Kết quả điều tra, khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học văn bản thuyết minh (ngữ văn 8) theo dự án (Trang 43 - 49)

Sau khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp, điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến đối với 14 giáo viên và 240 học sinh của ba trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, qua quá trình khảo sát, phân tích, tổng hợp chúng tôi thu được kết quả như sau:

Về phía giáo viên có 74,5% giáo viên được khảo sát đều nhận thức rõ

được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng kế hoạch dạy học đối với việc dạy học nói chung, dạy học Văn bản thuyết minh nói riêng như đã đảm

bảo cho hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ học có được mục đích rõ ràng; giáo viên lên lớp chủ động, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, nâng cao chất lượng giờ học... Tuy nhiên, một bộ phận khơng nhỏ giáo viên vẫn cịn có những quan niệm chưa đúng về vai trị của cơng việc phân tích nhu cầu học sinh để lựa chọn phương pháp dạy học trong xây dựng kế hoạch bài học trước khi tiến hành dạy. Có tới 25,5% ý kiến giáo viên cho rằng, việc

phân tích nhu cầu học sinh để lựa chọn phương pháp dạy học trước khi xây

dựng kế hoạch bài học là việc làm không cần thiết. Giáo viên vẫn có thể lên lớp một cách bình thường mà khơng cần phải có sự chuẩn bị từ trước.

Về các bước tiến hành trong quy trình dạy học 95,5% giáo viên được hỏi triển khai quy trình dạy học của mình theo trình tự xác định loại bài, vị trí, mục tiêu bài học; xây dựng đề cương và viết giáo án. Chỉ có 4,5 % giáo viên quan tâm đến phân tích nhu cầu học sinh để lựa chọn phương pháp dạy học trước khi xây dựng kế hoạch bài học trước khi tiến hành dạy học và đánh giá cải tiến sau khi kết thúc giờ học trong quy trình dạy học của mình.

Đặc biệt, mặc dù phần lớn giáo viên cho rằng khâu chuẩn bị kế hoạch bài dạy và đánh giá cải tiến sau giờ học là rất cần thiết (75%) nhưng khi được

hỏi về mức độ thường xuyên chuẩn bị kế hoạch bài dạy và lấy ý kiến phản hồi sau khi kết thúc bài học chúng tôi thu được kết quả và được biểu thị bằng biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.1. So sánh các mức độ phân tích nhu cầu học sinh

Biểu đồ trên cho thấy, trong thực tế dạy học nói chung và dạy Văn bản thuyết minh nói riêng hiện nay thì cơng tác phân tích nhu cầu học sinh để lựa

chọn phương pháp dạy học trước khi xây dựng kế hoạch bài học trước khi tiến hành bài học vẫn chưa được các giáo viên quan tâm, chú ý đúng mức. Khi điều tra thì chỉ có 22% giáo viên thỉnh thoảng thực hiện cơng việc này. Số giáo viên thƣờng xuyên tiến hành công việc này chỉ có 14% cịn lại

khơng bao giờ làm cơng việc này. Chính điều đó làm cho giáo viên chưa chủ động trong giờ dạy của mình, làm giảm hiệu quả bài học, dẫn đến tình trạng học sinh cảm thấy khó tiếp thu bài học.

Bên cạnh việc khảo sát thực trạng xây dựng quy trình dạy học Văn bản thuyết minh bằng phiếu điều tra đối với giáo viên, chúng tơi cịn có cơ hội quan

sát, dự giờ của một số giáo viên dạy Văn bản thuyết minh. Qua quan sát, dự giờ và kết hợp với phiếu thăm dị ý kiến học sinh, chúng tơi có thể đưa ra nhận xét bước đầu về cơng tác xây dựng và triển khai quy trình dạy học Văn bản thuyết

minh của giáo viên ở các trường THCS hiện nay như sau:

- Về việc xây dựng thái độ và nhận thức tích cực về việc học của học sinh

Phần lớn các giáo viên chưa thấy được ý nghĩa của việc muốn học sinh đạt được hiệu quả cao trong học tập thì phải quan tâm đến những vấn đề như phải tạo bầu khơng khí học tập thích hợp; sự quan tâm của giáo viên, bạn cùng lớp và sự thoải mái trong phong cách học tập của học sinh. Việc xây dựng quy

trình dạy học chỉ được tiến hành dựa trên mục tiêu, nội dung cơ bản được quy định trong chuẩn kiến thức kỹ năng. Vì vậy, trong quá trình triển khai bài dạy của mình, giáo viên chưa phân hóa được nội dung trên cơ sở đặc điểm của các nhóm đối tượng khác nhau trong lớp, chưa tạo được hứng thú và động cơ học tập cho học sinh. Bởi vậy, khi được hỏi về mức độ hứng thú của 240 học sinh khi học Văn bản thuyết minh, chúng tôi thu được kết quả là Hứng thú học: 44% và Không hứng thú học: 56%

Biểu đồ 2.2. Nguyên nhân hứng thú và không hứng thú học văn bản thuyết minh (tỉ lệ %)

Biểu đồ trên đưa đến cho chúng ta những chỉ số khá bất ngờ với những dự đốn thơng thường về ngun nhân học sinh khơng hứng thú đối với Văn bản

thuyết minh. Suy nghĩ chủ yếu là hướng về nhân tố khách quan như giáo viên,

phương pháp giảng dạy của giáo viên... Ở đây, theo kết quả khảo sát thì nguyên nhân chủ yếu thuộc về nhân tố chủ thể học sinh. Trong đó nguyên nhân nhận thức nội dung bài học và phƣơng pháp chiếm tỉ lệ rất cao (25% - 75%; 24,2% - 75,8%). Đây chính là con số rất đáng quan tâm.

Dưới đây chúng tơi xin trích ý kiến của những em học sinh hứng thú (44%) học Văn bản thuyết minh. Em học sinh nam trường THCS Wellspring

phát biểu “Kiểu văn bản này giúp em có thêm hiểu biết khoa học về các đối tượng được thuyết minh”; em học sinh nữ trường THCS Quảng An phát biểu “Trước đây, học văn, em chỉ quen với các khái niệm miêu tả, kể chuyện hay

nêu cảm nghĩ. Nay em biết thêm, làm văn cũng phải tìm hiểu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, mà phải là kiến thức đúng, khoa học, khơng được bịa đặt. Từ đó giúp em hiểu được văn thuyết minh gần với cuộc sống, phục vụ cho tương lai rất nhiều”. Sự hiểu biết về kiểu văn bản này của các em chưa thật

đầy đủ, nhưng những điều mới mẻ, thiết thực với đời sống của văn bản thuyết minh sẽ làm các em hứng thú hơn khi học kiểu văn bản này. Chắc chắn một nhận thức đầy đủ hơn, đúng đắn hơn sẽ nâng cao lịng nhiệt tình học tập của các em.

Trong khi đó, con số học sinh khơng hứng thú (56%) học kiểu văn bản này vì thiếu nhận thức đúng đắn về nội dung bài học là con số rất đáng lưu ý. Hiểu về kiểu văn bản này, một em học sinh trường THCS Thống Nhất đã nói:

“Em khơng thích học kiểu văn bản này vì em thấy nó rất khơ khan”. Thậm chí

được hỏi một em học sinh khác trường THCS Thống Nhất cịn nói: “Em khơng

thích học kiểu văn bản này vì em phải mất nhiều thời gian tra cứu, tìm hiểu tài liệu trước khi làm bài. Mà khi làm, dễ sa vào liệt kê kiến thức chứ không phải viết văn”.

- Về phương pháp dạy học

Cùng với nhận thức của học sinh về nội dung bài học là phương pháp dạy kiểu bài này. Về các phương pháp GV sử dụng trong dạy học Văn bản thuyết minh, kết quả điều tra thu được như sau:

Biểu đồ 2.3: Mức độ sử dụng PPDH trong dạy học văn bản thuyết minh của GV

Như vậy, có thể thấy phương pháp GV thường xuyên sử dụng trong các giờ dạy Văn bản thuyết minh vẫn là phương pháp thuyết trình (43%). Có thể thấy đây là phương pháp “truyền thống”, truyền thụ kiến thức một chiều giữa người dạy – người học. Thường xuyên sử dụng phương pháp này sẽ làm giảm sự tham gia tích cực của người học, hạn chế trong việc phát triển các kĩ năng cho HS đặc biệt là kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phân tích, tổng hợp...Mặt khác khơng phát huy được tính chủ động của HS trong việc tiếp nhận tri thức mới cũng như tính sáng tạo của HS.

Làm việc nhóm là phương pháp rèn luyện khả năng thu thập kiến thức, trình bày một vấn đề (viết, nói); phát triển các kĩ năng tư duy, kĩ năng giao tiếp và hợp tác trong nhóm, khả năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau song lại hiếm khi được triển khai trong dạy học Ngữ văn nói chung cũng như dạy

Văn bản thuyết minh nói riêng. Bên cạnh đó, phương pháp tự học, tự nghiên

cứu cũng rất ít được sử dụng mặc dù để có tri thức về đối tượng thuyết minh, HS phải tự tìm hiểu, tra cứu rất nhiều kiến thức từ các lĩnh vực khác.

Trong khi đó, những phương pháp dạy học như phương pháp nêu vấn đề cũng rất ít được sử dụng trong việc kích thích sự tìm tịi, giải quyết vấn đề của học sinh. Đặc biệt, có tới 84% HS chưa bao giờ được tiếp cận với phương pháp dạy học dự án. Chỉ có một bộ phận HS được học theo dự án là HS của trường THCS Wellspring.

Khi được hỏi về mức độ hứng thú đối với các phương pháp dạy học khác nhau, kết quả thu được cho thấy hầu như HS khơng có hứng thú với phương pháp thuyết trình (85%) và phương pháp vấn đáp (55,7%). Mặt khác, những phương pháp như làm việc nhóm, tư học tự nghiên cứu, dự án lại thu hút được sự hứng thú của các em.

Biểu đồ 2.4: Mức độ hứng thú của HS với các PPDH trong dạy văn bản thuyết minh (tỉ lệ %)

Qua đó có thể thấy, thực trạng hiện nay đối việc dạy học Văn bản thuyết

minh, GV chủ yếu áp dụng những phương pháp truyền thống, nhằm truyền

thụ kiến thức cho HS, trong khi HS không mấy hứng thú với những phương pháp này. Đây là nguyên nhân quan trọng làm giảm chất lượng dạy học bộ môn. Yêu cầu đặt ra là cần áp dụng những phương pháp dạy học mới, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu người học và nâng cao chất lượng giáo dục.

- Về việc xác định mục tiêu bài học

Hầu hết các giáo viên đã xác định được những yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với nội dung kiến thức của từng bài học:

Mục tiêu kiến thức đã xác định đúng các kiến thức trọng tâm, cơ bản

cần đạt theo yêu cầu của các bài học trên cơ sở định hướng của sách giáo viên, bám sát chuẩn kiến thức theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

mục tiêu kỹ năng đã xác định được các kỹ năng cơ bản mà học sinh cần đạt

theo yêu cầu của bài học trên cơ sở định hướng của sách giáo viên, bám sát chuẩn kỹ năng quy định; mục tiêu thái độ cũng đã xác định đúng ý thức, thái độ cần giáo dục cho học sinh thông qua bài học.

Mặc dù đã chỉ ra được những mục tiêu cơ bản cần đạt của học sinh sau khi học xong bài học về các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ, song phần lớn

các mục tiêu còn được xác định một cách chung chung, sử dụng các từ ngữ khơng lượng hóa và khó có thể quan sát được. Hơn nữa, các mục tiêu mà giáo viên xác định chưa có sự phân hóa, sự định hướng tư duy bậc cao cho học sinh. Có thể dẫn ra minh chứng về việc xác định mục tiêu bài học trong lĩnh vực kiến thức của kế hoạch dạy Văn bản thuyết minh chương trình Ngữ văn 8 (trong giáo án của một giáo viên trường Giảng Võ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học văn bản thuyết minh (ngữ văn 8) theo dự án (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)