Tình hình chung củaViện Đại học Mở Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên hệ từ xa tại viện đại học mở hà nội (Trang 50)

1. Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1. Tình hình chung củaViện Đại học Mở Hà Nội

2.1.1. Khái quát về Viện Đại học Mở Hà Nội

Viện Đại học Mở Hà Nội là một trường Đại học công lập đa ngành được thành lập ngày 03/11/1993 theo Quyết định số 535/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiền thân của Viện Đại học Mở Hà Nội là Đại học tại chức Hà Nội, sau đó là Viện Đào tạo Mở rộng I. Năm 1993 mới thành lập Viện Đại học Mở Hà Nội. Đây là cơ sở đào tạo cơng lập nhằm nghiên cứu và phát triển loại hình ĐTTX trên cơ sở đào tạo chính quy và vừa làm vừa học.“Viện Đại học Mở

Hà Nội là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu các loại hình ĐTTX, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội, góp phần tăng tiềm lực cán bộ khoa học, kỹ thuật cho đất nước”.

* Các đơn vị trực thuộc Viện Đại học Mở Hà Nội

1/ Khoa và ngành đào tạo

Hiện Viện có 13 khoa, đào tạo 16 ngành/ chuyên ngành, cụ thể:

STT Khoa Ngành/ Chuyên ngành đào tạo

1 Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Quản trị Kinh doanh Kế toán

2 Tài chính - Ngân hàng Tài chính - Ngân hàng

3 Luật Luật Kinh tế

Luật Quốc tế

4 Du lịch QTKD (Du lịch - Khách sạn)

QTKD (Hướng dẫn Du lịch)

5 Tiếng Anh Ngôn ngữ Anh

6 Tiếng Trung Quốc Ngôn ngữ Trung Quốc

7 Tạo dáng công nghiệp Thiết kế đồ họa Thiết kế thời trang

8 Kiến trúc Thiết kế nội thất Kiến trúc

9 Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin 10 Công nghệ Sinh học Công nghệ Sinh học

11 Công nghệ Điện tử Thông tin Công nghệ Kỹ thuật điện tử, truyền thông

12 Đào tạo Từ xa 7 chuyên ngành

13 Sau đại học 5 chuyên ngành

2/ Các Trung tâm phục vụ đào tạo

1. Trung tâm Phát triển đào tạo

2. Trung tâm Đào tạo trực tuyến (E-learning) 3. Trung tâm Học liệu

4. Trung tâm Thông tin -Thư viện 5. Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ sinh viên 6. Trung tâm Công nghệ thông tin 7. Trung tâm Hợp tác đào tạo

8. Trung tâm Đại học Mở HN tại Đà Nẵng 9. Trung tâm Tư vấn Pháp luật

3/ Các phòng chức năng

1. Phòng Quản lý Đào tạo 2. Phịng Tổ chức - Hành chính 3. Phịng Kế hoạch - Tài chính

4. Phịng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế 5. Phịng Cơng tác Chính trị và Sinh viên

6. Phịng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng 7. Phịng Thanh tra

2.1.2. Loại hình và quy mơ đào tạo của Viện Đại học Mở Hà Nội

2.1.2.1. Loại hình đào tạo

- Chính quy

- Vừa học vừa làm - Từ xa

- Liên thông cao đẳng lên đại học - Liên kết với các trường nước ngồi

2.1.2.2. Quy mơ đào tạo

Hiện nay, Viện Đại học Mở Hà Nội đang thực hiện đào tạo cho 36.847 học viên, sinh viên các loại hình, bậc học và hệ đào tạo với chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao.

Số lượng sinh viên, học viên đang theo học: 36.847 sinh viên * Thạc sỹ: 849

* Đại học: 35.933 (Chính quy: 9.424; Bằng 2: 1.266; Liên thông: 166; VLVH: 1.346; Từ xa: 17.106)

* Cao đẳng: 65

Cùng với việc mở rộng quy mơ, ngành đào tạo, loại hình và các cấp độ đào tạo, Viện Đại học Mở Hà Nội cũng không ngừng đầu tư công nghệ phục vụ đào tạo, học liệu điện tử và cải tiến phương pháp giảng dạy, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng nguồn nhân lực.

2.1.3. Đào tạo từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội

2.1.3.1. Mạng lưới đào tạo từ xa của Viện Đại học Mở Hà Nội

Với chức năng nhiệm vụ được giao là tạo cơ hội học tập cho tất cả mọi người. Hiện nay, Viện Đại học Mở Hà Nội đang phối hợp với 90 cơ sở liên kết đào tạo tuyển sinh đại học hệ từ xa. Các đơn vị liên kết nằm rải rác ở tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc, nhưng tập trung chủ yếu tại khu vực miền Bắc.

Các cơ sở liên kết đều là các cơ quan giáo dục có chức năng liên kết đào tạo (cơ sở pháp lý), đó là các trường đại học, các trường cao đẳng, các hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên từ tỉnh, thành phố đến các trung tâm giáo dục thường xuyên của thị xã, huyện:

- Các đơn vị thuộc khu vực miền Trung Tây nguyên: 15 đơn vị (chiếm 16.67%);

- Các đơn vị thuộc khu vực miền Nam: 03 đơn vị (chiếm 3.33%);

Trong đó:

- Các đơn vị thuộc khu vực đồng bằng: 73 đơn vị (chiếm 81.11%); - Các đơn vị thuộc khu vực miền núi: 17 đơn vị (chiếm 18.89%).

2.1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý hệ từ xa của Viện Đại học Mở Hà Nội

Bộ máy tổ chức quản lý hệ từ xa của Viện Đại học Mở bao gồm một tổ hợp liên kết giữa Khoa ĐTTX - Phòng Quản lý đào tạo - Trung tâm Phát triển đào tạo và một số Khoa chuyên ngành.

Trong đó Khoa Đào tạo từ xa nắm vai trò chủ chốt về việc đào tạo và quản lý đào tạo, bao gồm:

- Quản lý nội dung, chương trình đào tạo.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, kế hoạch học tập, kế hoạch thi hết học phần, hết môn và ôn thi tốt nghiệp.

- Điều phối giảng viên tham gia hướng dẫn môn học, hướng dẫn tiểu luận trực tiếp hoặc qua mạng.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá (tổ chức thi, giám sát và chấm thi) - Tổ chức các hoạt động tập thể cho sinh viên.

- Phối hợp cùng các đơn vị chức năng trong Viện tổ chức thi tốt nghiệp, cấp bằng đại học cho sinh viên hệ từ xa.

Hiện nay, Khoa ĐTTX có 18 cán bộ cơ hữu, Ban Chủ nhiệm khoa gồm 03 đồng chí, tồn khoa có 01 tiến sĩ, 03 nghiên cứu sinh, 09 thạc sĩ, 04 cán bộ đang theo học cao học. Ngồi ra, Khoa cịn có Hội đồng khoa học & đào tạo, Hội đồng tư vấn của khoa gồm nhiều nhà khoa học có uy tín trong nước.

* Trung tâm phát triển đào tạo có nhiệm vụ trong việc tiếp nhận đầu vào, xếp lớp, sắp xếp lịch học, lịch thi phù hợp và kịp thời cho từng nhóm đối tượng sinh viên được xét tuyển.

* Phòng Quản lý đào tạo phối hợp với Trung tâm Phát triển đào tạo và Khoa ĐTTX trong các đợt thi tốt nghiệp, các đợt khai giảng, tổ chức phát bằng cho sinh viên hệ từ xa.

2.2. Thực trạng HĐTH của sinh viên hệ từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội

2.2.1. Thực trạng của sinh viên hệ từ xa Viện Đại học Mở Hà Nội

* Về thống kê tình hình sinh viên

Trong số 17.106 sinh viên đang theo học hệ từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội, trong đó số lượng sinh viên có độ tuổi từ 25-45 là chủ yếu (chiếm 80%). Số sinh viên trên 45 tuổi chiếm 7%. Còn lại là sinh viên có độ tuổi từ 18- 24. Như vậy, sinh viên theo học từ xa đa số là những người lớn tuổi, họ đã có việc làm và nhiều người giữ các vị trí quan trọng trong xã hội. Nhiều người đã có tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, thậm chí có những sinh viên đã có bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ.

* Về thái độ học tập: Có thể phân chia người học từ xa theo 4 nhóm: - Nhóm 1: Thực sự cần kiến thức, kỹ năng bậc đại học để làm việc hiệu quả. Sinh viên hệ đào tạo từ xa đa số ở nhóm này. Họ có thái độ học tập chủ động. Nhiều người có khả năng học tập tốt hơn sinh viên hệ chính quy tập trung.

- Nhóm 2: Cần văn bằng trình độ đại học để phù hợp với vị trí cơng việc.

Các sinh viên này chỉ nhằm mục đích hợp thức hóa trình độ đại học, động cơ học tập thực dụng.

- Nhóm 3: Chuẩn bị chuyển đổi ngành nghề sang vị trí mới nơi làm việc.

Các sinh viên này có ý định vừa học để lấy kiến thức, vừa để hợp lý hóa văn bằng, động cơ học tập ổn định.

- Nhóm 4: Học tập theo phong trào. Họ ít chuyên tâm học tập, động cơ

học tập thụ động, đối phó. Tuy nhiên, nhóm này chỉ cá biệt, khơng có nhiều. * Về trình độ, năng lực nhận thức, kỹ năng học tập: Có thể kể đến những đặc điểm sau:

- Người học có sự khác biệt lớn (về nhận thức, ngơn ngữ, văn hóa xã hội, vận động, khả năng và quan điểm…).

- Hầu hết còn hạn chế về kỹ năng, phương pháp học tập, đặc biệt là khả năng tự học.

- Người học dễ tư duy và hành động theo những kinh nghiệm chủ quan. - Nhịp độ và phong cách học tập khác biệt và khó hội nhập.

Trên đây là những đặc điểm có tính chất đặc thù của sinh viên hệ từ xa thuộc Viện Đại học Mở Hà Nội. Tuy nhiên, ngoài những đặc điểm này, các yếu tố khác được trình bày trong các phần dưới đây cũng cần được xem xét để từ đó xây dựng nên những biện pháp phù hợp, tác động có hiệu quả vào q trình tự học của sinh viên hệ từ xa.

2.2.2. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa - vai trò và động cơ của sinh viên hệ từ xa về việc tự học

2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên hệ từ xa về ý nghĩa và vai trò của việc tự học

Để nâng cao hiệu quả dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung thì phải chú trọng nâng cao năng lực tự học cho sinh viên. Tinh thần của các Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) và Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) đã được thể chế hóa trong Luật giáo dục 2005 ở điều 36b như sau: “Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng bồi dưỡng năng lực tự học, tự

nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng". Có được

năng lực tự học mới có thể học suốt đời được. Vì vậy, ở đại học, quan trọng nhất là học cách học.

Phương pháp giáo dục mới " lấy người học làm trung tâm" với mục tiêu trang bị cho người học khơng chỉ kiến thức chun mơn mà cịn cả những kỹ năng, năng lực giao tiếp, khả năng phân tích, sáng tạo và có óc phê phán, suy nghĩ độc lập. Theo quan điểm "dạy học lấy người học làm trung tâm", việc dạy học phải xuất phát từ người học, tức là phải xuất phát từ nhu cầu, động cơ, đặc

điểm và điều kiện của người học. Những nhu cầu học tập của sinh viên phản ánh những yêu cầu của xã hội nhưng có những nét riêng. Dạy học lấy “sinh viên làm trung tâm”, đầu tiên phải nhận thức đúng đối tượng người học trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, với những ưu điểm và nhược điểm,... Có nghĩa là phải tiến hành việc học tập trên cơ sở có hiểu biết những năng lực đã có của sinh viên. Phải để cho sinh viên hoạt động cả về thể chất và tinh thần chứ không để cho sinh viên bị động tiếp thu mà địi hỏi sinh viên phải tích cực suy nghĩ, tích cực hoạt động. Phải động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để sinh viên thường xuyên tự kiểm tra, tự đánh giá quá trình học tập của mình để khơng ngừng cải thiện phương pháp học tập dần dần tiến lên có được phương pháp tự học, tự đào tạo, tự giải quyết các vấn đề trong lý luận và thực tiễn một cách độc lập, sáng tạo, qua đó có được ý chí và năng lực tự học sáng tạo suốt đời.

ĐTTX là phương thức mà phần lớn thời gian sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu. Vì thế, nếu sinh viên khơng nhận thức đúng về việc tự học thì việc tiếp cận với hàng đống kiến thức vơ cùng khó khăn. Nếu như ở các hệ đào tạo khác, nguồn kiến thức sẽ được các thầy cô cập nhật hàng ngày bằng những giờ giảng bài trên lớp thì ở hệ ĐTTX, sinh viên phải đọc tài liệu và nghiên cứu mơn học đó. Trước kỳ thi hết học phần, chỉ có 4 buổi giải đáp thắc mắc, sinh viên là người chủ động đưa ra những câu hỏi cho giảng viên để giảng viên giải đáp. Rõ ràng việc tự học ở đây vơ cùng quan trọng. Chính vì vậy, làm thay đổi nhận thức của sinh viên về HĐTH là hết sức cần thiết.

Để có những số liệu cụ thể để đánh giá sát thực trạng về nhận thức của sinh viên, chúng tơi đã thăm dị ý kiến của 150 sinh viên hệ từ xa.

Số phiếu phát ra là 150, số phiếu thu về là 150, 100% các phiếu đạt yêu cầu về nội dung thơng tin. Sau khi thống kê, phân tích, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Thứ nhất, thực trạng nhận thức về sự cần thiết của HĐTH, chúng tơi đặt câu hỏi: Bạn vui lịng cho biết mức độ cần thiết của HĐTH trong quá trình theo học ĐHTX và chia ra 4 mức độ : Rất cần thiết; Cần thiết; Ít cần thiết; Khơng cần thiết.

Số sinh viên được hỏi cho rằng tự học là rất cần thiết là 56,7%; cần thiết là 21,3%; ít cần thiết là 14%; khơng cần thiết: 8%.

Qua kết quả trên, chúng ta thấy rằng, hầu hết sinh viên hệ từ xa khi được hỏi đều trả lời ngay rằng: Tự học là rất cần thiết trong đào tạo ĐTTX. Nhưng trên thực tế, khi gặp chúng tôi, đa số sinh viên đều bày tỏ mong muốn có nhiều buổi học “mặt giáp mặt” hơn, vì tự học các chương trình hệ ĐTTX là việc làm khó khăn đối với họ.

Ngồi yếu tố tự nhận thức của bản thân mỗi sinh viên, tỉ lệ này cũng cho thấy hiệu quả của quá trình giáo dục, tuyên truyền và phổ biến học theo hình thức ĐTTX của nhà trường tới toàn thể sinh viên. Việc nhận thức của sinh viên về hoạt động tự học ngày càng được định hướng đúng đắn.

Thứ hai, thực trạng về nhận thức của sinh viên hệ từ xa với vai trị của việc tự học, chúng tơi nêu ra các vai trò và cho điểm ở 4 mức độ: Rất quan trọng: 3 điểm; Quan trọng: 2 điểm; Ít quan trọng: 1 điểm; Khơng quan trọng: 0 điểm.

Sau đó tổng hợp xếp thứ bậc. Tổng điểm tương ứng sẽ được đánh giá theo thứ bậc từ cao xuống thấp

Bảng 2.1: Kết quả khảo sát mức độ quan trọng về vai trò của hoạt động tự học Vai trò của tự học Mức độ Tổng điểm Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Khơng quan trọng Thứ bậc đánh giá SL % SL % SL % SL % Củng cố và nắm vững kiến thức 50 33,3 86 57,4 12 8,0 2 1,3 334 1 Mở rộng kiến thức 45 30,0 72 48,0 21 14,0 12 8,0 300 3 Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập 32 21,3 95 63,4 18 12,0 5 3,3 304 2 Tự tin trong học tập và công tác

sau này 27 18,0 80 53,4 35 23,3 8 5,3 276 4 Nâng cao khả năng phân tích,

tổng hợp vấn đề 28 18,7 78 52,0 32 21,3 12 8,0 272 5 Hình thành và phát triển nhân

cách 15 1,0 85 56,6 28 18,6 22 14,8 243 7 Phát triển khả năng giải quyết tình

Thơng qua bảng khảo sát cho thấy: Hầu hết sinh viên có nhận thức đúng đắn về việc tự học. Nhóm sinh viên cho rằng tự học là cách tốt nhất để củng cố, nắm vững kiến thức được đánh giá cao (xếp thứ bậc 1); số sinh viên khác

lại cho rằng tự học sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo

trong học tập trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của bản thân cũng quan trọng

không kém (xếp thứ bậc 2); tự học để mở rộng kiến thức (xếp thứ bậc 3). Các vai trò cịn lại kết quả đánh giá của sinh viên khơng cao. Phần đông sinh viên nhận thức được trong q trình học tập ở đại học, vai trị chủ đạo của người thầy khác xa so với ở phổ thơng vì học ở đại học là thầy chỉ là người tổ chức,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên hệ từ xa tại viện đại học mở hà nội (Trang 50)