Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống đề mở nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh chuyên văn cấp trung học phổ thông (Trang 107 - 143)

CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.5. Kết quả thực nghiệm

Để đưa ra những đánh giá về kết quả thực nghiệm trên cả hai tiêu chí định tính và định lượng, chúng tơi vừa thu thập ý kiến của HS về đề kiểm tra, vừa bám sát hướng dẫn chấm và thực hiện chấm bài qua hai vòng độc lập.

3.5.1. Phân tích định tính

Dựa trên việc quan sát quá trình làm bài và sản phẩm là bài văn của HS có thể thấy: HS ở cả hai nhóm HS TN và ĐC đều thực hiện bài kiểm tra nghiêm túc với ý thức, nỗ lực cao nhất. 100% các em sử dụng hết thời gian kiểm tra để làm bài, khơng có HS bỏ giấy trắng. Dung lượng bài viết của các em giao động từ 3.5 đến 5 mặt giấy thi, chứng tỏ sự tập trung và sức viết tương đối đồng đều của HS chuyên Văn.

Sử dụng phiếu khảo sát ý kiến HS sau kiểm tra (Phụ lục 5), chúng tôi thu được kết quả như sau:

Câu 1.

- 16 HS nhóm TN thực hiện đề chẵn (đề mở);

- 16 HS nhóm ĐC thực hiện đề lẻ (đề truyền thống).

* Nhận xét: Hai nhóm TN và ĐC đều thực hiện đúng đề bài được giao

một cách trung thực. Đây là căn cứ để phân loại bài làm và phiếu trả lời khảo sát của HS ở hai nhóm.

Câu 2.

Nội dung câu hỏi Phản hồi của HS

Cảm nhận của em khi thực hiện đề bài:  Rất hứng thú  Ít hứng thú  Khơng hứng thú Nhóm TN Nhóm ĐC Rất hứng thú Ít hứng thú Khơng hứng thú Rất hứng thú Ít hứng thú Khơng hứng thú 10 4 2 7 3 6

* Nhận xét:

Do không yêu cầu nêu thông tin cá nhân trong phiếu khảo sát ý kiến nên các em HS có tâm lý thoải mái trong việc bộc lộ quan điểm của mình về đề bài. Ở nhóm TN: 10/16 HS (chiếm tỉ lệ: 62,6%) cho biết rất hứng thú với đề bài, 4/16 HS (chiếm tỉ lệ: 25%) ít hứng thú và 2/16 HS (chiếm tỉ lệ 12,5%) HS khơng có hứng thú với đề bài. Trong khi đó, ở nhóm ĐC: 7/16 HS cho biết rất có hứng thú (chiếm tỉ lệ: 43,8% ), 3/16 HS (tỉ lệ: 18,7%) ít có hứng thú và 6/16 HS (tỉ lệ: 37,5%) thể hiện thái độ khơng có hứng thú với đề bài. Kết quả này phần nào cho thấy sự hấp dẫn, khả năng thu hút của đề mở so với đề ra ở dạng truyền thống.

Câu 3.

Nội dung câu hỏi Phản hồi của HS

Mức độ hài lòng của em sau khi thực hiện đề bài:  Rất hài lòng  Ít hài lịng  Khơng hài lịng Nhóm TN Nhóm ĐC Rất hài lịng Ít hài lịng Khơng hài lịng Rất hài lịng Ít hài lịng Khơng hài lòng 3 8 5 2 8 6 * Nhận xét:

Về độ hài lòng của HS sau khi thực hiện đề bài, có thể thấy câu trả lời

của hai nhóm TN và ĐC khơng có sự chênh lệch nhiều. Điều này có thể do các nguyên nhân:

- Thứ nhất, do HS xử lý yêu cầu của đề chưa tốt (việc này có thể được khẳng định hoặc phủ định bằng bài làm cụ thể của HS).

- Thứ hai, do tâm lý của đa số HS sợ “nói trước bước khơng qua” nên khi chưa biết kết quả, các em ít bộc lộ sự hài lịng về bài làm của mình.

Ngồi ra, việc nhiều HS bộc lộ sự ít hài lịng hoặc khơng hài lịng về bài làm của mình, cũng cho thấy yếu tố tích cực của đề bài trong việc khích lệ đam mê học tập, loại bỏ tâm lý tự thỏa mãn trong HS.

Câu 4.

Những điều HS học hỏi, tích lũy và rút kinh nghiệm được cho mình sau khi thực hiện bài kiểm tra:

Phƣơng án lựa chọn

Số HS và câu trả lời tƣơng ứng

Nhóm TN Nhóm ĐC Rất nhiều Nhiều Một chút Không Rất nhiều Nhiều Một chút Không - Kiến thức về tự nhiên, xã hội, con người

4 12 0 0 1 6 7 2 - Kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng 5 10 1 0 0 2 13 1 - Kĩ năng diễn đạt 6 6 4 0 2 3 5 6 - Thái độ sống tích cực 7 6 3 0 5 2 7 2 * Nhận xét:

Số liệu trên cho thấy: HS ở nhóm TN có đánh giá tích cực hơn nhóm ĐC về ý nghĩa của đề bài trong việc bồi dưỡng cho mình kiến thức, kĩ năng, thái độ sống đúng đắn. 75% đến 100% HS nhóm TN cho rằng đề bài đã giúp cho mình học hỏi, tích lũy nhiều và rất nhiều về kiến thức, kĩ năng và thái độ sống. Trong khi đó, tỉ lệ này ở nhóm ĐC chỉ giao động từ 12,5% đến 43,8%. Đây là một thông số cho thấy hiệu quả của cách ra đề mở với việc giáo dục, phát triển NL cho HS.

Câu 5.

- Nhóm ĐC: 7/16 HS (43,7%) trả lời mong muốn, 8/16 HS (50%) trả lời không mong muốn, 1/16 HS (6,3%) không lựa chọn đưa ra câu trả lời.

* Nhận xét:

Thông tin phản hồi của HS hai nhóm TN và ĐC đã khẳng định: HS chuyên Văn mong muốn được thực hiện nhiều hơn những đề văn mở, có đất cho sự sáng tạo, kể cả khi đó là những đề bài có tính thử thách và chưa hẳn đã khiến các em hài lòng sau khi thực hiện bài làm

Tóm lại: Thơng tin thu được từ phiếu khảo sát ý kiến của HS ở 2 nhóm

TN và ĐC đã củng cố cho luận điểm đề cao hiệu quả của đề mở trong việc tạo hứng thú, khích lệ tinh thần học tập và góp phần phát triển NL cho HS chuyên Văn cấp THPT mà chúng tơi đã có dịp trình bày trong luận văn.

3.5.2. Phân tích định lượng

Nếu như chỉ tiêu đánh giá định tính được kiểm nghiệm thơng qua việc quan sát quá trình làm bài, thu thập ý kiến của HS thì chỉ tiêu đánh giá định lượng có thể được kiểm chứng qua thực tế bài làm mà HS đã thực hiện.

Với cùng thang điểm 10 và các tiêu chí chấm bài được nêu ở hướng dẫn chấm của hai đề kiểm tra, sau khi chấm bài chúng tôi đã thu được kết quả phản ánh bằng điểm số của HS ở 2 nhóm TN và ĐC (Phụ lục 6).

Phân tích bảng điểm có thể thấy: Điểm số HS 2 nhóm TN và ĐC đạt được trong khoảng từ 5,75 đến 9. Để dễ dàng đưa ra đối sánh về kết quả thực hiện bài kiểm tra của hai nhóm, chúng tơi phân khoảng điểm mà HS đạt được thành 3 nấc: nấc 1 (từ 5,75 đến 6,75); nấc 2 (từ 7 đến 8,75); nấc 3 (từ 9 trở lên). Thống kê số liệu và biểu diễn bằng biểu đồ ta có:

Bảng 3.4. Phân bố điểm của HS 2 nhóm TN và ĐC

Nhóm Số HS Điểm

Nấc 1 Nấc 2 Nấc 3

TN 16 3 11 2

0 2 4 6 8 10 12 14 16 Thực nghiệm Đối chứng Nấc 1 Nấc 2 Nấc 3

Biểu đồ 3.1.So sánh mức điểm của HS nhóm TN và ĐC

Quan sát bảng số liệu và biểu đồ trên, có thể thấy: HS ở cả 2 nhóm TN và ĐC có NL văn học tương đối đồng đều, đa phần các em đạt mức điểm khá giỏi, khơng có HS đạt điểm dưới trung bình. Kết quả này phản ánh chính xác trình độ của HS chun Văn, phù hợp với thơng tin khảo sát HS trước thực nghiệm. Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ có thể thấy: Điểm số của nhóm TN phân hóa nhiều hơn nhóm ĐC. HS nhóm TN đạt điểm ở cả 3 nấc, trong nhóm TN có HS đạt điểm ở nấc 3 (từ 9 trở lên) - điểm số ở mức rất cao trong môn Ngữ văn. Trong khi điểm của nhóm ĐC tập trung chủ yếu ở nấc 2, khơng có HS nào đạt điểm ở nấc 3. Điều này cho thấy đề mở có khả năng phân loại HS tốt hơn đề truyền thống và là cơ hội để cho những HS thực sự xuất sắc thể hiện khả năng văn học của mình. Với mơn Ngữ văn, để đạt điểm từ 9 trở lên thì trong 10 tiêu chí thể hiện ở rubric, mỗi tiêu chí phải đạt từ 0,75 đến 1,0. Khi đó bài làm của HS ngồi đảm bảo các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cần thiết; còn cần thể hiện rõ NL sáng tạo để đạt tới độ chuẩn xác, hấp dẫn, mới mẻ, độc đáo…

Bên cạnh đề bài, hướng dẫn chấm của đề mở với những tiêu chí cụ thể ở từng phương diện đánh giá, mỗi tiêu chí lại có những mức độ tương ứng với

điểm số… nên có khả năng đánh giá chính xác, tồn diện hơn bài làm của HS. So sánh với hướng dẫn chấm của đề bài được ra theo cách truyền thống, có thể thấy hướng dẫn chấm của đề mở chi tiết, khoa học hơn. Đây cũng là lí do khiến cho điểm số của HS ở nhóm TN có độ phân hóa rõ hơn, khơng rơi vào tình trạng điểm số xấp xỉ nhau quanh nấc 2 như các HS ở nhóm ĐC.

Ngồi ra, để nhìn nhận khái quát về chất lượng bài làm của HS ở 2 nhóm TN và ĐC, chúng tơi tập trung tính giá trị trung bình cộng điểm số của 2 nhóm theo cơng thức:

(Trong đó Xi là điểm số; fi là số HS đạt điểm Xi; n là số HS làm bài kiểm tra) Kết quả xử lí số liệu được thể hiện qua bảng biểu dưới đây:

Bảng 3.5. Thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra

Nhóm SL HS Điểm 5,75 6,5 6,75 7 7,25 7,5 7,75 8 8,25 8,5 9 TN 16 1 1 1 0 1 1 2 0 3 4 2 ĐC 16 0 2 0 1 4 4 2 1 1 1 0

Bảng 3.6. Điểm trung bình cộng của 2 nhóm TN và ĐC

Nhóm Số HS

TN 16 7,88

ĐC 16 7,45

Số liệu trên cho thấy: Điểm trung bình của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Tức là đề mở có ý nghĩa nhất định trong việc nâng cao chất lượng bài viết của HS chuyên Văn cấp THPT so với đề bài truyền thống.

* Tiểu kết chƣơng 3:

Trong chương 3, nhằm kiểm tra tính khả thi và phù hợp của đề mở được xây dựng nhằm mục tiêu phát triển NL sáng tạo cho HS chuyên Văn cấp THPT; chúng tôi đã thiết kế đề mở, hướng dẫn chấm cho đề mở theo kĩ thuật rubric và tổ chức kiểm tra trên 2 nhóm HS chuyên Văn (nhóm TN thực hiện đề mở, nhóm ĐC thực hiện đề truyền thống có độ khó tương đương). Đồng thời khảo sát ý kiến của HS về đề bài mà các em vừa thực hiện.

Việc thiết kế đề mở và rubric hướng dẫn chấm theo các nguyên tắc và quy trình đề xuất trong luận văn đã đáp ứng được các yêu cầu của một đề bài; đặc biệt cho thấy tác dụng lớn trong việc phát triển toàn diện NL của người học, nhất là NL sáng tạo. Quá trình HS thực hiện đề mở và kết quả làm bài của HS đã khẳng định sự hấp dẫn của đề mở so với đề bài truyền thống. Đề mở đã góp phần nâng cao chất lượng bài viết của HS và có tác dụng khơng nhỏ trong việc phát huy NL sáng tạo ở những HS có năng khiếu văn học.

Thống kê các ý kiến của HS về đề kiểm tra thực nghiệm; chúng tơi càng có niềm tin vào ý nghĩa của đề mở trong việc bồi đắp kiến thức, rèn luyện kĩ năng và nâng cao NL sáng tạo cho HS chuyên Văn cấp THPT.

Tất nhiên đây mới chỉ là những thử nghiệm ban đầu trên một phạm vi hạn chế. Thiết nghĩ, để kiểm chứng hiệu quả thực sự của đề mở trong việc nâng cao NL sáng tạo cho HS chuyên Văn cấp THPT, cần gắn việc thiết kế đề mở với việc sử dụng nó trong thực tiễn dạy học và KTĐG môn Ngữ văn ở mỗi nhà trường THPT Chuyên.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Những đề văn hay giống như một loại dây dẫn để truyền cảm hứng sáng tạo vào mỗi trang viết của HS, giúp cho bài làm của các em trở nên tự nhiên, chân thực mà cũng đầy ắp cảm xúc, suy tư. Đúng như tên gọi - đề mở - những đề văn được thiết kế khoa học, phù hợp sẽ khơi mở và đánh thức trong mỗi HS chuyên Văn cấp THPT những vỉa tầng của các NL tiềm ẩn.

Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi hướng đến mục tiêu tìm hiểu một cách hệ thống về đề mở với những đặc điểm riêng của dạng đề này, sự tương thích giữa đề mở và yêu cầu phát triển các NL cần thiết cho HS chuyên Văn, nhất là NL sáng tạo; triển vọng sử dụng các đề mở để góp phần đổi mới các dạy, cách học, cách kiểm tra thi cử trong thực tiễn giáo dục hiện nay. Trong đề tài, chúng tơi đã trình bày những nội dung trên theo trình tự: từ lý luận đến thực tiễn, có phân tích - lý giải - đề xuất các biện pháp cụ thể để tích cực hóa hoạt động sáng tạo ở cả GV và HS khi thực hành thiết kế các đề mở, hướng dẫn chấm cho đề mở môn Ngữ văn.

Những giải pháp được nêu trong luận văn đã được kiểm chứng thông qua hoạt động thực nghiệm cụ thể.

Một số điểm mới của đề tài so với những nghiên cứu trước đây là: - Chúng tôi không nghiên cứu riêng rẽ về đề mở hoặc về các PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển NL cho người học; mà móc nối hai vấn đề trên theo hướng đi sâu nghiên cứu cách thức thiết kế đề mở để phát triển NL sáng tạo cho HS chuyên Văn cấp THPT.

- Luận văn cũng đóng góp một số tư liệu tham khảo hữu ích cho GV và HS ở bậc THPT, nhất là GV và HS ở các nhà trường THPT Chuyên. Đó là hệ thống các đề mở, hướng dẫn chấm cho đề mở, những phân tích cụ thể về khả năng phát triển NL sáng tạo của từng đề bài và những bài viết thể hiện NL sáng tạo của các HS chuyên Văn cấp THPT.

2. Khuyến nghị

Để phát triển cảm xúc và NL sáng tạo của HS thì việc dạy học và đánh giá cần tiến hành song song , sử du ̣ng các PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển NL. Đề mở giúp GV và HS đi ̣nh hướng viê ̣c phát triển NL sáng ta ̣o cho bản thân , đồng thời giúp quá trình da ̣y ho ̣c và đánh giá hướng vào mu ̣c tiêu này thay cho viê ̣c chỉ tâ ̣p trung vào kiến thức và thi cử . Do đó, chúng tơi cho rằng: Đề mở cần được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi hơn trong các trường học với các đối tượng HS khác nhau chứ không dừng lại ở HS chuyên Văn. Đây cũng là lí do khiến cho tác giả luận văn mong muốn có thể phát triển đề tài theo hướng nghiên cứu về các biê ̣n pháp phát triển NL sáng tạo cho HS trong môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông, qua viê ̣c bồi dưỡng kĩ năng nhâ ̣n diê ̣n và thực hành các loại đề mở.

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

1. Nguyễn Thị Minh Duyên (2016), “Biên soạn và sử dụng đề mở nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh chuyên Văn”, Kỷ yếu Hội nghị nghiên cứu khoa học sau đại học năm 2016, Trường ĐHGD - ĐHQG HN, tr. 78-82. (Đề tài nghiên cứu đạt giải Nhì)

2. Nguyễn Thị Minh Duyên (2016), “Đề luyện thi Trung học phổ thông quốc

gia năm 2017” (sách viết chung), Nxb ĐHQG HN, quyết định xuất bản số:

1270LK-XH/QĐ-NXBĐHQGHN, ngày 16/11/2016.

3. Nguyễn Thị Minh Duyên (2017), “Thiết kế đề mở đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh chuyên văn ”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế "Phát triển năng lực sáng tạo và cơ hội cho các ý tưởng kinh doanh khởi nghiê ̣p ", Nxb ĐHQG HN, tr 630-645.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vân Anh (2014), “Những đề thi chỉ có ở Việt Nam”, Báo điện tử Gia đình

Việt Nam, ngày 22/11/2014.

2. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát huy tính tích cực, tính tự lực của HS trong

quá trình dạy học. Tài liệu lưu hành nội bộ.

3. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hƣơng Trà, Nguyễn Phƣơng Hồng, Cao Thị Thặng (2010), Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học.

Nxb ĐHSP Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình Giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục Việt Nam.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Công văn Hướng dẫn biên soạn đề kiểm

tra, số 8773/ BGDĐT-GDTH.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2010), Tài liệu tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống đề mở nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh chuyên văn cấp trung học phổ thông (Trang 107 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)