Xác định mục tiêu của dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học văn bản thuyết minh (ngữ văn 8) theo dự án (Trang 63 - 65)

Mục tiêu của dự án

Dự án học tập cần đảm bảo hai mục tiêu chính là học sinh có thể tiếp thu được những kiến thức cơ bản mà chương trình học quy định và học sinh có khả năng vận dụng các kỹ năng đã, đang và sẽ có trong q trình thực hiện dự án để tạo ra những sản phẩm thực có giá trị. Những sản phẩm này cũng là một trong những cơ sở để đánh giá quá trình học tập của học sinh. Như vậy, mục tiêu dự án lúc này chính là cái đích mà học sinh tự đề ra để phấn đấu.Và khi đã xác định được hệ thống mục tiêu cụ thể, rõ ràng, người lập kế hoạch dự án cũng dễ dàng xây dựng được bộ công cụ hỗ trợ cho việc kiểm tra, đánh giá kết quả của dự án và đánh giá cải tiến cho các bài dạy tiếp theo.

Căn cứ vào hệ thống mục tiêu chung của môn học, bài học, chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, dựa trên những thông tin về đối tượng dạy học, giáo viên cần phải cụ thể hóa các mục tiêu của bài học, hệ thống mục tiêu dạy học phải đảm bảo được các tiêu chí SMART (Thơng minh): “S (specific): cụ thể, chi tiết, rõ ràng; M (measurable): quan sát được, đo đếm được; A (achievable): khả thi, vừa sức;

R (realistic): thực tế; T (time - scale): có giới hạn về thời gian” [3; tr5]

- Về kiến thức: Hệ thống mục tiêu về kiến thức của dự án có thể có

những tầng bậc khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, từ bậc thấp đến bậc cao. Có thể tham khảo thang bậc nhận thức theo cách phân chia của Bloom như

biết (nhớ); hiểu; áp dụng; phân tích; tổng hợp; đánh giá. Tuy nhiên, trong

dạy học, để thuận lợi cho việc xác định mục tiêu nhận thức của bài học, hầu hết các nhà giáo dục đã xác định theo ba bậc như bậc 1 là biết (nhớ) (với các động từ như liệt kê, trình bày, kể tên, nêu lại…); bậc 2 là hiểu, vận dụng (với các động từ giải thích, vận dụng, sắp xếp…); bậc 3 là phân tích, tổng hợp, đánh giá (với các động từ so sánh, phân tích, nhận xét…)

- Về kỹ năng: Để thực hiện một dự án, học sinh cần huy động nhiều kỹ

năng nhưng khi xây dựng mục tiêu về kỹ năng trong dự án, người lập kế hoạch chỉ nêu ra những kỹ năng định tiến hành đánh giá. Việc đánh giá kỹ năng cũng thông qua đánh giá sản phẩm. Khi xây dựng mục tiêu về kỹ năng, người lập kế hoạch có thể tham khảo những kỹ năng mà học sinh sẽ được rèn luyện khi tiến hành dự án.

- Về thái độ: Khi tiến hành phương pháp dạy học dự án, vai trò tự chủ của người học được đề cao. Khi lập kế hoạch dự án, trong bộ công cụ kiểm tra đánh giá nhất thiết cần có các cơng cụ đánh giá thái độ tham gia của học sinh để khuyến khích những cá nhân nhiệt tình, hăng hái, chủ động, hợp tác cũng như cần có biện pháp khuyến khích những học sinh chưa thực sự có thói quen học tập độc lập và tự chủ.

Để thuận tiện cho việc triển khai dự án học tập Văn bản thuyết minh, chúng tôi tiến hành thiết kế quy trình cụ thể như sau:

- Giai đoạn Lập kế hoạch được xác định bởi các bước như: phân tích nhu cầu phát triển ý tưởng dự án; xác định phạm vi; xác định mục tiêu; thiết kế kịch bản chương trình; xây dựng bộ cơng cụ hỗ trợ; tạo được môi trường học tập tối ưu cho học sinh.

- Giai đoạn Thực hiện dự án trên lớp được xác định bởi các bước như:

giao nhiệm vụ cho giáo viên và học sinh; thực hiện dự án (thu thập thông tin; thực hiện điều tra; thảo luận với các thành viên khác; tham vấn giáo viên hướng dẫn); tổng hợp các kết quả (xây dựng sản phẩm; đánh giá, theo dõi thường xuyên).

- Giai đoạn Thực hiện đánh giá kết quả sản phẩm và đánh giá cải tiến được xác định bởi các bước như: đánh giá dựa trên các tiêu chí đã cơng bố; đánh giá hiệu quả triển khai dự án; lưu trữ hồ sơ, tài liệu; lập kế hoạch đánh giá cải tiến ngay sau khi dạy xong các bài học về Văn bản thuyết minh.

Mục tiêu của dự án “Tổ chức buổi triển lãm tranh ảnh về danh lam thắng cảnh của Hà Nội”

Sau khi kết thúc dự án, HS cần đạt được các mục tiêu sau: - Về kiến thức:

+ Trình bày được đặc điểm cơ bản của văn thuyết minh

+ Hiểu được vai trị, vị trí của văn bản thuyết minh trong đời sống con người

+ Kể tên được các phương pháp thuyết minh và vận dụng được các phương pháp đó trong bài văn.

- Về kĩ năng: HS được rèn luyện các kĩ năng: kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh; kĩ năng tổng hợp, so sánh, phân tích các sự việc; kĩ năng thuyết trình, làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề; kĩ năng sử dụng công nghệ hiệu quả trong học tập.

- Về thái độ: bồi dưỡng cho HS niềm yêu thích văn bản thuyết minh, yêu mến và tự hào về thủ đô Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học văn bản thuyết minh (ngữ văn 8) theo dự án (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)