.3 Kết quả khảo sát thực trạng nội dung tự học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên hệ từ xa tại viện đại học mở hà nội (Trang 61)

2.2.3.1. Thực trạng nội dung tự học của sinh viên hệ từ xa

Nội dung tự học của sinh viên cũng là một trong những yếu tố quan trọng sẽ quyết định đến kết quả học tập trong suốt quá trình. Bởi khi đã xác định được cần phải học cái gì và hồn thành nội dung tự học theo mình đề ra nghĩa là sinh viên đã có kế hoạch tự học và thực hiện được kế hoạch tự học.

Bảng 2.3: Kết quả khảo sát thực trạng nội dung tự học của sinh viên hệ từ xa của sinh viên hệ từ xa

TT Nội dung tự học lƣợng Số Tỉ lệ %

1 Học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn 25 16,6 2 Học nguyên văn theo sách giáo khoa 18 12,0 3 Kết hợp học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn

và học nguyên văn theo sách giáo khoa 87 58,0 4

Kết hợp học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn, học nguyên văn theo sách giáo khoa và các tài liệu nâng cao, tài liệu tham khảo

20 13,4

Kết quả khảo sát thực tế cho thấy:

- Có 16,6% sinh viên học theo yêu cầu giảng viên hướng dẫn; - Có 12% học nguyên văn theo sách giáo khoa;

- Có 58% kết hợp học theo yêu cầu giảng viên hướng dẫn và học nguyên văn theo sách giáo khoa;

- Có 13,4% kết hợp học theo yêu cầu giảng viên hướng dẫn, học nguyên văn theo sách giáo khoa và các tài liệu nâng cao, tài liệu tham khảo.

Kết quả khảo sát này phần nào phản ánh đúng thực tế việc xác định động cơ học tập của sinh viên hệ từ xa như đã trình bày ở trên. Từ việc xác định động cơ học là để có sự hiểu biết rộng, học để có việc làm tốt trong tương lai, sinh viên đã biết chọn lọc những nội dung học phù hợp. Các bạn sinh viên

hệ từ xa mặc dù đã cố gắng nhưng mới chủ yếu lựa chọn theo phương pháp kết hợp học theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và học nguyên văn theo sách giáo khoa (chiếm 58%), chứ chưa tự tìm tịi, trau dồi kiến thức thơng qua tài liệu tham khảo, thông qua tài liệu nâng cao, vì vậy, nội dung này mới chiếm có 13,4% phiếu đánh giá, bình chọn của các bạn sinh viên.

Ngồi ra, trong q trình khảo sát, điều tra chúng tơi cũng có ghi nhận một vài trường hợp sinh viên khi được hỏi đã rất lúng túng trong việc xác định nội dung học tập của mình. Lúng túng là vì theo các bạn việc xác định nội dung học tập cũng phần nào phụ thuộc vào tâm trạng và sở thích tùy hứng.

Như vậy, có thể nói, đại đa số sinh viên hệ từ xa đã xác định cho mình được nội dung học tập phù hợp với động cơ học tập. Việc cần làm của phía nhà trường và thầy cô giáo là thường xuyên vun đúc, khuyến khích sinh viên kiên trì đi theo định hướng, mục tiêu đã đặt ra.

2.2.3.2. Thực trạng phương pháp tự học của sinh viên hệ từ xa

Phương pháp tự học chính là chiếc chìa khóa đưa người học tới thành công. Thực trạng việc sử dụng phương pháp tự học chúng ta có thể thấy được qua bảng thống kê sau:

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng phƣơng pháp tự học của sinh viên hệ từ xa

TT Phƣơng pháp tự học Số lƣợng Tỉ lệ %

1 Lập kế hoạch tự học và thực hiện theo kế hoạch tự học 12 8,0

2 Xác định mục tiêu tự học 7 4,7

3 Tự đào sâu suy nghĩ để đạt được mục tiêu 11 7,4 4 Trao đổi cùng nhóm bạn để hồn thành nhiệm vụ 27 18,0 5 Khi gặp khó khăn hỏi thầy, hỏi bạn để hoàn thành nhiệm vụ 25 16,6 6 Kết hợp các phương pháp ghi nhớ, tư duy, vận dụng để giải quyết nhiệm vụ học tập 23 15,3

Như vậy, có thể nhận thấy, xét một cách riêng lẻ thì có tới 30% sinh viên có phương pháp học tập khoa học, tức là biết kết hợp nhiều phương pháp học tập khác nhau để đạt được mục tiêu học tập. 70% còn lại chia đều cho các phương pháp khác. Điều này cho thấy một thực trạng là nhiều sinh viên chưa có phương pháp học tập khoa học, hợp lý; việc tự học của các bạn sinh viên hệ từ xa mới chỉ dừng lại ở những phương pháp đơn lẻ để hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể trước mắt, chưa biết kết hợp giữa các phương pháp tự học để mở rộng, đào sâu kiến thức.

Việc nhận thức đúng về ý nghĩa và vai trị của tự học, có động cơ học tập đúng, nội dung học tập phù hợp còn cần đến phương pháp học tập khoa học thì sinh viên mới có thế nâng cao hiệu quả học tập của mình.

Thực tế này phần nào phản ánh việc phổ biến, giáo dục cho sinh viên hệ từ xa về phương pháp tự học cịn chưa tồn diện, chưa phổ cập được tới toàn thể sinh viên, khiến nhiều sinh viên có ý thức tự học nhưng không biết xác định phương pháp tự học cần thiết và hiệu quả. Vì vậy, nhà trường cần sát sao hơn nữa trong khâu quản lý việc giáo dục, tuyên truyền, để tất cả sinh viên hệ từ xa đều có thể tiếp cận với phương pháp tự học thích hợp, khoa học.

2.2.4. Thực trạng các kỹ năng tự học của sinh viên hệ từ xa

Để đánh giá thực trạng kỹ năng tự học của sinh viên hệ từ xa, chúng tôi nêu câu hỏi: Bạn thực hiện các kỹ năng tự học dưới đây như thế nào? và chia ra 4 mức độ để đánh giá: Rất tốt, Tương đối tốt, Trung bình, Chưa tốt . Chúng tôi cho điểm ở các mức độ: Rất tốt: 2 điểm; Tương đối tốt: 1 điểm; Chưa tốt: 0 điểm. Tổng điểm sẽ được xếp theo thứ bậc về mức độ thực hiện các kỹ năng tự học của học viên.

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát mức độ thực hiện kỹ năng tự học của sinh viên hệ từ xa của sinh viên hệ từ xa

Các nhóm kỹ năng Kỹ năng tự học Mức độ thực hiện (%) Tổng điểm Thứ bậc đánh giá Rất tốt Tương đối tốt Trung bình Chưa tốt Kỹ năng lập kế hoạch tự học

Biết lập kế hoạch tự học cho từng học

phần, từng môn học 18 51 32 49 188 11 Biết bố trí xen kẽ các mơn học khác

nhau để tự học 27 53 22 48 209 10 Biết bố trí hợp lý giữa việc tự học và

làm việc 23 68 15 44 217 9

Biết bao quát được cơng việc để hồn

thành nhiệm vụ học tập 35 40 37 38 222 7

Kỹ năng tổ chức thực hiện

Biết vận dụng các phương pháp tự học để giải quyết các nhiệm vụ học tập

49 55 16 30 273 3 Biết tạo thói quen và tâm thế thuận lợi

trong tự học 45 32 22 51 221 8 Biết vận dụng lý thuyêt để làm bài tập 48 56 12 34 268 4 Biết hệ thống hoá, khái quát hoá 31 62 37 20 254 5

Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả tự học

Biết tự đánh giá kế hoạch đã được xây

dựng. 32 60 13 45 229 6

Biết tự đánh giá bằng sự so sánh nhu

cầu hiểu biết của bản thân 37 91 13 9 306 2 Biết tự đánh giá theo kết quả điểm

tổng kết cuối học phần, cuối khoá học 140 10 0 0 440 1

Trong nhóm kỹ năng tự đánh giá kết quả tự học, sinh viên biết tự đánh

giá kết quả tự học theo điểm số của các bài thi, kiểm tra hết học phần hay môn học (xếp thứ bậc 1); Biết tự đánh giá bằng sự so sánh nhu cầu hiểu biết của bản thân (xếp thứ bậc 2).

Tuy nhiên, một số kỹ năng tự học cơ bản, cần thiết còn chưa được sinh viên hệ từ xa chú trọng rèn luyện. Các kỹ năng như: Biết cách lập kế hoạch tự

việc tự học và làm việc (xếp thứ bậc 9); Biết bố trí xen kẽ các mơn học khác

nhau để tự học (xếp thứ bậc 10); Biết bao qt cơng việc để hồn thành các nhiệm vụ học tập (xếp thứ bậc 7); Biết cách tạo ra thói quen và tâm thế thuận lợi trong quá trình tự học (xếp thứ bậc 8); Biết hệ thống hoá, khái quát hoá bài học (xếp thứ bậc 5).

Trong 3 nhóm kỹ năng nói trên, nhóm kỹ năng lập kế hoạch tự học được đánh giá là yếu nhất, cả 4 kỹ năng trong nhóm kỹ năng này được đa số học viên đánh giá là chưa tốt. Trong đó, Biết lập kế hoạch tự học cho từng học phần, từng

môn học (xếp thứ bậc11); Biết bố trí hợp lý giữa việc tự học và làm việc (xếp thứ

bậc 9); Biết bố trí xen kẽ các mơn học khác nhau để tự học (xếp thứ bậc 10); Biết

bao qt cơng việc để hồn thành các nhiệm vụ học tập (xếp thứ bậc 7)

Từ những phân tích trên đây cho thấy một số kỹ năng tự học đã hình thành ở sinh viên hệ từ xa. Tuy nhiên, trong 3 nhóm kỹ năng nói trên, nhóm kỹ năng lập kế hoạch tự học được đánh giá là yếu nhất và một số kỹ năng tự học cơ bản, cần thiết còn chưa được sinh viên hệ từ xa chú trọng rèn luyện.

2.2.5. Thực trạng các điều kiện đảm bảo cho HĐTH của sinh viên hệ từ xa

Nhằm thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo, người quản lý phải thực hiện quản lý các điều kiện đảm bảo cho HĐTH của sinh viên hệ từ xa ở các mặt sau:

- Quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập trên lớp; sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thiết bị đồ dùng…;

- Quản lý các hoạt động đảm bảo thời gian tự học cho sinh viên.

2.2.5.1. Thực trạng sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tự học của sinh viên hệ từ xa.

Hiện nay cơ sở vật chất, các phương tiện hỗ trợ HĐTH hệ từ xa dành cho sinh viên gồm có: Sổ tay hướng dẫn tự học; Học liệu cho các mơn học (giáo trình, băng, đĩa); Thư viện cho các hoạt động tự học (phòng đọc, tra cứu tài liệu…); Trang thiết bị phục vụ tự học; Giảng viên hướng dẫn sinh viên tự học;

Giảng viên kiểm tra các hoạt động tự học của sinh viên; Đội ngũ cố vấn nhắc nhở việc tự học.

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát mức độ đánh giá của sinh viên về các điều kiện phục vụ tự học

Địa điểm tự học (ngoài giờ lên lớp)

Mức độ đánh giá

Thƣờng xuyên Thi thoảng Ít khi

SL % SL % SL % Nhà trọ/Gia đình 150 100,0 0 0,0 0 0,0 Thư viện 15 10,0 32 21,4 103 68,6 Cơ quan 67 44,7 45 30,0 38 25,3 Bất kỳ chỗ nào 0 0,0 37 24,7 113 75,3 Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tự học Mức độ đánh giá Tốt Trung bình Chƣa tốt SL % SL % SL % Sổ tay hướng dẫn tự học 97 64,7 53 35,4 0 0,0

Học liệu cho các mơn học

(giáo trình, băng, đĩa…) 113 75,3 36 24,0 1 0,7 Thư viện cho hoạt động tự học

(phòng đọc, tra cứu tài liệu…) 42 28,0 97 64,6 11 7,4

Trang thiết bị phục vụ tự học

(máy tính…) 35 23,4 105 70,0 10 6,6

Giảng viên hướng dẫn SV tự học 77 51,3 55 36,7 18 12,0

Giảng viên kiểm tra các hoạt

động tự học của SV 56 37,3 82 54,7 12 8,0 Đội ngũ cố vấn nhắc nhở việc tự

học 0 0,0 0 0,0 150 100,0

Qua bảng trên chúng ta có thể thấy việc tự học ngoài giờ lên lớp của sinh viên: có 100% sinh viên thường xuyên học ở nhà trọ hoặc gia đình; cũng có đến 44,7% sinh viên thường xuyên tranh thủ học tại cơ quan (vì sinh viên hệ từ xa chủ yếu là cán bộ đã đi làm); chỉ có rất ít sinh viên thi thoảng học ở bất cứ chỗ nào cảm thấy thuận tiện và số sinh viên đọc tài liệu tham khảo ở thư viện cũng rất ít (10% sinh viên thường xuyên học ở thư viện).

Qua trao đổi, chúng tôi được biết, phần đông sinh viên hệ từ xa của Viện Đại học Mở Hà Nội thường học tại gia đình vì các bạn cho rằng đây là những địa điểm học tập yên tĩnh, không bị ảnh hưởng, chi phối bởi các điều kiện ngoại cảnh, sinh viên có thể tập trung vào việc học tập hơn.

Thư viện có thể được xem là người thầy thứ hai của sinh viên, là nơi cung cấp nhiều tài liệu, sách tham khảo, tra cứu phục vụ cho việc học tập, nhưng chỉ có 10% sinh viên thường xuyên lên thư viện để học. Đây cũng là một đặc thù của hệ từ xa, bởi vì các lớp học thường đặt tại các đơn vị liên kết của địa phương nên việc đầu tư các đầu sách học cũng như tham khảo chưa nhiều. Mặt khác, một nguyên nhân chủ quan khác có thể kể đến đó là việc đọc sách chưa trở thành thói quen của sinh viên, do đó, sinh viên chưa thực sự tích cực, say mê đọc sách, trong học tập lại thiên về đối phó với thi cử, kiểm tra chứ chưa xác định phấn đấu liên tục, tự học, tự nghiên cứu.

Về phương diện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tự học, sự đánh giá của sinh viên cũng được thể hiện phần nào trong bảng….

Sổ tay hướng dẫn tự học là công cụ trợ giúp đắc lực cho sinh viên được đánh giá ở mức tốt với 64,7%, mức trung bình là 35,4% và khơng có đánh giá chưa tốt ở mục này. Học liệu cho các môn học cũng được trang bị tốt với 75,35 sinh viên đánh giá tốt, 24% mức trung bình và chỉ có 0,7% đánh giá chưa tốt . Thư viện là cơ sở vật chất không thể thiếu nhưng do đặc thù của hệ từ xa không đào tạo tập trung tại một chỗ mà đặt ở nhiều cơ sở liên kết đào tạo nên điều kiện cũng chưa đáp ứng được theo đúng u cầu của tự học vì thế chỉ có 18% sinh viên đánh giá tốt. Giảng viên hướng dẫn sinh viên tự được đa phần sinh viên đánh giá ở mức tốt 51,3% nhưng kiểm tra các hoạt động tự học của sinh viên thì lại được đánh giá ở mức trung bình với tỉ lệ 54,7%. Đặc biệt, đội ngũ cố vấn học tập thì được đánh giá là chưa tốt với tỉ lệ 100%.

Qua khảo sát thực tế được biết Viện Đại học Mở Hà Nội phân phối đủ số giáo trình và cung cấp đủ số phịng học cho sinh viên trong các đợt tập trung nghe giải đáp định kỳ. Tuy nhiên, các giáo trình đơi khi khơng được phân phát kịp thời.

Băng hình, băng tiếng, đĩa CD được thiết kế cho một vài mơn học. Radio, catsette, TV, máy tính cá nhân là những thứ ngày càng rẻ sinh viên có thể mua sắm được, nhưng vẫn còn thiếu nhiều. Đội ngũ cố vấn học tập hiện nay của hệ từ xa truyền thống hầu như khơng có mà có chăng chỉ là đội ngũ chủ nhiệm lớp với trách nhiệm chỉ là một phần nhỏ trong tồn bộ cơng việc mà cố vấn học tập đảm nhiệm.

2.2.5.2. Thực trạng sử dụng thời gian dành cho tự học của sinh viên hệ từ xa

Qua trao đổi, quan sát và điều tra, kết quả về việc sử dụng thời gian dành cho học tập của sinh viên hệ từ xa được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng thời gian dành cho tự học của sinh viên hệ từ xa

TT Thời gian tự học Mức độ thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa thực hiện % % % % 1 Học vào bất kỳ lúc rảnh rỗi 14,6 37,4 22,0 26,0 2 Đọc sách và tự học hàng ngày 0,0 16,7 18,0 65,4

3 Học theo thời gian biểu đề ra 0,0 6,0 12,0 82,0

4

Sắp có đợt tập trung nghe giải đáp thì mới bắt đầu đọc giáo trình, tài liệu, làm bài tập

51,3 24,0 15,3 9,4

5 Sắp có kỳ thi hay kiểm tra thì mới bắt

đầu học bài 100,0 0,0 0,0 0,0

Nghiên cứu bảng trên, chúng ta nhận thấy nhìn chung sinh viên hệ từ xa của Viện Đại học Mở Hà Nội đều đã biết phân phối và dành một quỹ thời gian nhất định cho việc tự học, tự nghiên cứu bài vở của mình. Tuy nhiên, có thể nhận thấy sự khác biệt tương đối lớn về việc lựa chọn thời gian tự học của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên hệ từ xa tại viện đại học mở hà nội (Trang 61)