Mở giúp phát triển NL liên tưởng, tưởng tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống đề mở nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh chuyên văn cấp trung học phổ thông (Trang 40 - 41)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.3. Ƣu thế của đề mở trong việc phát triển NL sáng tạo cho HS chuyên

1.3.2. mở giúp phát triển NL liên tưởng, tưởng tượng

Văn cấp THPT

Ngày nay, về mặt khoa học và kỹ thuật con người đã lên được mặt trăng (thăm "chị Hằng, chú Cuội") và đến được một số hành tinh khác ngoài trái đất. Con người cũng đã chinh phục đáy đại dương để thăm cung điện của Vua thủy Tề, thấy bao điều kì bí tưởng chừng chỉ còn tồn tại trong truyền thuyết... Tất cả những điều kì diệu đó, trước tiên đều bắt nguồn từ khả năng liên tưởng, tưởng tượng của con người.

Về mặt thuật ngữ, liên tưởng được hiểu là một hoạt động tâm lí, từ việc này nghĩ đến việc kia, người này liên hệ đến người nọ, do trong thực tế các sự vật, hiện tượng tồn tại không tách rời mà có quan hệ với nhau. Cịn tưởng

tượng là hoạt động tâm lí nhằm tái tạo, biến đổi các biểu tượng trong trí nhớ

và sáng tạo ra hình tượng mới. Có thể nói, các hình tượng văn học xưa nay xuất hiện trong các sáng tác của nhà văn và sống trong cảm nhận của độc giả đều gắn liền khả năng liên tưởng và tưởng tượng: Một An Dương Vương cầm sừng tê rẽ nước về biển cả, một Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trời, một Ngơ Tử Văn có thể đấu tranh với ma quỷ ở âm phủ, một Hồn Trương Ba sống trong thân xác anh hàng thịt đã chết… NL văn học của một HS chuyên Văn, nhất là NL sáng tạo vì thế phần nào được quyết định bởi khả năng liên tưởng, tưởng tượng phong phú. Nhờ có khả năng liên tưởng, tưởng tượng mà HS có thể tạo nên những bài viết sáng tạo không trùng lặp với người khác.

Để thấy hiệu quả của đề mở trong việc phát triển NL liên tưởng, tưởng tượng cho HS chuyên Văn; ta xét đề bài ví dụ:

“Về những tiếng thì thầm trong cuộc sống…”

Đề bài trên rõ ràng đã trao cho HS cơ hội lắng nghe bản thân, lắng nghe tự nhiên và xã hội từ một khoảng cách gần nhất, thật nhất; để cảm nhận những cung bậc, những âm giai khác nhau trong bản đàn cuộc sống. Các em HS chuyên Văn với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu cảm xúc trong cuộc sống… chắc chắn sẽ có nhiều suy nghĩ, liên tưởng phong phú về những tiếng thì

thầm. Các em có thể nghĩ về những tiếng thì thầm của con người trong hoạt động giao tiếp hàng ngày (một lời nói nhỏ bảo ban an ủi nhau, một tiếng kinh cầu tìm mình nơi tĩnh lặng, một tiếng hát ru con của người mẹ nghèo nơi thơn vắng…) hay những tiếng thì thầm của thiên nhiên bất tận (tiếng của chú dế mèn trong bụi cỏ, tiếng rơi rất khẽ của chiếc lá vào thu, tiếng nước từng giọt âm thầm từ triệu năm trong hang đá để tạo nên sự hùng vĩ của kì quan…). Tất cả những tưởng tượng phong phú ấy đều có thể tạo nên sự giàu có, chắc chắn cho lập luận và sự mới mẻ, sáng tạo cho bài văn của người viết. Với HS chuyên Văn, khả năng liên tưởng càng đóng vai trị quan trọng để nâng cao hiệu quả, chất lượng của bài viết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống đề mở nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh chuyên văn cấp trung học phổ thông (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)