Đánh giá thực trạng dạy học văn bản thuyết min hở trường THCS hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học văn bản thuyết minh (ngữ văn 8) theo dự án (Trang 50 - 55)

2. Thái độ tƣ tƣởng:

2.1.3. Đánh giá thực trạng dạy học văn bản thuyết min hở trường THCS hiện nay

hiện nay

Về phía giáo viên

Thực tế cho thấy giáo viên khi dạy Văn bản thuyết minh đã khơng tránh khỏi tình trạng chưa giúp học sinh hiểu những đặc trưng cơ bản của kiểu văn bản này, cũng như chưa kết hợp được các yếu tố khác (miêu tả, biểu cảm,...) trong bài văn thuyết minh nên bài làm cịn khơ khan, chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan. Hơn nữa, qua kết quả điều tra về việc sử dụng các

phương pháp trong dạy học thì giáo viên thường bằng lịng với cách truyền thụ kiến thức một chiều, dạy theo cơng thức có sẵn vì họ sợ nếu áp dụng những phương pháp dạy học mới sẽ dễ bị “cháy giáo án” ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Chính vì vậy, khi Văn bản thuyết minh, giáo viên đã mắc lỗi về mặt phương pháp như sau:

- Xác định mục tiêu bài học chưa rõ ràng và chi tiết. Các mục tiêu mà

giáo viên xác định còn chung chung và chưa lượng hóa được. Và, trong tiến trình giờ dạy của mình, hầu hết các giáo viên chưa thơng báo tới học sinh các mục tiêu mà học sinh cần đạt trước khi bắt đầu bài học. Vì vậy, học sinh chưa có định hướng rõ ràng cho việc học tập nên việc dạy học vẫn mang tính áp đặt, quyền uy. Ví dụ: Ngay trong bài học đầu tiên “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh”, Sách giáo viên Ngữ văn 8, tập một đã định hướng giúp GV mục tiêu cần đạt: Giúp HS hiểu được vai trị, vị trí và đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống con người. Khi soạn giáo án,

GV thường hay đối phó, khơng chi tiết hóa mục tiêu này, chỉ chép vào cho xong.

- Nội dung bài học không được thay đổi cho phù hợp với học sinh. Trong cụm bài: “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh”, “ Phương pháp thuyết minh”, “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh”, SGK Ngữ văn 8, tập một sử dụng những ngữ liệu rất cũ: thuyết minh về cây dừa Bình Định, thuyết minh về chiếc nón lá, thuyết minh về con giun đất. Với HS ở thành phố, những đối tượng này rất xa lạ nên HS không hứng thú với bài học, mọi tri thức về đối tượng đều mang tính áp đặt.

- Các phương pháp dạy học mà giáo viên triển khai chưa đa dạng, phong phú, chưa đáp được các phong cách học tập khác nhau cũng như chưa

phát huy được hết tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc chủ động chiếm lĩnh để đạt mục tiêu bài học (đã có điều tra ở phần trên). Đa số GV sử dụng những phương pháp truyền thụ một cách truyền thống: phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp. Một số bộ phận GV cũng đã mạnh dạn áp dụng phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho HS tìm hiểu tri thức về đối

tượng. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, khi áp dụng phương pháp này, GV thường chưa giám sát chặt các nguồn tư liệu mà HS tìm hiểu, dẫn đến tình trạng chính HS hoang mang về các nguồn tư liệu, GV cũng rất bị động trong việc đánh giá kết quả nghiên cứu của HS. Các phương pháp khác như làm việc nhóm thường được HS áp dụng rất đối phó, chưa chất lượng do GV chưa kiểm sốt được việc phân cơng công việc cũng như kết quả công việc của từng thành viên, chủ yếu kết quả cơng việc được đánh giá sau khi có kết quả tổng thể của cả nhóm.

- Các phương tiện và tài liệu dạy học mà giáo viên sử dụng trong bài dạy cũng chưa đa dạng. Hiện nay, công nghệ thông tin rất phát triển, HS cũng

rất nhanh nhạy trong việc tìm kiếm thơng tin. Điều này rất hữu ích khi các em làm văn thuyết minh. Tuy nhiên, đại đa số GV chưa khai thác hiệu quả lợi thế này. Có thể do GV ngại tìm kiếm thơng tin hoặc khó kiểm sốt được các thông tin HS đưa ra nên chưa phát huy được sự chủ động và sáng tạo của HS trong việc tra cứu tài liệu. Điều đó làm hạn chế khả năng tiếp nhận thơng tin, giảm sự hứng thú, hấp dẫn của học sinh đối với bài học.

- Các hình thức kiểm tra đánh giá việc đạt mục tiêu dạy học của giáo viên đơi khi cịn mang tính chất hình thức, giáo điều, chưa kịp thời khuyến khích và tạo động lực cho người học, vì sự tiến bộ của người học. Hiện nay,

đa số các GV đều đánh giá HS qua các bài viết, mà khi viết, GV thường không cho HS sử dụng tài liệu. Điều này là rất khó khi làm văn thuyết minh. Vì đặc trưng cơ bản của Văn bản thuyết minh là trình bày tri thức một cách khách quan, tri thức này là tri thức khoa học, không phải do HS bịa đặt ra. Nhưng khi làm bài viết tại lớp, GV lại cho HS làm bài theo trí nhớ, theo sự tưởng tượng nên rất khó khăn với HS. Một số GV đã có thay đổi: đánh giá HS qua các bài thuyết trình, làm poster, hoặc làm dự án nhỏ. Điều này làm HS rất hứng thú mà vẫn đảm bảo được đặc trưng cơ bản của văn thuyết minh.

- Trong quá trình xây dựng quy trình dạy học, giáo viên chưa quan tâm

và dành thời gian cho việc phân tích, điều tra nhu cầu trước khi tiến hành bài dạy hay thực hiện việc lấy ý kiến phản hồi để đánh giá cải tiến tốt hơn cho bài

dạy tiếp theo. GV thường áp đặt kiến thức một chiều, lấy áp lực về điểm số để tạo sức ép cho HS, rất ít khi GV lắng nghe để hiểu nhu cầu của HS, có thể vì “quyền uy” của mình, cũng có thể vì GV ngại thay đổi. Điều này làm giảm sự hứng thú của HS rất nhiều.

Tuy nhiên, xét một cách tồn diện, những khó khăn trên cũng là do áp lực về thời gian, số tiết thực dạy nhiều, áp lực về thành tích nên nhiều GV chưa thật sự đầu tư nhiều về chuyên môn. Nhưng đa số GV đều rất tận tụy, mong muốn thay đổi và hơn hết mong muốn HS u thích mơn học của mình. Đó cũng chính là cơ sở để triển khai những phương pháp dạy học mới như phương pháp dạy học theo dự án.

Về phía học sinh

- Có thể nói, học sinh khá hứng thú với kiểu văn bản thuyết minh. Vì HS cho đây là kiểu văn bản “có căn cứ” khoa học. Nghĩa là khơng chỉ dựa theo cảm xúc và trí tưởng tượng cá nhân, văn bản thuyết minh cịn trình bày tri thức khách quan về đối tượng. HS cũng thấy được văn bản này rất gần gũi với đời sống và có ý nghĩa với đời sống. Tuy nhiên, rất đáng tiếc, nguyên nhân làm giảm sự hứng thú và tích cực của HS khi học kiểu văn bản này lại chính là do phương pháp dạy học của GV. Như trên đã phân tích, GV thường áp dụng những phương pháp truyền thụ một chiều, áp đặt HS nên HS thấy dễ nhàm chán.

- Một bộ phận học sinh rất lười tự nghiên cứu nên ngại học Văn bản thuyết minh. Những học sinh này chỉ thích “ăn sẵn”, học theo “lối mịn” với quan niệm văn chương là phải “chém gió” được nên họ làm văn thuyết minh rất qua loa, đối phó hoặc sai lệch sang làm văn miêu tả về đối tượng. Cũng có bộ phận học sinh do điều kiện khơng thể tìm kiếm được nguồn tư liệu nên gặp nhiều khó khăn khi làm bài văn thuyết minh.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển học sinh đều cố gắng tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu những vấn đề mang tính thời sự cũng như trau dồi những kĩ năng mềm (đặc biệt là thuyết trình) thì hầu hết các em đều nhận thấy ý nghĩa của văn bản thuyết minh với

thực tiễn đời sống. Chính điều này là điều kiện để giáo viên sử dụng những phương pháp dạy học mới dần dần thay thế những phương pháp dạy học truyền thống đang bộc lộ những hạn chế. Từ đó, giúp học sinh phát huy tốt khả năng tìm tỏi, học hỏi trở thành những người đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội

Đánh giá chung

Những hạn chế trên đã một lần nữa chứng tỏ công tác chuẩn bị và triển khai dạy kiểu bài Văn bản thuyết minh của giáo viên ở các trường THCS hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập và chưa thực sự được bản thân mỗi giáo viên chú ý đúng mức. Nhiều giáo viên chưa biết cách xây dựng và triển khai bài dạy theo một quy trình phát huy được tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh. Khi triển khai trong nội dung bài học, giáo viên cũng chỉ giúp học sinh trả lời tuần tự các câu hỏi hướng dẫn trong SGK; chưa có sự sáng tạo từ ngữ liệu đến phương pháp dạy học. Điều này khiến phân môn Tập làm văn vốn khô khan nay lại càng khô khan, làm giảm hứng thú học tập của học sinh. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp dạy học nhằm phát huy sự chủ động, sáng tạo của học sinh là điều cần thiết để nâng cao hiệu quả dạy văn bản thuyết minh ở các trường phổ thơng hiện nay. Đây chính là cơ sở thực tiễn để chúng tôi đề xuất một phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm tạo được động cơ và hứng thú làm nền tảng để học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh kiến thức.

Từ thực trạng dạy Văn bản thuyết minh mà chúng tơi đã trình bày ở trên, để bài học trở nên sinh động, hấp dẫn khơi dậy được hứng thú, động cơ học tập của học sinh thì việc đầu tiên giáo viên phải lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp trong khi xây dựng ý đồ triển khai bài học. Thực tế không tồn tại một phương pháp tuyệt hảo cũng như khơng có một phương pháp tồi tệ. Mỗi phương pháp đều có những mặt ưu và nhược riêng. Do đó, người dạy phải biết lựa chọn để phát huy những điểm mạnh và hạn chế những nhược điểm của từng phương pháp trong q trình dạy học.

Để kích thích hứng thú cho người học, tạo cơ hội để người học phát huy tính chủ động phải tìm ra một phương pháp dạy phù hợp với kiểu bài và nội dung bài học. Phương pháp và nội dung đó phải gắn liền với hoàn cảnh cụ thể, xuất phát từ những tình huống của thực tiễn cuộc sống và gắn liền với lợi ích của học sinh. Xét thấy Văn bản thuyết minh có đủ khả năng đảm bảo điều kiện trên, thể hiện rõ những tiêu chí sau:

Thứ nhất: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản gần gũi và có ý nghĩa với

đời sống. Căn cứ vào những nội dung này, giáo viên hồn tồn có thể xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học văn bản thuyết minh (ngữ văn 8) theo dự án (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)