CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.3. Ƣu thế của đề mở trong việc phát triển NL sáng tạo cho HS chuyên
1.3.1. mở giúp phát triển NL tư duy sáng tạo
em với năng khiếu văn học sẵn có cịn có thể đạt tới những mức độ cao hơn, vượt ra ngoài các mức độ sáng tạo đã được thể hiện trong thang mô tả trên.
1.3. Ƣu thế của đề mở trong việc phát triển NL sáng tạo cho HS chuyên Văn cấp THPT Văn cấp THPT
1.3.1. Đề mở giúp phát triển NL tư duy sáng tạo cho HS chuyên Văn cấp THPT THPT
Đề mở với đặc điểm không bị đóng khung mô ̣t cách cứng nhắc vào những quan điểm, nhâ ̣n đi ̣nh có sẵn và khơng bị gị bó bởi những yêu cầu buộc phải thực hiện kiểu mệnh lệnh… nên đứng trước một đề mở đồng nghĩa với việc người làm bài đứng trước một sự lựa chọn, một sự tìm đường đầy gian nan mà cũng đầy hứng thú. Vì khơng có những chỉ dẫn tận nơi kiểu bày cỗ, nên người làm bài sẽ phải tự suy nghĩ, cân nhắc cách thức triển khai bài viết sao cho hiệu quả, phù hợp với vấn đề mà đề đã gợi mở. Ở HS chun Văn cấp THPT; chính việc tìm ý, triển khai ý cho các đề mở sẽ là một trong số những biện pháp rèn tư duy hiệu quả. Các em sẽ tránh được cách tư duy máy móc, vụn vặt; thay vào đó là khả năng khái quát vấn đề, lựa chọn những luận điểm then chốt để triển khai bài làm sao cho hiệu quả.
Xét đề bài ví dụ:
Với đề bài trên, rõ ràng HS khơng có những chỉ dẫn cụ thể về thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hay được định hướng, khoanh vùng phạm vi tư liệu thật cụ thể. Song, chính điều đó sẽ giúp cho các em buộc phải động não, suy tư để phát triển ý thành một bài viết thể hiện quan điểm cá nhân. Từ yêu cầu viết một bài văn với tiêu đề Lời xin lỗi - HS sẽ tự xác định được vấn đề
mình cần bàn luận trong bài là một biểu hiện của văn hóa ứng xử. Đó là lời nói và hành động của con người khi nhận thức được những sai lầm của bản thân, thể hiện mong muốn được khắc phục những sai lầm đó. Từ đây, những ý tưởng sáng tạo trong mỗi cá nhân sẽ có cơ hội được nảy nở. Liên quan đến lời xin lỗi trong cuộc sống, HS chuyên Văn có thể phát triển ý cho bài văn bằng những câu hỏi như: Lời xin lỗi của đối tượng nào hướng đến đối tượng nào?
Lời xin lỗi được thể hiện ra sao? Lời xin lỗi có ý nghĩa thế nào với người nói và người nhận? Làm thế nào để lời xin lỗi thực sự là một biểu hiện của văn hóa ứng xử?... Trong khi tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến vấn đề cần
nghị luận, tùy thuộc vào vốn sống và khả năng tư duy, mỗi HS chuyên Văn sẽ có câu trả lời riêng để tạo nên dấu ấn cá nhân đậm nét trong bài viết của mình. Ví dụ: Về cách thể hiện lời xin lỗi của con người trong cuộc sống, có thể có HS sẽ nghĩ đến những lời xin lỗi chân thành, thể hiện thái độ ăn năn của người mắc lỗi; có HS sẽ hình dung về những lời xin lỗi thầm kín, gián tiếp được thể hiện trong từng cử chỉ, thái độ, hành vi của con người; có HS lại nghĩ đến những lời xin lỗi giả tạo với mục đích xấu xa… HS cũng có thể luận bàn về đối tượng cần nói lên lời xin lỗi trong cuộc sống và về cách đón nhận lời xin lỗi của người khác. Bên cạnh đó, HS cũng có thể lựa chọn một cách bố cục bài văn độc đáo, tổ chức các luận điểm theo một trình tự hợp lý, để việc trình bày vấn đề trở nên ấn tượng và thuyết phục hơn.
Như vậy: Đề mở có thể làm giảm đi phần nào sự cụ thể, rõ ràng so với cách ra đề truyền thống nhưng bù lại sẽ tạo cảm hứng và động lực cho sự phát triển tư duy lo-gic, khả năng suy luận, khái quát vấn đề. Đây là nền tảng quan trọng cho sự hình thành, phát triển NL sáng tạo ở HS chuyên Văn THPT.