Khảo sát quản lý hoạt động KTĐG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên tại trường quốc tế liên hiệp quốc hà nội (Trang 91 - 119)

Nội dung kiểm tra đánh giá Mức độ thực hiện

Thấp Trung bình

Khá Tốt Giám sát chặt chẽ quy trình kiểm tra, đánh giá học sinh

đúng theo quy định của chương trình Khoa học tích hợp MYP.

Bồi dưỡng giáo viên các phần mềmsoạn thảo câu hỏi trắc nghiệm và phương pháp xây dựng câu hỏi.

Tổ chức xây dựng ngân hàng câu hỏi trắcnghiệm.  Quản lý các đánh giá định kỳ nhằm thúc đẩy hoạt động và

động cơ học của học sinh.

Quản lý việc xây dựng bảng tự đánh giá nhằm khuyến khích học sinh tham gia vào hoạt động tự kiểm tra đánh giá.

Quản lý việc phân tích kết quả KTĐG HS dựa trên các tiêu chí KTĐG của chương trình MYP, tạo những phản hồi và định hướng tích cực hóa động cơ và kế hoạch thực hiện

hoạt động học.

Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá qua hoạt động học thực nghiệm.

Qua thống kê trên, có thể thấy nhà trường khá chú trọng cơng tác kiểm tra đánh giá, đặc biệt khâu phổ biến quy trình KT-ĐG tới các giáo viên, bao gồm cả lý thuyết và thực hành, HS và phụ huynh đều nắm vững những kỳ vọng cần đạt được khi hoàn thành một nghiên cứu khoa học.

2.5.4. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục phụ hoạt động dạy học

Ngoài việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện dạy học, cán bộ quản lý còn tham gia quản lý nguồn tài ngun phục phụ học thực hành. Phịng thí nghiệm khoa học phục phụ học tích hợp Khoa học bao gồm các vật liệu, dụng cụ, thiết bị thí nghiệm và hóa chất. Trong mỗi năm học, nhà trường đều dành ra 20 000$ cho việc mua sắm mới sách giáo trình và trang thiết bị thí nghiệm. tuy nhiên, do giáo viên thay mới liên tục và nhu cầu học cụ của mỗi giáo viên khác nhau ở mỗi chủ đề môn học nên trong khoa hiện vẫn xảy ra tình trạng thiếu dụng cụ thí nghiệm cho bài học thực hành. Có đến 71.4% giáo viên cho biết họ từng phải thay đổi kế hoạch bài giảng do thiếu dụng cụ thí nghiệm khoa học và 14.3% giáo viên cho biết đơi khi họ phải hủy hồn tồn một nội dung học do khơng tìm được dụng cụ thay thế trong dạy học thực hành.

2.6. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn KHTN tại trƣờng Quốc tế Liên Hiệp Quốc Hà nội tại trƣờng Quốc tế Liên Hiệp Quốc Hà nội

Từ những kết quả nghiên cứu thực trạng dạy học và quản lý hoạt động dạy học của nhà trường, tác giả xin rút ra những nhận xét như sau:

2.6.1. Điểm mạnh

- Nhà trường luôn đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động và hiệu quả giáo dục, góp phần tạo ra tầm ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng, truyền

cảm hứng sống và làm việc đến cộng động, những người liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhà trường.

- Nhà trường luôn tạo điều kiện cho các giáo viên cơ hội phát triển chun mơn theo u cầu chương trình giáo viên IBO. Các GV Khoa học có cơ hội học nâng cao các kĩ năng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

- Phòng Khoa học tập trung đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động học lý thuyết và thực hành, đảm bảo yêu cầu CSVC do tổ chức CIS quy định.

- Khoa luôn tạo điều kiện mỗi giáo viên hàng năm hoặc luân phiên hàng năm tham dự các hội thảo Khoa học về dạy học tích hợp theo chương trình MYP do tổ chức CIS và tổ chức IBO tổ chức trong và ngoài nước.

2.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân

- Mặc dù đã chú trọng việc bồi dưỡng, phát triển chuyên môn cho giáo viên, song cơng tác tổng kết, đúc rút kinh nghiệm cịn nhiều hạn chế, ít thực hiện do giáo viên có quá nhiều đầu việc phải làm.

- Việc thống nhất kế hoạch bài giảng, thiết kế xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp vẫn có những điều chưa thống nhất giữa các giáo viên dạy cùng khối lớp.

- Việc tổ chức kiểm tra đánh giá hiệu quả của giáo trình và kế hoạch bài giảng chưa được chú trọng theo hướng tuân thủ các khái niệm chủ chốt và các khái niệm liên quan.

- Việc thực hiện thông báo kết quả kiểm tra đánh giá và những phản hồi kết quả học tập của học sinh chưa được thực hiện đầy đủ theo hướng: phân tích kết quả kiểm tra đánh giá theo các tiêu chí của chương trình MYP.

- Việc quản lý, phổ biến và hướng dẫn thực hiện xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp đối với giáo viên mới đến gặp nhiều khó khăn do thời

gian bắt đầu và chuẩn bị cho năm học mới ngắn, giáo viên mới chưa quen với sự thay đổi và cách làm việc của nhà trường.

- Việc xây dựng kế hoạch bài giảng theo hướng tích tích hợp và xây dựng các dự án nghiên cứu Khoa học nhỏ chưa nhận được sự quan tâm đầy đủ từ cán bộ quản lý.

- Do đa số học sinh có thời gian lưu trú tại trường không lâu, chỉ một vài tháng hoặc 1 năm, do đó, khả năng thích nghi theo cách học và làm việc của GV cũng gặp những khó khăn nhất định.

- Cơng tác hỗ trợ HS trong lớp chưa thực sự được chú trọng do các GV chưa thực sự quan tâm đến việc đặt mục tiêu và tổng kết đánh giá mục tiêu.

- Do học sinh phải làm quen và thực hiện nhiều tiêu chí kiểm tra đánh giá đối với từng chủ đề môn học, trong một thời gian ngắn nên dẫn đến việc hiểu sai hoặc không hiểu hết các yêu cầu của chương trình.

- Việc thơng báo kết quả KTĐG cho phụ huynh chưa chú trọng đến các việc làm rõ các tiêu chí đánh giá của chương trình MYP.

- Việc đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động dạy học khá tốt nhưng chưa có sự thống nhất giữa CBQL và giáo viên nên đôi khi vẫn xảy ra tình trạng thiết thiết bị dạy học cần thiết.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương II đã khái quát được tình hình phát triển của trường Quốc tế Liên Hiệp Quốc Hà nội. Đồng thời thu thập, thống kê, phân tích số liệu cụ thể về tình hình hoạt động của đội ngũ CBQL, GV và HS, và thực trạng hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh nhà trường.

Chương II cũng tập trung nghiên cứu, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học mơn Khoa học tích hợp theo các tiêu chuẩn đánh giá của chương trình MYP của tổ chức Tú tài Quốc tế (IBO): bao gồm quản lý hoạt động thiết kế, xây dựng và thực hiện giáo trình giảng dạy;

quản lý hoạt động lập kế hoạch bài giảng và tổ chức chức thực hiện dạy học; quản lý hoạt động KTĐG học sinh. Qua đó, tác giả xác định những điểm mạnh cần phát huy cũng như những hạn chế cần khắc phục.

Bên cạnh những điểm mạnh mà tác giả đã trình bày trên đây, cịn có một số hạn chế nổi bật ở 3 vấn đề cần được nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý, đó là:

 Hạn chế trong việc quản lý thống nhất thiết kế và biên soạn giáo trình giảng dạy tích hợp theo các tiêu chuẩn và tiêu chí thực hiện của chương trình MYP.

 Hạn chế trong quản lý tổ chức thực hiện hoạt động dạy học

 Hạn chế trong quản lý xây dựng và tổ chức thực hiện KTĐG và phản hồi kết quả KTĐG.

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý nêu ở chương III nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để nâng cao chất lượng dạy học mơn Khoa học theo tích hợp của chương trình MYP tại trường Quốc tế Liên Hiệp Quốc Hà nội.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TẠI TRƢỜNG QUỐC TẾ LIÊN HIỆP QUỐC HÀ NỘI.

3.1. Định hƣớng phát triển của nhà trƣờng với tầm nhìn chiến lƣợc đến 2020

Tại UNIS Hà Nội, tất cả những gì nhà trường làm là bắt nguồn từ các giá trị định hướng và được thúc đẩy bởi tầm nhìn của nhà trường.

Nhà trường cam kết một kế hoạch quản lý chiến lược (giai đoạn 2010-2020) nhằm đưa UNIS Hà Nội "Từ Tốt Đến Vĩ Đại" lấy cảm hứng từ tác phẩm cùng tên của Jim Collins và là lộ trình để nhà trường đạt được tầm nhìn của mình.

Kế hoạch hành động thường niên tập trung vào ba mục tiêu chính sau:

Mục tiêu 1. Chương trình giảng dạy: Các mục tiêu liên quan đến mục

tiêu này tập trung vào hoạt động hành chính cốt lõi của trường là giảng dạy và học tập.

Mục tiêu 2. Chương trình ngoại khóa: Các mục tiêu liên quan đến

mục tiêu này để trao quyền cho học sinh mở rộng và làm phong phú thêm việc học của mình (được ví như những tán cây).

Mục tiêu 3. Sự hỗ trợ: Các mục tiêu liên quan đến mục tiêu này nhằm

mục đích củng cố nhà trường, giúp trường có thể tiếp tục cung cấp những gì tốt nhất cho học sinh (được ví như gốc rễ của cây).

Kế hoạch quản lý chiến lược giai đoạn 2010-2015 của trường UNIS Hà Nội là đỉnh cao của nhiều năm làm việc, được khởi xướng bởi Hội đồng quản trị nhằm đề ra kế hoạch với mục đích chủ động hướng dẫn sự phát triển trong tương lai của nhà trường từ vị trí hiện tại của mình cho một tương lai mới bao gồm các mục tiêu, mục tiêu, chiến lược/chiến thuật, và các chỉ số đo lường hiệu suất để hướng dẫn vai trò giám sát của hội đồng quản trị và Giám đốc quản lý.

Dự thảo chiến lược đã được thảo luận với các bên liên quan, bao gồm học sinh, giáo viên và các bậc phụ huynh, để xây dựng sự đồng thuận rộng lớn hơn thông qua diễn đàn mở được tổ chức vào ngày 06 tháng 4 năm 2010, các ý kiến phản hồi được tích hợp vào các chiến lược hiện tại .

Hội đồng quản trị sẽ xem xét lại chiến lược định kỳ và liên tục cập nhật dựa trên những thay đổi trong nhà trường và môi trường xung quanh, để đảm bảo chiến lược là một công cụ quản lý hiệu quả theo thời gian. Ban quản lý sẽ tiếp tục đóng vai trị giám sát chiến lược, trao quyền cho người đứng đầu và đội ngũ quản lý cao cấp để quản lý các trường học và thực hiện chiến lược này. Để đạt được trạng thái “tuyệt vời”, kế hoạch của nhà trường tập trung vào ba đầu ra chiến lược:

1. Hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc: Với sứ mệnh chuẩn bị hành trang cho học sinh khi bước vào một thế giới phức tạp (đây là một nhiệm vụ không hề đơn giản), lấy cảm hứng từ sự đổi mới và lãnh đạo các giá trị sâu sắc trong tâm khảm của học sinh khi các em học tập và làm việc trong một thế giới phức tạp, việc giáo dục cho học sinh hôm nay là lời hứa tốt nhất về một thế giới tốt hơn trong tương lai. 2. Tạo ra một ảnh hưởng có tính chất tích cực đặc biệt: UNIS Hà Nội tạo ra một đóng góp độc đáo và xuất sắc tới mọi người và cộng đồng. Chương trình giảng dạy của nhà trường vừa có tính học thuật và vừa có tính tồn diện và

các chương trình ngoại khóa sáng tạo thu hút trong học sinh và tập thể với những kinh nghiệm học tập có sức lan tỏa tốt đẹp.

3. Đạt sức bền lâu dài: Giống như nhiều trường quốc tế, UNIS Hà Nội phải thực hiện sứ mệnh của mình và duy trì sự quản lý để cải tiến liên tục trong một cộng đồng được thay đổi liên tục. Xây dựng giá trị cốt lõi và một nền tảng, (Mục tiêu 3), trong cộng đồng nhà trường luôn thay đổi, phản ánh trong sứ mệnh và văn hóa quản lý chiến lược là điều cần thiết để đạt được sự “vĩ đại” qua thời gian. UNIS Hà Nội phải đầu tư vào các nỗ lực xây dựng cộng đồng để duy trì động lực tích cực cho các học sinh tương lai trong một ngơi trường, đó là liên tục đổi mới và phát triển. Do đó hội đồng quản trị phải luôn tập trung vào việc giám sát và thực hiện chiến lược trong quan hệ đối tác với Ban lãnh đạo nhà trường, bộ phận hành chính, giảng viên và cộng đồng vì lợi ích của sự thành cơng lâu dài.

Để thực hiện được các yêu cầu như trên, nhà trường đề ra các mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể như sau:

Mục tiêu thứ nhất: Học sinh của nhà trường tập trung phát triển các giá trị,

được quốc tế cơng nhận trình độ chun mơn và phẩm chất cá nhân nêu trong các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc. Cụ thể như sau:

Mục tiêu thứ hai: Học sinh được truyền cảm hứng và có những hành vi có mục đích và trách nhiệm trong và ngoài lớp học.

Mục tiêu thứ ba: Nhà trường là một môi trường học tập chất lượng cao, cởi

mở và an toàn.

Trên cơ sở kế hoạch phát triển chiến lược của nhà trường, tầm nhìn đến 2020, nhằm cụ thể hóa mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cần có những biện pháp khắc phục hạn chế những tồn tại đối với việc quản lý các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá trong nhà

trường, đồng thời phát huy tốt hơn nữa những điểm mạnh đã đạt được trong những năm học vừa qua.

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học tích hợp mơn Khoa học khối PTCS tại trƣờng Quốc tế Liên Hiệp Quốc Hà Nội Khoa học khối PTCS tại trƣờng Quốc tế Liên Hiệp Quốc Hà Nội

3.2.1. Biện pháp liên quan đến quản lý giáo trình tích hợp mơn Khoa học theo tiêu chuẩn MYP: Nhà trường và Khoa cần tăng cường phối hợp phát theo tiêu chuẩn MYP: Nhà trường và Khoa cần tăng cường phối hợp phát triển các chủ đề bài học tích hợp theo hướng liên mơn và xun mơn nhằm khuyến khích sự kết nối có ý nghĩa giữa các chủ đề môn học Khoa học với nhau và giữa mơn Khoa học với các mơn học khác thay vì một mơn học đơn lẻ như trước đây.

Nhà trường cần đảm bảo xem xét toàn bộ kế hoạch bài giảng (unit planner) cho các nhóm chủ đề mơn học phải gắn với các thuật ngữ bắt buộc chính và thuật ngữ liên quan (key concepts and related concepts) và được chứng minh trong kết quả kiểm tra đánh giá của học sinh.

Giáo viên phải thể hiện được trên kế hoạch bài giảng các phương hướng và biện pháp phát triển năng lực (bao gồm kiến thức và kĩ năng) nghiên cứu tìm hiểu kiến thức khoa học cho học sinh

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp

Mục tiêu biện pháp nhằm phát triển chương trình giảng dạy khoa học theo hướng tích hợp nhưng phải đảm bảo: tính hệ thống từ cấp tiểu học đến hết cấp phổ thông trung học (PTTH), được bao hàm các khái niệm khoa học trong bối cảnh các vấn đề toàn cầu (như vấn đề năng lượng, vấn đề mơi trường…), có ý nghĩa thực tiễn và thu hút sự chú ý nghiên cứu của học sinh, nhấn mạnh và tập trung đến các vấn đề thay đổi và phát triển, khuyến khích sự kết nối với các chủ đề môn học khác như Nghệ thuật, toán học, Thể chất…, cung cấp cơ hội và tạo điều kiện để học sinh chủ động tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học.

3.2.1.2 Đối tượng tham gia thực hiện và điều kiện để thực hiện biện pháp

a. Đối tượng tham gia thực hiện là các cán bộ quản lý bao gồm Hiệu trưởng, Hiệu phó chun mơn, Giám đốc đào tạo, Trưởng phòng Khoa học, các giáo viên bộ môn, Trưởng khối và Tư vấn học tập học đường.

b. Thời gian thực hiện: Tùy vào từng biện pháp có thể thực hiện ngay từ đầu năm học, tiến hành hàng tuần, hàng tháng hoặc sau mỗi nửa học kỳ, sau mỗi một chủ đề mơn học ( mỗi khối lớp có từ 5-6 chủ đề mơn học tích hợp cho một năm học).

3.2.1.3. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

a. Tăng cường hợp tác giữa các giáo viên phòng Khoa học và hợp tác giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên tại trường quốc tế liên hiệp quốc hà nội (Trang 91 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)