CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Nguyên tắc xây dựng đề mở nhằm phát triển NL sáng tạo cho HS
2.1.1. Đảm bảo tính khoa học
- Đề kiểm tra/ đề thi phải bám sát mục tiêu mơn học
Có thể nói, tự do chính là khn khổ của một đề mở. Thơng thường hai chữ “tự do” thường gợi ra sự thoải mái, phóng túng; nhưng với một đề mở thì hai chữ “tự do” phải được hiểu như một loại khuôn khổ, một thứ giới hạn để
người làm đề tự cân nhắc, cảnh tỉnh mình trong khi thiết kế đề bài. Bởi lẽ: không thể lấy cớ là đề mở mà ra những yêu cầu hoàn toàn xa lạ với HS. Người ra đề cần phân biệt: Đề có tính thử thách và đề đánh đố. Tính thử thách giống như những “ổ gà” trong hành trình phát triển NL của người học; vấp phải những “ổ gà” đó các em sẽ có những trải nghiệm, kinh nghiệm để vượt qua những chướng ngại lớn hơn. Còn sự đánh đố tức là dồn HS vào chỗ không thể hiểu, không thể thực hiện nổi yêu cầu của đề; điều này lại chỉ mang đến những tác động tiêu cực cho HS, thậm chí khiến các em ngao ngán, chán nản, bng xi…
Để đáp ứng tính khoa học về mặt nội dung, khi biên soạn đề mở, người ra đề cần lấy mục tiêu môn học làm căn cứ. Mục tiêu về kĩ năng, kiến thức, thái độ cần đạt được ở mơn học trong chương trình chính là điểm cố định; mà từ đó người soạn đề có thể lựa cách hỏi phù hợp, làm sao để trên nền tảng chung vẫn có thể đánh thức được cảm hứng và NL riêng của từng HS. Đề mở như vậy mới tạo nên động cơ sáng tạo cho HS.
- Đề kiểm tra/ đề thi phải đảm bảo chuẩn mực trong trình bày, diễn đạt
Tính khoa học của một đề mở trong mơn Ngữ văn, cịn được thể hiện ở những u cầu về việc trình bày, diễn đạt. Do tính đa nghĩa, tính hình tượng, tính biểu cảm của ngơn từ và sự phụ thuộc vào từng hồn cảnh sử dụng khác nhau… có thể một từ ngữ, một câu nói, một cách diễn đạt nhưng sẽ gợi ra nhiều cách hiểu. Cùng với đó, tình hình tài liệu và in ấn hiện nay xảy ra nhiều trường hợp sai lệch về văn bản, thiếu rõ ràng về xuất xứ. Vì vậy để đảm bảo tính khoa học của một đề văn; người ra đề cần nghiên cứu, lựa chọn cách diễn đạt thật chính xác, tường minh; trích dẫn đúng câu chữ và quy cách.
+ Về mặt diễn đạt:
Cần tránh hai biểu hiện: Một là lối diễn đạt vòng vo, dài dòng, dẫn dắt lộ liệu ý tưởng, thể hiện sự áp đặt từ phía người ra đề. Hai là quá kiệm từ, không thể hiện rõ yêu cầu của đề, khiến HS hoang mang. Với các đề thi cho HS chuyên Văn, thì biểu hiện thứ hai thường xảy ra hơn biểu hiện thứ nhất,
do các thầy cơ giáo có ý thức cao trong việc tạo ra độ mở của đề ngay từ cách diễn đạt. Về điểm này, có người quan niệm: Câu chữ trong đề càng cơ đọng, hàm súc thì HS càng có dịp để phát huy trí tưởng tượng; tính mở của đề vì thế cũng cao hơn. Vì thế, xuất hiện nhiều đề văn mà câu chữ được giản lược đến mức tối đa, có khi chỉ cịn một hoặc một vài chữ như: hoa, ngọn lửa, giới hạn,
phù sa… Thiết nghĩ, với HS chuyên Văn, những ý tưởng ra đề như trên có khả năng gợi mở cao, kích thích tưởng tượng và suy ngẫm sâu sắc của các em. Tuy nhiên để các em hiểu đúng, bàn luận sâu sắc, không rơi vào trạng thái hoang mang khi chưa hiểu được mục đích hỏi của đề; người ra đề nên có những định hướng nhất định. Ví dụ: Thay vì chỉ có một chữ Hoa trong đề, có thể diễn đạt bằng cách hỏi cụ thể và gợi cảm hơn như: Cuộc sống có mn sắc hoa tươi thắm. Lấy cảm hứng từ Hoa, anh/chị hãy viết một bài văn để bày tỏ những cảm nghĩ của mình. Với đề ra như vậy, tính mở của đề vẫn được đảm bảo, đồng thời giúp cho HS có cảm hứng hơn trước mn lồi hoa trong cuộc sống. Sự dẫn dắt này không phải là cầm tay chỉ việc, thui chột cá tính của HS; mà là sự chắp cánh cho những ý tưởng sáng tạo trong cảm nhận về
Hoa. Các em có thể tư duy, bày tỏ suy nghĩ về Hoa từ nhiều phương diện:
hoa trong thế giới tự nhiên, hoa trong đời sống xã hội; hoa của thiên nhiên, hoa trong tâm hồn con người; hoa trong lao động, học tập, chiến đấu; hoa ngày xưa, hoa hôm nay… Như thế, bài viết của các em chắc chắn sẽ có cảm xúc, sự tự tin và sáng tạo hơn.
+ Về việc trích dẫn:
Đề văn cần trích dẫn đầy đủ, chính xác tư liệu từ các nguồn cụ thể. Sự chính xác này khơng chỉ dừng lại ở ý nghĩa khái quát của tư liệu, mà ở cả những tiểu tiết như: dấu câu, chữ viết (in thường hay in hoa), hình thức trình bày… Trong việc sử dụng các tư liệu để ra đề, cần ưu tiên lựa chọn những tư liệu có xuất xứ rõ ràng; biểu hiện bằng việc có thơng tin về tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản, năm xuất bản cụ thể và chuẩn xác… thay vì sử dụng những tư liệu trơi nổi, được dẫn lại bằng trí nhớ của người khác. Nếu là các tư liệu có
nguồn dẫn từ SGK, STK hiện hành; thì cần lựa chọn bản in gần nhất và đang được sử dụng phổ biến cho HS.
+ Về việc trình bày:
Đề thi/ đề kiểm tra cần được trình bày thống nhất về font chữ, cỡ chữ; đảm bảo bố cục rõ ràng; thể hiện rõ tỉ lệ điểm giữa các câu trong đề bài.