Quy trình kiểm tra đánh giá học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên tại trường quốc tế liên hiệp quốc hà nội (Trang 36)

Việc tổ chức thực hiện KTĐG học sinh diễn ra liên tục theo tiêu chuẩn đánh giá được quy định tương ứng với các mục tiêu của từng nhóm đối tượng. Giáo viên có trách nhiệmlập chiến lược về nội dung, hình thức và thời lượng KTĐG một cách định lượng và định tính nhằm thu được phản hồi về kết quả học tập của HS. Điều này bao gồm: các hoạt động mở đầu và kết thúc, hoạt động giải

quyết tình huống có vấn đề, hoạt động thực hiện điều tra khảo sát, thảo luận nhóm, thao tác thí nghiệm, phân tích và đánh giá phản hồi.

Việc KTĐG cho các năm học môn KHTN (tương ứng với mỗi cấp lớp học) dựa vào các mục tiêu (tiêu chí) liên quan trên cơ sở các hình thức thực hiện như sau: kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. Có 4 tiêu chí kiểm tra đánh giá có vai trị tương đương nhau ở bộ mơn Khoa học:

Bảng 1.5. Các tiêu chí KTĐG của chƣơng trình Khoa học MYP

Tiêu chí A Biết và Hiểu Điểm tối đa là 8

Tiêu chí B Đặt câu hỏi và thiết kế Điểm tối đa là 8 Tiêu chí C Thực hiện thí nghiệm và

đánh giá

Điểm tối đa là 8 Tiêu chí D Phản ánh tác động của

Khoa học

Điểm tối đa là 8

(Nguồn: Hướng dẫn thực hiện chương trình Khoa học tích hợp MYP, Tổ chức Tú tài Quốc tế, 2014 [23])

Trong chương trình MYP, Mỗi nhóm mơn học phải đề cập đến tất cả 4 tiêu chí đánh giá ít nhất hai lần trong mỗi năm học. Các mục tiêu của nhóm mơn học phải tương xứng với tiêu chí kiểm tra đánh giá. Mỗi tiêu chí có 9 cấp độ đạt được (từ 0 đến 8 điểm) được chia thành 4 mức và được thể hiện theo trình tự đáp ứng từ thấp đến cao: Mức hạn chế (từ 1-2 điểm), Mức khá (3-4 điểm), mức tốt (5-6 điểm), Mức xuất xắc (7-8 điểm).

Tùy theo yêu cầu KTĐG của mỗi nhà trường, trường học đó có thể thêm vào tiêu chí và mơ hình đánh giá bổ sung. Nhà trường nhất định phải sử dụng tiêu chí đánh giá hợp lý của chương trình MYP để thơng báo kết quả đạt được cuối cùng của học sinh. Giáo viên phải giải thích rõ mục tiêu mong muốn cho mỗi bài kiểm tra đánh giá tổng thể với việc tham khảo trực tiếp các tiêu chí đánh giá. Học sinh cần được phổ biến và giải thích tường tận về những kỳ vọng cần

đạt và hoàn thành được cũng như cách thức đánh giá, chấm điểm. Kiểm tra đánh giá bao gồm việc kiểm tra miệng, bài tập cụ thể về nhà, bài kiểm tra đánh giá, bài tập nghiên cứu thực nghiệm cá nhân hoặc theo nhóm. [23]

1.3.7. Các tình huống dạy học trong dạy học tích hợp mơn Khoa học

Dạy học môn Khoa học tham gia xây dựng những kỹ năng đặc biệt cho học sinh, trong đó nhấn mạnh việc lập giả thuyết, kỹ năng thao tác và xử lý thông tin, dữ liệu khoa học.

Các kỹ năng nghiên cứu khoa học cơ bản khởi đầu cho học sinh bao gồm: kỹ năng quan sát, kỹ năng lập giả thuyết, kỹ năng đo đạc, kỹ năng giao tiếp khoa học trong tình huống cụ thể, kỹ năng dự đoán và phân loại. Dạy học Khoa học theo hướng tích hợp cịn bao gồm dạy học các kỹ năng nghiên cứu khoa học theo hướng tích hợp như: kỹ năng làm chủ các dữ kiện; kỹ năng điều hành (xác định cách thức đo đạc dữ kiện trong một thí nghiệm); kỹ năng lập giả thuyết khoa học, kỹ năng diễn giải dữ kiện, thao tác thí nghiệm.

Việc dạy học KHTN ngoài việc đảm bảo các kỹ năng khoa học cơ bản, cần tập trung vào tất cả các kỹ năng khoa học tích hợp, phải đảm bảo các vấn đề khoa học đơn giản, phù hợp với lứa tuổi nhận thức và được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng; việc dạy kỹ năng thiết lập giả thuyết khoa học có vai trị vơ cùng quan trọng và sẽ hữu ích lâu dài trong các tình huống học tập khác của HS.

1.3.7.1. Dạy học các định nghĩa, khái niệm

Tiếp cận định nghĩa, khái niệm, định lý → Hình thành định nghĩa, khái niệm, định lý thông qua các hiện tượng khoa học → Củng cố, vận dụng định nghĩa, khái niệm, định lý.

1.3.7.2. Dạy học các nguyên tắc, nguyên lý, quá trình

Theo dõi, quan sát quá trình → Phân tích và cụ thể hóa q trình bằng ngơn ngữ cá nhân → Khái qt hóa thành các ngun tắc, q trình trên cơ sở củng cố vốn ngơn ngữ khoa học.

1.3.7.3. Dạy học thực hành thí nghiệm khoa học

Nội dung quá trình khoa học việc dạy học thơng qua thực hành thí nghiệm chính là việc đặt câu hỏi, thiết kế thực hiện thí nghiệm khoa học và đánh giá dữ liệu thu được được thể hiện trong hai mục tiêu B và mục tiêu C. Sự miêu tả cụ thể trong sơ đồ dưới đây cho thấy mối liên hệ qua lại giữa bốn mục tiêu cần đạt được trong quá trình thiết kế và báo cáo thí nghiệm của HS.

Sơ đồ 1.6. Mơ tả q trình học mơn Khoa học tích hợp

(Nguồn: Hướng dẫn thực hiện chương trình MYP , Từ lý thuyết đến thực hành, Tổ chức Tú tài Quốc tế, 2014 [23])

Ghi chú: thuật ngữ sử dụng trong hình đã được diễn dịch và giải thích bên dưới.

Inquire: Nêu câu hỏi/tình huống có vấn đề

Explain the problem or question to be tested: giải thích vấn đề/ câu hỏi cần kiểm chứng Formulate and explain a testable hypothesis: Hình thành và giải thích giả thiết

Design: thiết kế thí nghiệm giải quyết/điều tra câu hỏi nghiên cứu

Explain how to manipulate the variables and how data will be collected: Giải

thích cách thao tác các dữ kiện và cách thu thập thông tin

Design a safe, logical and complete method: Thiết kế phương pháp hồn thành

thí nghiệm an tồn, có logic khoa học

Process: thực hiện thí nghiệm khoa học

Collect, organize, transform and present data: Thu thập dữ liệu, tổ chức thí

nghiệm, chuyển đổi và thực hiện các thao tác thơng tin thí nghiệm

Interpret and explain the results: Diễn giải kết quả thí nghiệm thu được

Evaluate: Đánh giá thí nghiệm

Evaluate the hypothesis: Đánh giá giả thuyết thí nghiệm Evaluate the method: Đánh giá phương pháp thí nghiệm. Tóm tắt nội dung của việc học thực hành thí nghiệm:

+ Đưa ra các tình huống khoa học có vấn đề/cần được kiểm nghiệm. + Xây dựng giả thuyết có thể kiểm định dựa trên các dữ kiện cơ sở + Thiết kế và tổ chức thí nghiệm để kiểm định giả thuyết.

+ So sánh kết quả dữ liệu thu được với giả thuyết.

+ Hình thành kết luận, đánh giá và đưa ra lý thuyết khoa học từ thực nghiệm.

1.3.7.4. Dạy học giải toán khoa học

+ Đưa ra bài tốn/ tình huống có vấn đề. + Sử dụng ngun tắc, quy tắc, cơng thức + Trình bày lời giải.

+ Đưa ra các dữ kiện mở rộng để mở rộng kinh nghiệm giải toán cho HS.

1.4. Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn KHTN ở trƣờng PTCS

1.4.1 Quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Quản lý dạy học tích hợp mơn Khoa học bao gồm quản lý các q trình: +Phân cơng chun mơn và phát triển bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

+ Biên soạn chương trình giảng dạy (writing curricular) : Phổ biến nội dung quy chế biên soạn chương trình bài giảng theo tiêu chí hướng dẫn của tổ chức IBO về MYP (chương trình dành cho khối PTCS), phổ biến các biểu mẫu hướng dẫn viết kế hoạch bài giảng, phổ biến nội dung chủ đề môn học cho từng khối lớp, phổ biến nội dung các tiêu chí đánh giá cho mỗi chủ đề môn học ở mỗi khối lớp và hình thức, nội quy thực hiện, lập kế hoạch bài giảng (unit planning)

+ Quản lý thời gian lập kế hoạch và hoàn thành kế hoạch bài giảng,

+ Quản lý việc nhận xét đánh giá yếu tố tích hợp trong tổ chức thực hiện bài giảng của giáo viên,

+ Quản lý tiến độ thực hiện các phản hồi bài kiểm tra đánh giá theo tiêu chí của chương trình MYP,

+Quản lý đánh giá và rút kinh nghiệm thực hiện kế hoạch giảng dạy và kiểm tra đánh giá vào giữa mỗi học kỳ.

1.4.1.1.Quản lý sự phân công chuyên môn và phát triển chuyên môn cho giáo viên môn Khoa học

Dựa vào năng lực chuyên môn, Hiệu trưởng, Trưởng khoa sẽ tiến hành việc phân công giảng dạy cho từng lớp học dựa trên cơ sở xem xét bằng cấp chuyên môn, kinh nghiệm, năng lực, điểm mạnh, xu hướng phát triển chuyên môn, trách nhiệm và thái độ đối với việc giảng dạy hiện tại và trình độ của học sinh nhằm khuyến khích thúc đẩy đam mê và tinh thần trách nhiệm với công việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục khác. Giáo viên tối thiểu phải có trình độ đại học để tham gia giảng dạy và được khuyến khích có bằng sau đại học, và cần được cấp chứng chỉ riêng dành cho giáo viên giảng dạy chương trình MYP. Giáo viên được tạo điều kiện phát triển năng lực chuyên môn cá nhân và sử dụng kiến thức lĩnh hội được để giúp phát triển những giáo viên khác.

Giáo viên tham gia giảng dạy chương trình IB môn khoa học (taught curriculum) ở trường THCS sẽ đảm nhiệm việc viết và cụ thể hóa nội dung bài học (written curriculum) dựa trên khung chương trình được quy định bởi tổ chức IBO. Giáo viên biên soạn nội dung bài dạy cho tồn khối lớp thơng qua kế hoạch bài học, sử dụng nguồn sách giáo khoa tham khảo và mục tiêu đánh giá của mơn học. Việc kiểm tra đánh giá giáo trình (assessed curriculum) cũng được xây dựng dựa trên nguồn thông tin giáo viên sử dụng trong giản dạy theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.7. Quy trình thực hiện biên soạn và đánh giá giáo trình

(Nguồn: Hướng dẫn thực hiện chương trình MYP , Từ lý thuyết đến thực hành, Tổ chức Tú tài Quốc tế, xuất bản năm 2014)

Do khung chương trình MYP khơng đưa ra một tài liệu sách giáo khoa bắt buộc nên giáo viên, dưới sự cố vấn của tổ chức IBO, hướng dẫn thực hiện chương trình tích hợp khoa học MYP, sẽ là người chủ động trong việc tham khảo và chọn lựa ra kênh thơng tin chính làm sách giáo khoa và sách tham khảo cho học sinh.Giáo viên cũng sẽ tự thiết kế mục tiêu dạy học (bao gồm: mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ), phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học cũng như các hình thức kiểm tra đánh giácho học sinh.

Kế hoạch bài giảng phải được xây dựng dựa trên tiêu chí tuân thủ các khái niệm chính (key concept- khái niệm chính phải rộng và có ý ngĩa giữa các mơn

học), khái niệm liên quan (related concept- khái niệm liên quan phải dễ hiểu và đặc trưng cho chủ đề mơn học đó) và bối cảnh tồn cầu phù hợp ( global context- bối cảnh toàn cầu xác định cho bài học dựa trên việc khuyến khích động cơ nghiên cứu cho học sinh, làm nổi bật tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu với học sinh và mức độ quan tâm của cộng đồng đến vấn đề nghiên cứu ).

Việc xây dựng kế hoạch bài giảng được bắt đầu từ việc xây dựng hệ mục tiêu nhận thức, mục tiêu kỹ năng và câu hỏi nghiên cứu (inquiry question) cho mỗi HS, các tiêu chí đánh giá cần có trong chủ đề mơn học, khơng nhất thiết mỗi chủ đề phải có đầy đủ 4 tiêu chí đánh giá A, B, C, D. Ngồi ra, mỗi tiêu chí đánh giá cần được chú thích cùng phương pháp học/nghiên cứu cụ thể, nguồn tài liệu học, yếu tố ưu tiên cho bài học, yếu tố phát sinh có thể xảy ra khi thực hiện bài giảng, yếu tố tích hợp trong chủ đề mơn học.

1.4.1.3. Quản lý thực hiện nội chương trình dạy học

Việc quản lý chương trình dạy học bao gồm những việc sau:  Quản lý kế hoạch bài dạy, giáo án.

 Quản lý hoạt động dạy học trên lớp và trong phịng thí nghiệm (hoạt động học lý thuyết và hoạt động học thực hành) và việc sử dụng các nguồn lực cho hoạt động dạy học.

 Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá và kế hoạch phản hồi lại kết quả của học sinh trong suốt quá trình học.

 Quản lý thời lượng bài dạy và tiến trình bài giản.

Hồ sơ kế hoạch bài dạy cần quản lý bao gồm: các mục tiêu cụ thể cho bài dạy, bao gồm mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ, nhận thức của người học, hệ thống câu hỏi nêu vấn đề, kế hoạch học thực hành trong phịng thí nghiệm, nội dung các kĩ năng cần đạt được, nội dung bài học, nội dung thực hành thí nghiệm, hệ thống bài kiểm tra đánh cần thiết cho bài học. Kế hoạch dạy phải có yêu cầu về kiến thức phù hợp với mỗi đối tượng học:

Dạy học thực hành đóng vai trị quan trọng trong dạy học mơn Khoa học. Qua đó, HS sẽ học cách quan sát hiện tượng, đặt câu hỏi/dự đoán/ giả thuyết khoa học định tính và định lượng, tiến hành thiết kế thí nghiệm, thử nghiệm các giải pháp cơng nghệ dựa trên các dữ kiện độc lập và dữ kiện phụ thuộc, từ đó lựa chọn vật liệu và phương pháp thực hiện thí nghiệm. Từ kết quả dữ liệu thu được, học sinh học cách so sánh giữa lý thuyết và thực tế, nhận ra sự khác biệt và tác động của khoa học lên cuộc sống và các vấn đề xã hội, kinh tế, mơi trường, từ đó thu được kết luận khoa học mong muốn và có thể hình thành hành vi ứng xử và lối tư duy có logic và khoa học.

1.4.1.4. Quản lý thực hiện kiểm tra đánh giá

Quản lý thực hiện kiểm tra đánh giá bao gồm việc quản lý tiến độ, nội dung, hình thức và phân tích kết quả kiểm tra đánh giá sau mỗi đơn vị bài học. Mỗi một khối lớp thường có từ 5 đến 6 chủ đề khoa học cho một năm học. Mỗi một chủ đề cần xác định rõ các tiêu chí đánh giá sẽ được thực hiện. HS sẽ dựa vào những tiêu chí này để tập trung vào các kỹ năng cần thiết trong quá trình học. Hình thức kiểm tra đánh giá bao gồm : các bài tập cụ thể, câu hỏi kiểm tra miệng, bài tập nghiên cứu theo nhóm, bài tập nghiên cứu độc lập, bài kiểm tra viết trắc nghiệm, bài kiểm tra viết tự luận (hạn chế sử dụng). Giáo viên có trách nhiệm thơng báo những kỳ vọng cần đạt được ở học sinh trước khi tiến hành kiểm tra đánh giá, cách thức thực hiện, phương pháp học, phương pháp viết báo cáo khoa học trước khi tiến hành KTĐG. Kết quả kiểm tra đánh giá tổng thể ln đi cùng những đánh giá trong suốt q trình học tập của học sinh. Quản lý chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá còn cần đến những phản hồi, nhận xét và nguyện vọng phát triển của HS sau mỗi học kỳ.

1.4.2. Quản lý hoạt động học của học sinh

Người học có vai trị quan trọng trong q trình dạy học, là trung tâm của quá trình giáo dục. Việc khuyến khích học sinh học tập, giúp HS hình

thành động cơ, mục đích, thói quen và văn hóa trong học tập có ý nghĩa lớn trong việc phát triển chất lượng giáo dục.

1.4.2.1. Quản lý việc xây dựng động cơ học tập cho học sinh

Hoạt động học mơn Khoa học tích hợp của học sinh có những đặc thù nhất định. Đây q trình thay đổi nhận thức, và học sinh cần phải sử dụng đa dạng các khái niệm trong nhiều lĩnh vực để hiểu được ý nghĩa của các sự vật hiện tượng. Điều này sẽ thúc đẩy sự ham thích học hỏi của học sinh trong học tập bộ mơn này. Thêm vào đó, việc thực hành thí nghiệm cũng giúp học sinh trực tiếp trải nghiệm và lĩnh hội kiến thức khoa học một cách tự nhiên và hứng thú mà không nhàm chán và đơn điệu giống như việc học lý thuyết của bất kỳ môn học nào.

1.4.2.2. Quản lý việc học của học sinh trên lớp và về nhà

Nội dung quản lý việc học của học sinh bao gồm việc quản lý quỹ thời gian học sinh dành cho các mục tiêu của môn học. Thời gian phân bổ cho việc học lý thuyết, các khái niệm cần tương đương với thời gian học thực hành và thời gian làm bài tập về nhà. Quản lý việc tự học môn Khoa học của HS là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên tại trường quốc tế liên hiệp quốc hà nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)