CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.2. Đề xuất quy trình xây dựng đề mở nhằm phát triển NL sáng tạo cho HS
2.2.1. Xác định mục đích của việc ra đề
Đề thi/ đề kiểm tra trước hết là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kỳ, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình, nội dung học tập, các NL cơ bản cần được đánh giá của HS để xác định mục đích ra đề phù hợp.
Có người cho rằng: Bất kì một GV nào nhận nhiệm vụ ra đề thi trong môn Ngữ văn cũng rất khó để xây dựng được một đề thi đảm bảo đánh giá chính xác về kết quả học tập của HS, nhất là đánh giá các NL thực sự của người học. Bởi lẽ: Cách ra đề của một cá nhân sẽ ln mang tính chủ quan; đề thi/ đề kiểm tra vì vậy sẽ phụ thuộc nhiều vào quan niệm, hiểu biết, sở trường, gu thẩm mĩ… của cá nhân người đó. Thực tế, điều này chỉ đúng nếu người ra đề bỏ qua việc xác định mục đích của việc ra đề. Cịn khi đã căn cứ trên những tiêu chí cụ thể về kiến thức, kĩ năng, thái độ, NL mà HS cần đạt được của bộ mơn, của chương trình học tập… thì chắc chắn khơng có việc yếu tố chủ quan của người ra đề làm ảnh hưởng đến chất lượng của một đề thi.
Ví dụ với đối tượng HS lớp 12, để đánh giá được NL tạo lập văn bản; người ra đề cần căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng đã được xác định trong
Chương trình giáo dục phổ thơng môn Ngữ văn là: Biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, lối sống; về một hiện tượng trong đời
sống; về một tác phẩm, một ý kiến, nhận định văn học (với độ dài ít nhất 700 chữ trong thời gian 90 phút [4]. Từ yêu cầu bao quát này, người ra đề tiếp tục
xác định phạm vi kiến thức, trọng tâm vấn đề cần nghị luận, các kĩ năng tạo lập văn bản cần có với HS lớp 12. Trong đó ở dạng bài NLVH, kiến thức của chương trình Ngữ văn 12 chắc hẳn sẽ liên quan đến các mảng như: Văn học sử (giai đoạn từ 1945 đến hết TK XX); lý luận văn học (giá trị văn học, phong cách nghệ thuật của nhà văn, tiếp nhận văn học); các tác phẩm văn học Việt Nam tiêu biểu (giai đoạn từ 1945 đến hết TK XX), một số tác phẩm văn học nước ngoài… Ở dạng bài NLXH, mục tiêu kiểm tra về kiến thức có thể liên quan đến các vấn đề về đạo lý lối sống, các hiện tượng xã hội… phù hợp với nhận thức của độ tuổi HS THPT.
Ngoài ra, các kĩ năng tạo lập văn bản với HS lớp 12 thường gắn với các yêu cầu về hành văn, diễn đạt, cách tổ chức bài văn theo bố cục hợp lý, dung lượng bài làm…
Như vậy, các chuẩn tiêu chí được xác định gắn liền với chương trình môn học, mức độ kiến thức và kĩ năng cần đánh giá ở HS… chính là bảo hiểm quan trọng nhất cho tính chuẩn xác, khoa học, phù hợp của một đề thi.
Tuy vậy, nếu xác định mục đích ra đề chỉ để đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong một phạm vi kiến thức nào đó… thì các đề bài truyền thống cũng có thể đảm đương được nhiệm vụ này. Khi đặt câu hỏi: Ra
đề mở trong mơn Ngữ văn để làm gì? người ra đề ngoài việc xác định mục
tiêu đánh giá kết quả học tập của HS, còn cần đặt ra các mục tiêu khác như: - Khơi gợi cảm hứng, thúc đẩy động lực học tập cho HS;
- Đo lường, đánh giá được các mức độ của NL sáng tạo ở HS;
- Bồi dưỡng cho HS kĩ năng tư duy, kĩ năng xử lý tình huống, kĩ năng huy động kiến thức…
Chính việc xác định mục đích ra đề sẽ quyết định tính hiệu quả, phù hợp của một đề thi. Đây cũng là thao tác đầu tiên cần thực hiện khi xây dựng một đề mở nhằm phát triển NL sáng tạo cho HS chuyên Văn cấp THPT.