.4 Đánh giá hiệu quả của những giờ dạy học thơ trung đại theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy đọc hiểu thơ trung đại việt nam (ngữ văn lớp 10) (Trang 48 - 93)

quan điểm tích hợp STT Nội dung Mức độ đánh giá Đồng ý Không đồng ý Phân vân SL % SL % SL %

1 Theo em học thơ trung đại có quan trong khơng?

153 76.5 30 15 17 8.5

2 Các giờ dạy học tích hợp đối với thơ trung đại có làm cho em hứng thú không?

130 65 41 20.5 29 38.7

3 Các giờ dạy học tích hợp đối với thơ trung đại có khiến cho em dễ hiểu, thấy gần gũi không?

100 50 59 29.5 41 20.5

4 Các giờ dạy học tích hợp đối với thơ trung đại có khiến cho hiểu biết sâu rộng hơn về lịch sử, văn hóa,... khơng?

163 81.5 27 13.5 10 5

5 Các giờ dạy học tích hợp có làm cho em thêm u quê hương, đất nước, tự hào trước truyền thống của dân tộc?

6 Mức độ yêu thích của em với những giờ dạy học tích hợp trong thơ trung đại

110 55 55 27.5 45 17.5

Như vậy, thông qua bảng khảo sát đối với 18 GV giảng dạy bộ môn Ngữ văn của trường THCS – THPT Newton ta có thể thấy được hầu hết các GV và HS đều nhìn nhận được vai trị quan trọng của việc vận dụng quan điểm tích cực vào giảng dạy văn bản thơ trung đại Việt Nam. Đa số các thầy cô đều quan tâm và từng áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, tích hợp các kiến thức của nhiều ngành khoa học vào việc giảng dạy thơ trung đại. HS khá tích cực tham gia các hoạt động mà GV tổ chức. GV cũng tự quan sát được kết quả của các giờ DHTH là HS rất hào hứng, tích cực tham gia, hoạt động, xây dựng bài. HS biết hợp tác và hợp tác hiệu quả với các hoạt động học tập của GV. Từ đó, phần lớn thầy cơ đánh giá những giờ DHTH mang lại kết quả cao hơn giờ học bình thường, khơng vận dụng quan điểm tích hợp. Tuy nhiên, vẫn cịn số lượng lớn GV gặp khó khăn và hiếm khi tổ chức các giờ học theo hướng tích hợp. Ngun nhân là vì các giờ dạy học theo hướng tích hợp địi hỏi đầu tư nhiều thời gian, chuẩn bị công phu của cả thầy và trị. Chương trình các mơn học hiện tại vẫn bị tách biệt với nhau, do đó việc tổ chức, biên soạn các chủ đề để DHTH cịn gặp khó khăn. GV chưa được đào tạo chuyên sâu về DHTH nên trong khi vận dụng, thực hành còn lúng túng. Nhiều giờ dạy mặc dù có áp dụng DHTH được kết quả chưa cao.

Tiểu kết chương 1

Qua việc tìm hiểu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu, chúng tơi có thể rút ra một số kết luận sau:

DHTH là một xu thế trong giáo dục hiện đại trên tồn thế giới. Nó cho phép đổi mới mạnh mẽ việc dạy học theo hướng tích cực, lấy HS làm trung tâm và phát triển năng lực người học. Bối cảnh nước ta đang trong quá trình đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục thì việc đẩy mạnh vận dụng quan điểm tích hợp vào cơng cuộc đổi mới càng tỏ rõ vai trò quan trọng, bức thiết, được một đòi hỏi tất yếu. Dạy học tích hợp sẽ giúp chúng ta thực hiện được yêu cầu giảm tải, tránh sự trùng lặp về mặt kiến thức giữa các môn học.

Mơn Ngữ văn nói chung và chương tình thơ trung đại Việt Nam nói riêng, có nhiều lợi thế trong việc vận dụng quan điểm DHTH. Từ đó, GV có thể triển khai bài học theo hướng mới, khai thác tiềm năng ở người học, kết hợp phong phú kiến thức liên ngành để giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Đồng thời HS dễ dàng tiếp thu và hào hứng hơn với các tiết học vốn từ lâu đã mặc định là khơ khan, khó hiểu.

Mỗi GV cần tự trang bị cho mình kĩ năng về quản lí và tổ chức DHTH. Đẩy mạnh việc lập kế hoạch hợp tác giữa các GV, xem xét và lựa chọn nội dung tích hợp với nội dung bắt buộc của mơn học, đồng thời thiết lập công cụ đánh giá phù hợp. Đây là cơng việc quan trọng, địi hỏi nhiều tâm sức và cần sự chỉ đạo, thực hiện đồng bộ, nhất qn. Dẫu khó khăn nhưng vì tương lai của người học, trường phổ thông cần thực hiện nhiều hơn nữa các giải pháp tích cực để việc DHTH được thành công, hiệu quả.

CHƯƠNG 2. NHỮNG BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC TÁC PHẨM THƠ TRUNG ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 10 THEO

QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

2.1. Tích hợp kiến thức lịch sử với việc dạy học đọc hiểu tác phẩm thơ trung đại đại

2.1.1. Mối liên hệ chặt chẽ giữa lịch sử - văn học

Việc đọc hiểu tác phẩm văn học trong nhà trường vừa mang những đặc trưng của hoạt động đọc trí tuệ nói chung, lại có những nét riêng biệt bởi tính định hướng của môn học. Đọc một tác phẩm là để hiểu một đời văn, một nghiệp văn, hiểu được tinh thần của thời đại, sự độc đáo của cá tính sáng tạo, đặc sắc của ngơn phong và hình tượng, sự gặp gỡ giao thoa, kế thừa phát triển, mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng văn hóa,… Đây quả thực là công việc không hề dễ dàng. Nó cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa tác phẩm văn học với bối cảnh lịch sử khi tác phẩm ra đời. Bởi mỗi tác phẩm văn chương đều là sản phẩm của một hình thái xã hội nhất định, nó phản chiếu, tái hiện một phần nào đó chính sự thực đời sống, nét nghĩ, nét cảm của thời đại ấy.

Thời trung đại, ở phạm vi rộng của khái niệm “văn học” sẽ bao gồm tất cả những tác phẩm (sáng tác, trước tác) được làm bởi văn tự, giữ vị trí khác nhau trong các lĩnh vực, các quan hệ xã hội có liên quan đến lịch sử, con người. Nó bao gồm nhiều hệ thống văn bản có nội dung, chức năng thuộc nhiều hình thái ý thức xã hội khác nhau như triết học, lịch sử, chính trị, đạo đức, văn chương… Thời kì này cịn có hiện tượng: một số tác phẩm vừa thuộc văn học chức năng, vừa là văn học nghệ thuật. Từ đó các nhà nghiên cứu gọi đây là thời kì văn – sử -

triết bất phân. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra hai loại văn học là văn học chức năng và văn học phi chức năng tức văn học nghệ thuật. Đồng thời chỉ ra qui

luật chung của nhiều nền văn học trung đại trên thế giới, giai đoạn đầu những thể loại hồn tồn mang tính chức năng là trung tâm của hệ thống văn học còn văn

học nghệ thuật là phần ngoại biên. Dần dần theo quá trình phát triển, vị trí các thể loại có sự thay đổi và văn học nghệ thuật sẽ dần tịnh tiến vào vị trí trung tâm hệ thống văn học.

Văn học chức năng thời kì này cũng được phân chia làm một số nhóm

theo mục đích hành chức của chúng. Các văn bản thuộc thể cáo, chiếu, biểu,

tấu, sớ, hịch,… được viết nhằm truyền đạt yêu cầu thực thi các cơng việc

mang tính chất nhà nước, được gọi là văn học chức năng hành chính. Các tác phẩm được viết thực thi chức năng tôn giáo, nghi lễ: kinh kệ, phú, thơ thiền. Có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu: thơ thiền thời Lí, Khóa hư lục (Trần

Nhân Tơng), Thiền uyển tập anh ngữ lục (khuyết danh), Văn bia Vĩnh Lăng (Nguyễn Trãi), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu),…

Hiện tượng văn - sử - triết bất phân được thể hiện trong hệ thống thể loại của văn học trung đại, gồm hai loại hình chính là: văn vần (thơ) và văn xi, thể hiện trong phạm vi văn xuôi rõ nét hơn văn vần. Tuy nhiên, vẫn có những sáng tác thơ nổi bật lên như một điểm sáng, tiêu biểu là bài thơ thần Nam quốc sơn hà tương truyền của Lí Thường Kiệt:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

(Núi sơng nước Nam thì vua Nam ở,

Cương giới đã ghi rành rành ở trong sách trời. Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm phạm?

Chúng bay hãy chờ xem, thế nào cũng chuốc lấy bại vong.) Bài thơ ra đời trong thời điểm trọng đại của dân tộc, khi cuộc kháng chiến chống quân Tống đang lúc cấp bách, cam go. Lời thơ thần vang vọng kết tinh cả hồn thiêng sơng núi, hội tụ trong đó là quan điểm triết học về trời đất, thần – nhân, về niềm tin của con người vào lẽ phải tất yếu, tư tưởng thời đại về chủ quyền bờ

cõi núi sông. Hai câu thơ đầu viết Nam đế và Nam quốc khẳng định sự tồn tại độc lập, với Bắc quốc, Bắc đế, biểu hiện mạnh mẽ tinh thần tự cường về quyền bình đẳng, tự chủ của vua Nam trên lãnh thổ nước Nam. Sự rõ ràng về cương vực lãnh thổ đã trở thành lẽ hiển nhiên, bất di bất dịch, được trời đất, thần linh chứng giám. Quan niệm về đất nước còn gắn với thần quyền và vương quyền. Dựa vào lòng tin ở trời, ở thần, ở vua, những bậc minh quân. Kết luận bài thơ là lời cảnh cáo đanh thép quân phản loạn, bọn mọi rợ với một thái độ khinh bỉ, đanh thép. Hành động của chúng thật ngơng cuồng, phi lí nên việc chuốc lấy thất bại thảm hại là hệ quả tất yếu. Bài thơ mang tư tưởng lớn và tình cảm lớn của tời đại, đã trở thành bản Tun ngơn độc lập hào hùng, mang tính chiến đấu cao làm rạng rỡ cho di sản văn chương yêu nước Lí – Trần.

Ở những tác phẩm như thế, việc khai thác những kiến thức về lịch sử là rất cần thiết để có thể nhìn ra bầu khơng khí thời đại, tầm quan trọng của tác phẩm cũng như những yếu tố tác động đến gái trị nội dung, nghệ thuật của chính bài thơ. Như vậy việc đọc hiểu mới thực sự dễ hiểu, gần gũi và có chiều sâu.

2.1.2. Phương pháp tích hợp kiến thức lịch sử trong các tác phẩm thơ trung đại Việt Nam đại Việt Nam

Tích hợp là một nguyên tắc xây dựng chương trình mới. Văn bản Ngữ văn là nới chứa đựng nhiều tiềm năng tích hợp. Dạy học thơ trung đại tích hợp lịch sử thực chất là dạy học một cách nhìn nhận, phân tích, tổng hợp vấn đề từ tư liệu của Lịch sử văn học được xử lý theo quan niệm Triết học và Mĩ học cá nhân của mỗi thành viên khi bừng phát theo sự kích thích, khơi gợi của người dạy. Điều này khơng phải thầy dạy mới có, mà trên cơ sở hoạt động dạy học những năng lực phân tích, khái quát, tổng hợp đã tiềm ẩn ở người HS được phát triển.

Dạy thơ trung đại, cần lưu ý xác lập một cái nhìn biện chứng và lịch sử. Các tác phẩm văn học trung đại được sáng tạo và truyền bá trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Như vậy, những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa của cuộc

sống văn hoá, tinh thần của dân tộc đã in đậm dấu ấn trên những tác phẩm này. Nếu không đặt tác phẩm trong mối liên hệ với hoàn cảnh lịch sử, bản thân tác giả.... nhiều khi chúng ta khơng thể hiểu, lí giải chính xác và thấu đáo những vấn đề trong tác phẩm.

Đọc hiểu một tác phẩm văn học trung đại nói chung và tác phẩm thơ trung đại nói riêng khơng chỉ là đọc bằng kĩ thuật mà còn phải đọc bằng hồn, đọc bằng khế ước văn hóa, sự trải nghiệm khơng ngừng. Đọc văn chính là đọc người, đọc nhân cách nhà văn và để hồn thiện nhân cách của mình. Đọc văn để thấy người, thấy thời đại và đọc văn bao giờ cũng gắn với một ngữ cảnh nhất định. Đó là ngữ cảnh văn bản, ngữ cảnh tình huống, ngữ cảnh văn hóa, ngữ cảnh cá nhân, ngữ cảnh liên hệ,…

Càng lên bậc học cao thì yêu cầu về việc đọc hiểu tác phẩm thơ trung đại càng đòi hỏi sự nghiên cứu, khám phá sâu hơn. Để có thể hiểu và lĩnh hội được các nội dung tư tưởng của tác phẩm thì ngồi việc HS nghiên cứu theo hệ thống câu hỏi về đặc trưng thể loại cịn cần tích hợp kiến thức lịch sử, tiếp nhận văn hóa để vừa nhận ra những đặc điểm cốt lõi, vừa thấy những đặc trưng riêng của cá nhân, giai đoạn và thời đại. Việc đọc khơng cịn là tiếp nhận đơn thuần từng văn bản riêng rẽ mà phải là liên văn bản, là tiếp nhận văn hóa thì mới đáp ứng được nhu cầu so sánh, tổng hợp, khái quát của tư duy nghệ thuật.

Cách dạy minh họa thiên về chứng minh các luận điểm trong sách giáo khoa có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian, nhưng dễ bị “nô lệ tư duy” và không phát triển được những năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát, để người HS “chủ động, tự giác, tích cực, tự lực” giải quyết các vấn đề văn học sau này.

Thời kì trung đại, văn học chịu sự chi phối, tác động vô cùng mạnh mẽ của các yếu tố lịch sử, triết học. Do đặc thù giai đoạn này nhà nước phong kiến tự chủ mới hình thành, liên tiếp phải chống chọi lại những cuộc xâm

lược của giặc phương Bắc. Cùng một lúc, đất nước ta sử dụng cả hai đến ba loại văn tự: chữ Hán, chữ Nơm, chữ Quốc ngữ. Cùng với đó là nhiều trào lưu sáng tác, nhiều phong cách sáng tác riêng.

Với từng giai đoạn văn học, chú ý khái quát những hiện tượng nổi bật, tìm ra những nguyên nhân của từng hiện tượng đó, của các tác gia trong trào lưu thậm chí cá tính sáng tạo của từng tác giả. Có thế mới lý giải được các hiện tượng. Nhà văn càng tài năng thì cá tính sáng tạo càng độc đáo, phong cách càng đa dạng, ngôn ngữ càng đa thanh, đa giọng điêụ, những vấn đề trong văn chương của họ không phải dễ dàng tiếp nhận. Với mỗi tác gia cần tìm bốn vấn đề: Hoàn cảnh xã hội cụ thể và cuộc đời, bản chất con người, quan niệm sáng tác, sự nghiệp.

HS cần hiểu được những nội dung cốt lõi nhất: Mối quan hệ khăng khít giữa văn học dân gian Việt Nam với quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc; mối quan hệ sống còn của chế độ quân chủ - quyền lợi của giai cấp thống trị và sự dung hòa các tư tưởng Nho, Phật, Đạo,… HS cũng cần hiểu được đặc trưng riêng của giai đoạn thời Lí – Trần, tư tưởng yêu nước được phản ánh rất rõ qua thơ tôn giáo; giai đoạn Trịnh – Nguyễn phân tranh thơ ca là tiếng kêu xé lòng đòi quyền tự do, công bằng, khát vọng hạnh phúc; hay giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX trào phúng lại trở thành khuynh hướng sáng tác lớn trong thơ ca của các nhà nho như thế,…

Nếu không hiểu được những vấn đề khái qt tối thiểu thì dù tư liệu có phong phú đến đâu cũng không thể giải quyết tốt những vấn đề cụ thể của việc phân tích tác phẩm sau này. Vấn đề phát triển kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát là vô cùng quan trọng trong dạy học trung đại. Cần kết hợp nhiều nguồn thông tin, hiểu biết về các hình thái ý thức xã hội khác như Triết học, Kinh tế, Tôn giáo,… Nhưng quan trọng hơn là xử lý được các thông tin trong mối quan hệ giữa chúng với nhau và với hạ tầng cơ sở. Và cũng không thể không lý giải những nét riêng đặc thù của văn học so với các hình thái ý

thức thuộc kiến trúc thượng tầng khác.

Bình Ngơ đại cáo của Nguyễn Trãi được viết theo thể cáo, thuộc tác phẩm

văn học chức năng, dung để ban bố vấn đề trọng đại của đấy nước, là hiện tượng văn - sử - triết bất phân. Ở đây, rõ ràng đã hội tụ đủ cả ba yếu tố văn - sử - triết. Về triết, đó là lý tưởng nhân nghĩa trực tiếp rực sáng lên trong lời mở đầu tác phẩm:

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

và tiếp tục chói lọi ở cuối tác phẩm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy đọc hiểu thơ trung đại việt nam (ngữ văn lớp 10) (Trang 48 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)