nghề nghiệp; thái độ trước những vấp ngã đầu đời; nhận thức về bản thân…
Để thấy tính phù hợp trong một đề Văn là rất quan trọng, chúng tôi nêu ví dụ hai đề bài xoay quanh cùng một đơn vị kiến thức được học trong chương trình, nhưng có u cầu khác nhau như sau:
Đề 1. Hãy nhập vai nàng Kiều trong đoạn trích Nỗi thương mình
(Trích: Truyện Kiều, Nguyễn Du) để thấy được nỗi ê chề và tâm trạng bẽ
bàng của nhân vật trong hoàn cảnh phải sống trong chốn lầu xanh.
Đề 2. Nỗi niềm bi kịch của nàng Kiều trong đoạn trích Nỗi thương mình (Trích: Truyện Kiều, Nguyễn Du).
Quan sát hai đề bài trên, có thể thấy: Đây đều là hai đề mở, HS cảm nhận về bi kịch của nàng Kiều qua đoạn trích Nỗi thương mình (thuộc chương trình Ngữ văn lớp 10). Với hai đề bài trên HS được tự do trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt, thao tác nghị luận để làm bài. Gắn với mục
tiêu phát triển NL người học, hai đề bài trên về cơ bản đảm bảo yêu cầu kiểm tra kiến thức, kĩ năng của HSG Văn; khơi gợi mối đồng cảm, tình cảm nhân đạo của các em khi học Truyện Kiều. Tuy nhiên, so sánh hai cách hỏi trên thì ta thấy cách hỏi ở đề 1 không phù hợp với đặc điểm, tâm lý, lứa tuổi ở một HS lớp 10. Bởi lẽ, các em HS lớp 10 chưa thể có nhiều trải nghiệm sâu sắc như người lớn, càng không phải là đối tượng có thể “nhập vai” một nàng Kiều: sống cách các em mấy trăm năm, một nàng Kiều đang phải sống trong lầu xanh. Vì thế: Mục tiêu của đề là đánh thức mối đồng cảm của HS với nhân vật nhưng thực tế lại đẩy HS vào hồn cảnh buộc phải “chém gió”, “ nói dối” khi làm văn. Còn đề số 2, mức độ mở vừa phải, phù hợp hơn: Từ việc nắm chắc nội dung của đoạn trích, HS có thể tự bày tỏ những hiểu biết của mình, sử dụng các hình thức lập luận khác nhau để làm nổi bật nỗi niềm bi kịch của Thúy Kiều. Đề số 2 được ra giản dị, nhưng không phải không khơi gợi hứng thú, phát triển NL sáng tạo cho HS chuyên Văn. Những em giỏi hồn tồn có thể phát triển ý cho bài viết: Từ nỗi niềm bi kịch của Kiều trong đoạn trích Nỗi thương mình, mở rộng ra bi kịch của Kiều ở những đoạn trích, hồn cảnh khác; so sánh bi kịch của Kiều với các nhân vật phụ nữ cùng thời hoặc ở những thời đại khác nhau… để thấy được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.