CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Nguyên tắc xây dựng đề mở nhằm phát triển NL sáng tạo cho HS
2.1.4. Đảm bảo tính thẩm mỹ
Tính thẩm mỹ của một đề Văn cũng là một tiêu chí rất quan trọng để tạo nên cảm hứng cho HS, góp phần nâng đỡ tư duy sáng tạo ở các em. Tính thẩm mỹ khơng phải được bộc lộ ở câu chữ văn hoa, những cách diễn đạt cầu kì, bóng bẩy… mà chính là “chất văn” của một đề bài trên cả hai phương diện: nội dung có tính nhân văn và hình thức được gợi dẫn một cách nhuần nhị, giàu cảm xúc.
Tính thẩm mỹ về mặt nội dung của đề được thể hiện ở chỗ đề văn phải giúp HS duy trì được những cảm xúc lành mạnh, những suy nghĩ chân thành, hướng thiện; khơi lên trong HS thái độ quý trọng những giá trị nhân văn, đời thường. Thông qua việc thực hiện đề bài, HS được thẩm thấu những bài học về đạo đức, lối sống; có cơ hội thanh lọc tâm hồn mình khỏi những điều dung tục, thấp hèn, vị kỉ.
Về phương diện hình thức của đề, tính thẩm mỹ được thể hiện ở cách dùng câu chữ, cách dẫn dắt vấn đề, cách lựa chọn tư liệu… Ví dụ: Cùng là yêu cầu nghị luận về một đoạn thơ hoặc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học; nhưng lựa chọn đoạn thơ nào, ý kiến nào và dẫn dắt ra sao để thể hiện rõ mục đích của đề bài… là chỗ thể hiện NL của người ra đề, phân biệt các đề bài có tính thẩm mỹ hay khơng. Thực tế có những đề văn giống như những mệnh lệnh khơ khan, lại có những đề văn giống như một hành lang dẫn vào thế giới của cảm hứng bay bổng.
* Tóm lại:
Việc xác định các nguyên tắc cần lưu ý khi xây dựng đề mở trong môn Ngữ văn… là điều cần thiết để giúp cho người soạn đề tránh được những ngộ nhận, sai lầm và những lỗi thường mắc phải khi thiết kế một đề Văn. Đây cũng là những điều kiện cơ bản để một đề mở có thể đáp ứng đúng tiêu chí của một đề thi theo định hướng phát triển NL người học, nhất là khả năng