CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.3. Ƣu thế của đề mở trong việc phát triển NL sáng tạo cho HS chuyên
1.3.3. mở giúp phát triển NL diễn đạt sáng tạo
THPT
NL diễn đạt là một trong những yếu tố quyết định khả năng văn học của một HS. Bởi lẽ: Hoạt động KTĐG hiện nay chủ yếu dựa trên sản phẩm là các bài viết của HS; nếu có đánh giá thường xun bằng các hình thức kiểm tra vấn đáp, đánh giá qua kết quả hoạt động trên lớp của HS thì việc sử dụng ngơn ngữ nói và viết của HS vẫn là yếu tố then chốt quyết định chất lượng học tập của một HS. Mặc khác: Chỉ khi đã làm chủ ngơn ngữ, có khả năng sử dụng nó một cách linh hoạt, sáng tạo thì người viết mới có thể diễn đạt được những ý tưởng của riêng mình, tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn cho bài viết.
Do đặc điểm của đề mở (nội dung của đề thường không khuôn vào một vấn đề, một nội dung cụ thể sẵn có) nên để thực hiện đề mở hiệu quả người viết không thể trông chờ vào văn mẫu, lời giảng của thầy cô hoặc cách diễn đạt của người khác. Việc cần động não để tư duy, huy động vốn từ, chắt lọc và trau chuốt về câu từ, hành văn khi thực hiện một đề mở… chính là q trình rèn luyện giúp cho các HS chuyên Văn mở rộng vốn từ, hướng tới mục tiêu diễn đạt bài văn: đúng - trúng - hấp dẫn - thuyết phục. Thực hành sử dụng ngơn ngữ trong những hồn cảnh đối diện với các đề bài có nhiều đất để sáng tạo, là cơ hội tốt cho HS phát triển năng lực ngơn ngữ của các em.
Ngồi ra, vì các đề mở cho phép người viết được tự do lựa chọn các thao tác lập luận, không cần lệ thuộc vào những khuôn mẫu cố định theo một kiểu bài cụ thể nào… nên bài làm của các HS chuyên Văn sẽ giàu cảm xúc, giọng văn linh hoạt thu hút, đậm sắc thái cá nhân hơn. Ở một số em HS có năng lực diễn đạt tốt, tính chất nghệ thuật của lời văn càng được bộc lộ rõ.
1.3.4. Đề mở giúp phát triển niềm say mê, yêu thích khám phá, sáng tạo ở HS chuyên Văn cấp THPT
Tính thử thách trong mỗi đề mở chính là điều kiện để khơi dậy hứng thú tìm hiểu, khám phá, chinh phục của HS chuyên Văn. Bản thân đề mở đã là một sự sáng tạo so với yêu cầu thường gặp; nên rất có tác dụng thúc đẩy khát vọng đồng sáng tạo ở các HS chuyên Văn. Nhiều đề bài không chỉ là phương tiện để đánh giá kết quả học tập của HS, mà còn trở thành một dạng phương tiện hỗ trợ trong quá trình học tập của các em, nối dài hơn những hiểu biết của các em về đời sống và văn học; khích lệ các em tiếp tục khám phá một cách sâu sắc hơn những vấn đề đã biết.
Dưới đây là một đề mở mà chúng tôi đã cho HS chuyên Văn thảo luận:
Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non châu báu vô biên dưới thềm lục địa rừng đại ngàn bạc vàng là thế phù sa muôn đời như sữa mẹ
sông giàu đằng sơng và bể giàu đằng bể cịn mặt đất hơm nay thì em nghĩ thế nào? lịng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao? …
ta ca hát quá nhiều về tiềm lực tiềm lực còn ngủ yên
(Trích: Đánh thức tiềm lực, Nguyễn Duy)
Lấy tiêu đề Đánh thức tiềm lực, hãy viết một bài văn để bày tỏ suy
Khi HS mới tiếp xúc với đề bài, hầu hết các em có xu hướng tìm kiếm tồn bộ bài thơ Đánh thức tiềm lực của Nguyễn Duy để hiểu trọn vẹn tư
tưởng, tình cảm của tác giả. Các em khơng chỉ đặt câu hỏi với GV, liên hệ với thực tế lịch sử trong giai đoạn đất nước chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường… mà cịn phân tích câu chữ trong đoạn thơ được trích dẫn để giải mã các từ khóa quan trọng như: Tiềm lực/ Đánh thức tiềm lực…
Đề văn khi đó đã trở thành một phương tiện để HS bổ sung các kiến thức về đời sống, lịch sử, văn học, văn hóa… Các em có hứng thú tìm hiểu vì vấn đề được đề cập trong đề bài không xa lạ, nhưng gợi mở nhiều suy ngẫm, đánh thức trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình và xã hội. Các câu hỏi được các em HS chuyên Văn đặt ra khi tìm hiểu đề bài trên như: Tiềm lực là gì? Tiềm lực có ở đâu? Tại sao cần đánh thức tiềm lực? Đánh thức tiềm lực bằng cách nào? Những ngộ nhận nào cản trở việc đánh thức tiềm lực?... đã
cho thấy sự tị mị, khát vọng tìm hiểu vấn đề một cách hệ thống và sâu sắc ở các em. Đó là cơ sở để nhiều em HS chuyên Văn phát huy được khả năng sáng tạo như thể đã đánh thức được tiềm lực ở trong mình.
Tóm lại:
Với những ưu thế riêng, đề mở vừa phù hợp với xu hướng đổi mới KTĐG theo định hướng phát triển NL của người học; vừa mở ra nhiều triển vọng trong công tác giảng dạy, nhất là trong hoạt động bồi dưỡng, phát triển NL sáng tạo cho HS chuyên Văn cấp THPT. Tuy vậy, cũng khơng nên tuyệt đối hóa giá trị của đề mở và phủ nhận hồn tồn vai trị của những đề bài được ra theo cách truyền thống. Bởi lẽ: Tác dụng của một đề văn trước tiên phụ thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh sử dụng của đề bài. HS nói chung và HS chun Văn nói riêng, khơng phải chỉ được phát triển NL với những đề bài mở, mà trong một số trường hợp rèn kĩ năng làm văn các em cũng rất cần được thực hành trên các đề bài có yêu cầu cụ thể, rõ ràng. Gắn với vấn đề phát triển NL sáng tạo ở HS chuyên Văn, sở dĩ chúng tôi xác định đề mở sẽ phát huy được ý nghĩa to lớn của nó vì: HS chun Văn cơ bản có nền tảng
kiến thức, kĩ năng tốt; đồng thời yếu tố quan trọng bậc nhất giúp phát triển năng khiếu của các em chính là NL sáng tạo.
1.4. Thực trạng của việc xây dựng và sử dụng đề mở hiện nay
1.4.1. Đề mở trong bối cảnh đổi mới KTĐG
Khảo sát các đề thi môn Ngữ văn dành cho HS trên phạm vi tồn quốc như kì thi Tốt nghiệp, kì thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng (trước 2014) và kì thi THPT Quốc gia (từ 2014 đến nay), thi HSG các cấp… trong thời gian vừa qua, có thể thể nhận thấy nhiều thay đổi về đề thi trong môn Ngữ văn.
- Giai đoạn trước năm 2002: Các đề thi Tốt nghiệp, Đại học chủ yếu yêu cầu HS nêu cảm nhận về cái hay, cái đẹp của TPVH hoặc lý giải những vấn đề văn học tương đối phức tạp. Đề thi thường gồm 2 câu đều liên quan đến kiến thức văn học thuần túy: một là yêu cầu phân tích, chứng minh vấn đề văn học trong một tác phẩm nào đó, hai là u cầu bình giảng một đoạn thơ/ bài thơ. Cịn các đề thi HSG mơn Văn thường chỉ gồm 1 câu, yêu cầu luận bàn về một vấn đề văn học nào đó, trên cơ sở kiến thức lý luận văn học tương đối hàn lâm.
- Từ năm 2002 đến năm 2008: Các đề thi Tốt nghiệp, Đại học được ra theo hướng kiểm tra những kiến thức văn học, bám sát trọng tâm các bài học trong chương trình. Từ mơ hình 2 câu trước đó, đề thi chuyển sang 3 câu với: 1 câu kiểm tra kiến thức cơ bản (2 điểm), 1 câu kiểm tra kiến thức văn học được vận dụng ít nhiều trong một tác phẩm tự sự hoặc trữ tình (5 điểm), 1 câu kiểm tra NL cảm thụ văn học (3 điểm). Chính vì đặt nặng u cầu tái hiện những kiến thức được học từ những bài giảng văn trong chương trình, nên HS chỉ cần học thuộc bài hoặc bắt chước văn mẫu là có thể đạt điểm cao. Tác giả Phan Trọng Luận (2006) đã đánh giá về những hạn chế của cách ra đề trong giai đoạn này như sau: Cái dở nhất của đề thi Văn hiện nay là chủ yếu nhắm
đến khâu tái hiện kiến thức theo kiểu nhớ lại chứ không chú ý đến vận dụng kiến thức của HS (…) quanh đi quẩn lại cũng chỉ có mấy kiểu đề với mấy chủ điểm quen thuộc: khơng bình giảng thì phân tích, khơng phân tích thì chứng
minh, khơng chứng minh thì cao hơn là bình luận. Trở đi trở lại cũng chỉ có mấy bài thơ, mấy đoạn trích quen thuộc. [25]
Trong hai giai đoạn trên, các đề mở trong mơn Ngữ văn gần như hồn tồn vắng bóng; cách hỏi trong đề cịn cơng thức, nội dung của đề chủ yếu xoay quanh một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong chương trình. Vì thế, các thầy cô giáo thường xuyên làm công tác luyện thi hồn tồn có thể dự đốn, sàng lọc những đề bài có thể sẽ thi hoặc khơng thi trong từng năm. Điều này dẫn đến tình trạng học tủ, học vẹt, học theo mẫu… rất nhiều trong môn Văn.
- Từ 2009 đến nay: Trong cả kì thi Tốt nghiệp/ THPT Quốc gia; Đại học và HSG; ngoài các câu hỏi thuần túy văn học, đề thi cịn có u cầu nghị luận về các vấn đề xã hội. Cách hỏi trong đề bài cũng đa dạng hơn: Có câu hỏi yêu cầu tái hiện kiến thức, có câu hỏi yêu cầu cảm thụ văn học, có câu hỏi yêu cầu HS vận dụng kiến thức được học để giải quyết một tình huống, một luận đề nào đó... Các đề mở vì thế xuất hiện ngày càng nhiều ở giai đoạn này. Một số đề mở được dư luận đánh giá cao, tạo hiệu ứng tốt trong hoạt động dạy học và KTĐG. Tuy vậy, không phải đề mở nào trong môn Ngữ văn cũng hợp lý, nhiều đề mở vẫn khiến dư luận hồi nghi, GV và HS vẫn cịn nhiều lúng túng, hoang mang.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đó?
- Thứ nhất: Xuất phát từ đặc thù bộ mơn Ngữ văn.
Theo cấu tạo chương trình mơn Ngữ văn ở trường THPT hiện nay, trọng tâm nằm ở phần Văn chứ không phải ở phần Ngữ. Mà văn chương là lĩnh vực của nghệ thuật, của tưởng tượng và sáng tạo, của những cảm xúc thẩm mỹ… vì thế rất khó để sử dụng các phương pháp đánh giá định lượng. Trong khi các đề thi, đáp án chấm trong môn Văn xưa nay thường được lượng hóa thành một số tiêu chí nội dung, hình thức để tiện cho việc chấm bài. Người chấm vì vậy vẫn thường có thói quen đếm ý để cho điểm. Điều này dẫn đến một thực tế, những người ra đề thi mơn Văn thường chọn giải pháp “an tồn” là ra những đề bài
đóng, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của những bài học trong chương trình để dễ dàng trong khâu làm đáp án. Các đề mở mơn Văn vì thế ít được lựa chọn.
- Thứ hai: Do chất lượng của nhiều đề mở trong môn Văn chưa tốt.
Bên cạnh những đề văn đơn điệu, bó trịn trong những khn khổ kiến thức nhất định cịn có những đề văn mở những chưa đảm bảo những yêu cầu cần thiết của một đề bài. Nhiều đề kiểm tra chưa được thực hiện theo quy trình hợp lí, nên cịn hiện tượng đề mở mà khơng khuyến khích sáng tạo, trái lại rất tù mù, đánh đố HS. Đây là sự mâu thuẫn lớn khi đề thi muốn đánh giá được NL sáng tạo của HS nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu về tính vừa sức, tính khoa học đối với một đề bài. Đó là lí do khiến cho nhiều đề thi trong môn Văn đã “mở quá đà”, khiến cho HS cảm thấy chán nản và áp lực. Một số đề mở khác thì xa rời bản chất mơn học, khơng có tính giáo dục và thẩm mỹ. Cách hỏi trong nhiều đề thi khiến cho HS có cảm giác khơng cần học mơn Văn cũng có thể làm được đề bài đó.
Dưới đây là một ví dụ được dẫn từ đề thi chọn HSG Thành phố Hải Phòng, năm học 2013 - 2014:
Người mẫu Ngọc Trinh từng trả lời phỏng vấn rằng: "Yêu không có tiền thì cạp đất mà ăn à?".
Mới đây cô gái trẻ Lê Thị Huyền Anh (biệt danh "Bà Tưng") khi trả lời một trang mạng xã hội, cũng thẳng thắn: "Tơi mơ ước có nhiều đại gia, nhiều người giàu quan tâm đến mình, cho tơi thật nhiều tiền”
(Theo Vietnamnet) Từ những hiện tượng trên, anh/chị hãy viết một bài văn (tối đa 800 từ) về chủ đề: Tiến bộ xã hội và ước mơ đại gia của cô gái trẻ.
(Theo http://www.doisongphapluat.com, ngày 09/10/2013)
Rõ ràng đề thi đã tạo được ấn tượng khá mới mẻ khi đề cập đến những hiện tượng “hot” trong xã hội, cách hỏi của đề bài cũng tạo cơ hội để HS bày tỏ quan điểm riêng. Tuy nhiên, đề thi này khơng có ý nghĩa tích cực trong việc giáo dục HS. Bởi lẽ, các nhân vật như Ngọc Trinh, Bà Tưng vốn nổi
tiếng trong giới trẻ vì lối sống thực dụng, phát ngơn gây sốc và những hành vi phản cảm… Những nhân vật này không phù hợp để khơi gợi suy ngẫm của HS về “tiến bộ xã hội” và “ước mơ của giới trẻ”. Với đề thi này, có thể sẽ có khơng ít HS ở lứa tuổi THPT vì non nớt, thiếu hiểu biết, thích hưởng thụ sẽ đồng tình với lối sống thực dụng của các nhân vật nêu trên. Như thế, đề thi vơ hình chung đã khơi gợi trong các em những suy nghĩ, tình cảm, thái độ sai trái. Còn nếu buộc các em thể hiện trong bài viết những quan điểm phù hợp chuẩn mực đạo đức của xã hội thì có thể lại mâu thuẫn với mục tiêu của một đề mở là cho phép HS được tự do, sáng tạo, thể hiện quan điểm và NL của bản thân.
Đây là những tồn tại khiến nhiều người đã cảnh báo về sự xuất hiện ngày càng nhiều những đề thi mở ép, những bài thi thảm họa ở môn Ngữ văn [29].
1.4.2. Vấn đề xây dựng đề mở nhằm phát triển NL sáng tạo cho HS chuyên Văn cấp THPT
Do yêu cầu của các kì thi HSG nên đề mở dành cho HS chuyên Văn với mục tiêu phát triển NL sáng tạo chủ yếu ở hai dạng: NLXH và NLVH. Qua khảo sát một số đề thi dành cho HS chuyên Văn cấp THPT trong các kì thi chọn HSG các cấp… có thể thấy sự chuyển biến tích cực trong cả hai dạng đề mở NLXH và NLVH dành cho HSG trong mơn Ngữ văn.
Cụ thể:
- Tính mở trong dạng đề NLXH:
Một vài năm trước đây, các đề NLXH chủ yếu yêu cầu HS luận giải, minh họa cho một ý kiến, một tư tưởng, một hiện tượng xã hội nào đó. Ví dụ: Đề thi chọn HSG lớp 10 năm 2011 (khu vực Duyên hải và đồng bằng Bắc bộ) yêu cầu HS viết một bài văn chia sẻ suy nghĩ của mình về câu nói: Vũ trụ có
nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt vời nhất là trái tim người mẹ. Tính mở
của những đề bài như trên, chủ yếu dừng lại ở chỗ cho phép HS được tự do nêu quan điểm, cảm nghĩ của mình; tự do lựa chọn dẫn chứng và cách thức lập luận để làm sáng tỏ vấn đề định sẵn.
Các đề NLXH dành cho HS chuyên Văn cấp THPT trong thời gian gần đây đã trở nên mới mẻ, thú vị hơn với sự xuất hiện của các đề bài đặt HS trước những tình huống, những vấn đề có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá.
Ví dụ đề NLXH trong đề thi HSG Quốc gia năm 2017 được ra như sau:
Ngày xưa, ở một xứ nọ, có một vị vua rất yêu đàn gia súc của mình. Khi phải chuyển chúng từ vườn thượng uyển ra ni ở ngồi đồi núi, ngài cần một người hoàn toàn tin cậy để trông nom. Cất công đi khắp nơi, cuối cùng, quan qn tìm được bác nơng dân Masaro người được coi là thật như đếm. Vua truyền cứ cuối tuần, bác phải vào cung bẩm báo trung thực về đàn gia súc. Mọi việc đều diễn ra tốt đẹp. Sự trung thực của Masaro làm nhà vua rất hài lòng và cũng khiến ngài nhận ra tư cách thấp kém của nhiều cận thần. Do đố kị, quan tể tướng đã gièm pha rằng, trên đời làm gì có người thật thà như thế, và xúc xiểm: lần tới Masaro sẽ nói dối vua. Do tin tưởng Masaro, nhà