CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.2. Đề xuất quy trình xây dựng đề mở nhằm phát triển NL sáng tạo cho HS
2.2.3. Thiết kế đề thi/ đề kiểm tra
Với mục đích thiết kế đề mở để phát triển NL sáng tạo cho người học, sau khi xác định được phạm vi kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra; người ra đề cần tiến hành lựa chọn những cách hỏi phù hợp, có khả năng khơi gợi hứng thú sáng tạo của HS chuyên Văn cấp THPT.
Thông thường đề thi/ đề kiểm tra có các hình thức như: Đề tự luận, đề trắc nghiệm khách quan, đề kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận. Gắn với đặc trưng môn học Ngữ văn, nhất là gắn với mục tiêu kiểm tra hai NL cơ bản của người học là NL đọc hiểu và NL tạo lập văn bản; thì dạng đề thi phổ biến trong môn Văn là tự luận. Đây cũng là dạng đề có khả năng đánh giá tồn diện các NL của người học, trong đó có NL sáng tạo.
Tuy nhiên, ngay trong dạng đề tự luận cũng có nhiều nhiều cách hỏi. Dựa trên các bậc nhận thức có thể phân loại đề tự luận trong môn Ngữ văn thành các dạng sau:
- Dạng câu hỏi/ đề thi yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức. Ví dụ: Hãy
trình bày những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975. Hoặc đề bài: Nêu những nét khái quát về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Đây là dạng đề tự luận khơng có ý nghĩa nhiều trong việc đánh giá và
phát triển các NL của người học; càng không phù hợp với đối tượng HS chuyên Văn cấp THPT.
- Dạng câu hỏi/ đề thi yêu cầu vận dụng những kiến thức được học vào những tình huống khơng thay đổi. Ví dụ: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng được thể hiện qua tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành). Hoặc đề bài: Giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân). Các câu
hỏi/ đề thi ở dạng này chủ yếu nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho người học. Vì vậy, với mục tiêu phát triển NL cho người học, nhất là NL sáng tạo cho HS chuyên Văn cấp THPT thì cách hỏi như trên cũng chưa phù hợp.
- Dạng câu hỏi/ đề thi yêu cầu khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức được học vào những tình huống thay đổi, địi hỏi HS phải có khả năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả. Ví dụ:
Vẻ đẹp riêng của những dịng sơng đã chảy vào văn học. Hoặc đề bài: Tại sao nói văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 là nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn? Bằng hiểu biết về các tác phẩm văn học trong giai đoạn này, hãy làm sáng tỏ. Cách hỏi này rõ ràng địi hỏi HS cần có
khả năng khái quát, tổng hợp kiến thức; phát hiện vấn đề; linh hoạt trong khi thực hiện yêu cầu của đề thi. Vì vậy, đây là một trong những cách ra đề phù hợp với mục tiêu phát triển NL sáng tạo cho HS chuyên Văn cấp THPT. Tuy vậy, để khích lệ sự sáng tạo ở học trò, người ra đề cũng rất cần bộc lộ sự sáng tạo trong cách đặt câu hỏi, diễn đạt chủ ý của mình trong đề thi. Như trên đã trình bày về các dạng đề mở thường gặp, người ra đề có thể thay đổi hình thức câu hỏi mở/ đề thi mở trong môn Ngữ văn bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau: Có thể đặt thành những tình huống/ giả thiết cần được làm sáng tỏ, có thể nêu yêu cầu của đề thi bằng những nhiều ý kiến trái chiều, có thể gợi mở bằng những câu hỏi hoặc chỉ diễn đạt bằng những từ khóa giàu sức khái quát… Cùng một vấn đề, một phạm vi kiến thức nhưng tùy theo sự linh hoạt trong cách hỏi của người ra đề; sẽ tạo ra những đề thi có độ mở, độ hấp dẫn khác nhau. Thực tế đã chứng minh: Khả năng sáng tạo ln là khơng giới hạn. Vì vậy để có hệ thống đề mở chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển NL sáng tạo cho các HS chuyên Văn, đòi hỏi nhiều tâm sức của người ra đề.
Lưu ý: Với những câu hỏi/ đề thi mở trong mơn Ngữ văn, nên có những thông tin chỉ dẫn, gợi ý về độ dài của bài luận, thời gian làm bài… để HS chủ động hơn khi thực hiện yêu cầu của đề.