Thứ nhất: xác định các kênh thông tin, tập hợp tài liệu hỗ trợ dự án
Tài liệu hỗ trợ, các kênh thơng tin chính là những nguyên liệu cơ bản đầu tiên có tính chất định hướng để thực hiện dự án. Đối với dự án trên, chúng ta có thể thiết lập những kênh thông tin, tài liệu cơ bản làm cơ sở thực hiện dự án từ những nguồn tài liệu giấy có sách, báo, tạp chí chun ngành; tài liệu kỹ thuật số có video,…; internet; tư liệu thực tiễn có ảnh, video, băng ghi âm….
Thứ hai: thiết kế bộ câu hỏi khung (The driving question)
Bộ câu hỏi khung là những câu hỏi mang tính định hướng, chứa đựng các nội dung, các vấn đề mà người học phải trả lời và giải quyết trong quá
trình thực hiện dự án. Những câu hỏi này cũng giúp học sinh nhận thấy những vấn đề trọng tâm và cốt lõi nhất trong dự án học tập.
Bộ câu hỏi định hướng được chia thành ba loại: Câu hỏi khái quát (The
essential question) là dạng câu hỏi mở rộng liên quan đến nhiều môn học.
Câu hỏi khái quát liên quan đến vấn đề cốt yếu nhất khi tiến hành dự án; Câu
hỏi bài học (The unit question) là dạng câu hỏi liên quan trực tiếp đến kiến
thức một môn học cụ thể. Câu hỏi bài học trong dự án thường liên quan đến nhan đề của các bài học; Câu hỏi nội dung (The content question) là những
câu hỏi về các nội dung chính trong một bài học cụ thể. Câu hỏi nội dung thường gắn với các tiểu mục trong các bài học cụ thể. Câu hỏi bài học yêu cầu học sinh phải đưa ra được câu trả lời chính xác, cụ thể.
Giáo viên và học sinh cần chú ý khi tiến hành xây dựng bộ câu hỏi định hướng trong dự án phải có tính gợi mở; câu hỏi phải ở dạng mở - đóng; nêu ra được vấn đề trung tâm của mơn học hoặc một chủ đề; tích thách thức; có thể được nêu lên trên cơ sở những vấn đề của thế giới thực khiến cho học sinh thích thú; phải đáp ứng được những tiêu chuẩn về nội dung chương trình học và hướng học sinh đến những kiến thức cốt lõi và nền tảng nhất.
Bảng 2.2. Bộ câu hỏi chƣơng trình dự án “Tổ chức buổi triển lãm tranh ảnh về danh lam thắng cảnh của Hà Nội”
Câu hỏi khái
quát Câu hỏi bài học Câu hỏi nội dung
Bạn sẽ làm gì để bảo tồn và phát triển nét văn hóa của địa - Những nét đặc sắc nổi bật của địa danh.
- Ý nghĩa văn hóa của địa danh trong đời sống văn hóa của người Hà Nội.
- Trình bày những đặc điểm cơ bản của địa danh về: nguồn gốc, vị trí địa lí, lịch sử; cấu tạo (kiến trúc); hoạt động chính?
- Hãy giới thiệu điểm nhấn tạo nên vẻ đẹp của địa danh đó?
- Những biến đổi của đời sống xã hội hiện đại ảnh hưởng đến nét đẹp của địa
danh mà bạn giới thiệu?
- Giá trị văn hóa của địa danh với đời sống tinh thần của Việt Nam nói chung.
danh đó như thế nào?
- Gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa của địa danh đó trong bối cảnh xã hội hiện đại như thế nào?
Thứ ba: thiết kế hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả
Tiêu chí đánh giá kết quả là cơ sở để giúp học sinh định hướng trong quá trình thực hiện dự án. Vì thế, hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả cần được giáo viên xây dựng trước dự án và công bố ngay khi bắt đầu triển khai các dự án. Về cơ bản dạy học theo dự án không chỉ là truyền đạt cho học sinh những kiến thức đơn thuần mà nó cịn nhấn mạnh đến việc hình thành và phát triển kỹ năng. Do đó, hiệu quả thực hiện dự án của học sinh phải được đánh giá cả trên q trình hoạt động nhóm và sản phẩm trình bày.
GV cần cung cấp cơng cụ đánh giá để các em căn cứ vào tiêu chí đó tiến hành xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm của nhóm. Đồng thời cung cấp cho HS công cụ đánh giá để các nhóm có thể nhận xét, đánh giá lẫn nhau, giúp các em hình thành và phát triển kỹ năng tự nhận xét, đánh giá.
Các sản phẩm HS phải hoàn thành là: bài trình chiếu Powerpoint; ấn phẩm (trên Publisher), trang Web. GV đưa ra cơng cụ với những tiêu chí cụ
thể đánh giá từng sản phẩm HS để đảm bảo tính chính xác, hiệu quả và cơng bằng.
Đối với bài trình chiếu của HS: tổng 10 điểm, tiêu chí quan trọng nhất là
cách trình bày và nội dung các slide được trình chiếu. Bởi vậy thang điểm cho bài trình bày và trình chiếu các slide là cao nhất. Đánh giá bài trình chiếu của HS dựa trên 4 tiêu chí: Hình thức với trọng số 2,5 điểm, bố cục 1,5 điểm, nội dung 4 điểm, thuyết trình 2 điểm. Ở hình thức bài trình chiếu, chúng tơi quan tâm đến thiết kế sáng tạo, màu sắc nhã nhặn, sáng sủa; các font chữ, màu chữ và cỡ chữ hợp lý (dễ nhìn, dễ đọc...). Về nội dung, quan trọng nhất là sử dụng thơng tin chính xác và thể hiện được kiến thức cơ bản, chọn lọc, có kiến thức
mở rộng bổ ích. Phần giới thiệu của học sinh là yếu tố quyết định đến hiệu quả bài trình chiếu, được biểu hiện ở sự tự tin, phong cách lôi cuốn, ngôn ngữ mạch lạc...
Ấn phẩm: tổng 10 điểm, được đánh giá trên 4 tiêu chí. Hình thức 3,5 điểm: hình thức thiết kế sáng tạo, hấp dẫn, màu sắc nhã nhặn, phông chữ, màu chữ và cỡ chữ hợp lý (dễ nhìn, dễ đọc...) Bố cục 1,5 điểm: số lượng trang hợp lý, thống nhất ý đồ thiết kế và triển khai bổ trợ cho nội dung. Nội dung 3 điểm: nội dung được chi tiết hóa và minh họa tốt, đảm bảo đa giác quan hóa. Trình bày của học sinh 2 điểm: nói to, rõ ràng, tự tin và có cách thức trình bày hợp lý, sáng tạo; thể hiện được nội dung cơ bản và kỹ thuật thiết kế của nhóm. Đối với ấn phẩm, tác động trực quan và hình thức được coi là điểm nhấn và đây cũng là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá đối với một ấn phẩm độc đáo.
Trang Web: tổng 10 điểm, được đánh giá trên 3 tiêu chí: Giao diện website phải thể hiện rõ về địa danh (4 điểm); Nội dung website được chú ý thiết kế để sử dụng đơn giản, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng (3 điểm); Website được thiết kế tương thích với các trình duyệt phổ biến nhất hiện nay như Google Chrome, Microsoft Internet Explorer, Firefox, Opera... (3 điểm)
Tổ chức nhóm cũng đánh giá trên 4 tiêu chí: xác định chính xác nhiệm vụ 2 điểm; phân công nhiệm vụ hợp lý 3 điểm; các thành viên tích cực tham gia vào các dự án 3 điểm; đoàn kết, hợp tác, hiệu quả 2 điểm.
Sau khi các nhóm báo cáo kết quả, mỗi nhóm phải có bản tự đánh giá kết quả của nhóm mình và nhóm bạn theo cách đánh giá như sau: Đánh giá theo các loại: Xuất sắc: 9 – 10; Tốt: 8 – 9; Khá: 7 – 8, Trung bình: 6 – 7, Đạt: 5 - 6, Khơng đạt: dưới 5. Giáo viên tập hợp các kết quả để xem xét và cho kết luận cuối cùng. Điểm thực hiện nhiệm vụ dự án sẽ là điểm kiểm tra 1 tiết.
Đối với 3 nhóm: sản phẩm nhóm HS: 60%, kết quả cuộc thi: 30%, kỹ năng làm việc nhóm: 10%. Cơng thức tính TB: BT* 60% + KQCT * 30% + TCN * 10%)/100. Trong đó, BT là sản phẩm nhóm, KQCT là kết quả cuộc thi
(các đội nhất, nhì, ba, khuyến khích sẽ lần lượt đạt các số điểm là 10, 9, 8, 7), TCN là tổ chức nhóm.
Tóm lại, việc thiết kế các cơng cụ đánh giá sản phẩm của HS là rất quan trọng. Đây sẽ là căn cứ để HS hồn thiện và tự đánh giá sản phẩm của nhóm; đồng thời là cơng cụ để đánh giá các nhóm khác. Các tiêu chí để đánh giá sản phẩm của HS phải đầy đủ, cụ thể và chính xác.
2.2.3.2. Thực hiện dự án trên lớp