Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy đọc hiểu thơ trung đại việt nam (ngữ văn lớp 10) (Trang 97)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.9. Kết quả thực nghiệm

3.9.1. Đánh giá qua quan sát giờ học

Trong giờ học bình thường, khi khơng có việc tích hợp kiến thức, HS thường là chưa chủ động tham gia và lĩnh hội bài học. Hoạt động chính vẫn là nghe và chép. Mức độ tương tác trong giờ học cịn ít, một số HS có phát biểu giơ tay nhưng chủ yếu là để trả lời những câu hỏi có sẵn trong SGK. Nội dung câu hỏi chuẩn bị trước ở nhà của HS chủ yếu vẫn là những câu hỏi khai thác phần Hướng dẫn đọc bài do người biên soạn SGK đã soạn. Khi quan sát giờ học có tích hợp chúng tơi nhận thấy HS làm việc sôi nổi, chủ động, tự giác ngay từ những hoạt động khởi động, vào bài cho đến trình bày bài tập về nhà đã chuẩn bị từ trước. HS rất tự tin đồng thời đưa ra nhiều thông tin quan trọng, cần thiết mà SGK chưa có. HS được trở thành trung tâm của giờ học, chủ động khám phá, hiểu cặn kẽ vấn đề và biết đặt nhiều câu hỏi khai thác, mở rộng bài học. Việc lĩnh hội kiến thức trở nên tốt hơn, sâu sắc hơn, khơng cịn là tương tác một chiều nữa. Những nội dung lịch sử, văn hóa, kĩ năng sống được đưa vào vừa rất cụ thể, liên quan trực tiếp đến bài học lại vừa gần gũi, có ý nghĩa thiết thực với chính cuộc sống thường ngày của các em HS. Đồng thời, GV cũng rất linh hoạt khi khai thác các tài liệu, tổ chức các hoạt động học tập và giải quyết tình huống phát sinh. Giờ học văn khơng cịn là bình giảng – nghe chép nữa mà trở nên thú vị, sinh động, gần gũi, lôi kéo được sự chú ý, hào hứng của HS. Giờ học có tích hợp thực sự mang lại những hiệu quả tích cực đối với tâm thế, cảm xúc, và khả năng tiếp nhận của mỗi HS.

Những ưu điểm và hiệu quả trên không được thể hiện nhiều trong giờ học đối chứng. HS phải nghe thuyết giảng về một tác phẩm thơ trung đại và ghi chép một chiều. Từ đó sự tập trung cũng như khả năng tư duy, sáng tạo của các em chưa được khai thác, dẫn đến tình trạng trầm ì trong giờ học. HS thụ động, không thể hiện được suy nghĩ của bản thân. Lớp học không sôi nổi, khơng tạo được mơi

trường giao tiếp tích cực để HS tư duy và lĩnh hội bài học. Những kiến thức HS đạt được cịn mang tính hàn lâm, chưa thấy rõ mối liên hệ với đời sống nóng bỏng của thực tế. Đây là lí do HS khơng muốn tiếp nhận, học trước quên sau.

3.9.2. Đánh giá qua phiếu điều tra

Phiếu điều tra về kết quả giờ dạy thực nghiệm được chúng tôi phát cho các thầy cô giáo tham dự để cung cấp phản hồi mang tính độc lập, khách quan.

Bảng 3.3. Phiếu đánh giá tiết dạy thực nghiệm

PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY THỰC NGHIỆM Năm học 2018-2019

Họ và tên GV: ………………………………………………… Họ và tên người dự giờ:……………………………………… Tiết thứ:……/tuần. Lớp dạy: ………….Tên bài dạy:………… Ngày thực hiện:………………………………........................

I. Tiêu chí đánh giá

Các tiêu chí bài dạy Điểm qui định

Điểm GV đạt A. Kế hoạch và tài liệu dạy học

1. Chuỗi hoạt động phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng

1,5

2. Mỗi nhiệm vụ học tập thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, kỹ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được.

1,0

3. Thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng phù hợp với hoạt động của HS. Bài dạy đúng tiến độ chương trình quy định của BGH.

1,5

4. Phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động của HS hợp lý.

1,0

B. Hoạt động của GV

5. Thực hiện các kĩ thuật dạy học linh hoạt qua các hoạt động của HS. Sắp xếp chỗ ngồi, đội hình phù hợp với từng hoạt động được GV thiết kế.

1,5

GV thực hiện trọn vẹn nội dung bài dạy. Phân bố thời gian hợp lý

7. GV có sự dẫn dắt, chuyển ý hợp lí, lời bình hấp dẫn, khơng nói q nhiều.

1,0

8. GV bao quát lớp tốt, tương tác tích cực với HS, khơng khí lớp học sơi nổi.

1,0

9. Tích hợp liên mơn hợp lí. Liên hệ thực tế hiệu quả. 1,0 10. GV thể hiện tốt kĩ năng giải quyết các tình huống phát sinh trong tiết học.

1,0

11. GV thể hiện ý tưởng mới, sáng tạo trong quá trình chuẩn bị và giảng dạy

1,5

C. Hoạt động của HS

12. HS tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập trong tiết học.

1,5

13. HS tích cực, chủ động, sáng tạo hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

2,0

14. HS tham gia tích cực trong hoạt động trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ.

2,0

15. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập đúng đắn, chính xác, phù hợp.

1,5

TỔNG CỘNG 20

Bảng 3.4. Đánh giá kết quả giờ dạy thực nghiệm

Nội dung

Xếp loại

Tốt (%) Khá (%) Trung bình (%)

Nội dung bài dạy đảm bảo đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng, làm rõ mục tiêu giảng dạy

85 15

Phương pháp, phương tiện hỗ trợ quá trình dạy học

90 10

Cấu trúc giờ học 70 30 Khả năng tổ chức hoạt động và bao quát

lớp của GV

80 20

Khả năng liên kết thực tế, kết hợp liên môn, cập nhận kiến thức mới

90 10

Thái độ hứng thú của HS 85 15 HS tiếp nhận kiến thức tốt, có thái độ

tích cực sau giờ học

90 10

HS biết vận dụng kiến thức tích hợp của bài học vào tính huống cụ thể, biết liên hệ thực tế

90 5 5

Từ kết quả đánh giá của các đồng nghiệp dự giờ, chúng tôi thấy được sự ghi nhận, phản hồi tích cực đối với việc đổi mới phương pháp dạy học, tích hợp kiến thức liên mơn vào giảng dạy khiến cho hiệu ứng, kết quả từ HS rất tích cực và bài giảng trở nên thiết thực, gần gũi, sinh động hơn. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với việc tìm tịi, áp dụng PPDH mới giúp nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

3.9.2.2. Kết quả đánh giá về phía học sinh

So sánh với lớp học đối chứng, khi quan sát giờ học có tích hợp chúng tơi nhận thấy HS làm việc sôi nổi, chủ động, tự giác ngay từ những hoạt động khởi động, vào bài cho đến trình bày bài tập về nhà đã chuẩn bị từ trước. HS rất tự tin đồng thời đưa ra nhiều thông tin quan trọng, cần thiết mà SGK chưa có. HS được trở thành trung tâm của giờ học, chủ động khám phá, hiểu cặn kẽ vấn đề và biết đặt nhiều câu hỏi khai thác, mở rộng bài học. Việc lĩnh hội kiến thức trở nên tốt hơn, sâu sắc hơn, khơng cịn là tương tác một chiều nữa. Những nội dung lịch sử, văn hóa, kĩ năng sống được đưa vào vừa rất cụ thể, liên quan trực tiếp đến bài học lại vừa gần gũi, có ý nghĩa thiết thực với chính cuộc sống thường ngày của các em HS.

Sau bài học chúng tôi tiến hành đánh giá, khảo sát kết quả của việc dạy học tích hợp thơng qua các hoạt động sau:

- Phát phiếu điều tra hứng thú học tập và phẩm chất năng lực của HS hai lớp: lớp thực nghiệm (có tích hợp) và lớp đối chứng (thiết kế bài học theo phương pháp cũ)

- Tập hợp điểm số các bài kiểm tra một tiết của HS hai lớp để từ đó thống kê, phân loại và đưa ra kết luận.

Bảng 3.5. Kết quả điều tra hứng thú của học sinh giữa lớp học thực nghiệm và lớp học đối chứng Lớp Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú Ý kiến khác 10A1 (đối chứng) 5% 65% 30 % 0% 10A5 (thực nghiệm) 20% 80% 0% 0%

Bảng 3.6. Kết quả đánh giá hiệu quả bài dạy có tích hợp

STT Nội dung HS nhận thức được sau bài học

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng SL % SL % 1 Hoàn cảnh lịch sử của xã hội

phong kiến thời Lê – Mạc 25 83.3 10 32.2 2 Sự hình thành và đặc điểm của

các nhà nho ẩn dật 25 80.6 5 16.1 3 Quan niệm sống “nhàn” của

Nguyễn Bỉnh Khiêm 31 100 15 48.4 4 Cốt cách của Nguyễn Bỉnh

Khiêm 31 100 20 64.5 5 Bài học về việc sống hòa hợp

với tự nhiên 31 100 15 43.4 6 Nhận thức được giá trị của lối

sống giản dị, n bình, khơng chạy đua theo vật chất xa hoa

29 93.5 10 32.3

7 Biết lựa chọn thái độ sống phù

hợp với bản thân 30 96.8 15 43.4

Những kết quả trên cho thấy sự ưu việt và hiệu quả tích cực của việc tích hợp trong dạy học thơ trung đại Việt Nam trong chương trình lớp 10 nói riêng và chương trình THPT nói chung.

3.9.3. Đánh giá qua bài làm của học sinh

Để có thể đánh giá khách quan, chính xác hơn kết quả thực nghiệm, chúng tơi đã phân tích kết quả một bài kiểm tra của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm trước tác động. Nhìn vào những kết quả dưới đây sẽ thấy được rằng, trước khi tiến hành thực nghiệm, lớp 10A1 và lớp 10A5 là hai lớp có sĩ số và năng lực HS

tương đương nhau. Tỉ lệ HS Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu có sự chênh lệch không đáng kể.

Bảng 3.7. Điểm bài kiểm tra 45 phút của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm trước tác động

Lớp Sĩ số Số bài, tỉ lệ

Kết quả thực nghiệm, đối chứng Giỏi (8 – 10) Khá (6.5 – <8) Trung bình (5 – 6.5) Yếu (<5) 10A1 (đối chứng) 31 Số bài 4 10 9 8 Tỉ lệ 12.9 32.3 29 25.8 10A5 (thực nghiệm) 31 Số bài 3 11 10 7 Tỉ lệ 9.7 35.5 32.3 22.5

Biểu đồ 3.1. Kết quả bài kiểm tra 45 phút của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm trước tác động

Sau giờ học thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành đo lường kết quả học tập

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Giỏi Khá Trung bình Yếu

của các em HS thơng qua việc tiến hành làm bài kiểm tra viết 45 phút. Đây là kết quả đánh giá được tổng hợp lại.

Bảng 3.8. Điểm bài kiểm tra 45 phút của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm sau tác động

Lớp Sĩ số Số bài, tỉ lệ

Kết quả thực nghiệm, đối chứng Giỏi (8 – 10) Khá (6.5 – <8) Trung bình (5 – 6.5) Yếu (<5) 10A1 (đối chứng) 31 Số bài 4 11 10 6 Tỉ lệ 12.9 35.5 32.3 19.4 10A5 (thực nghiệm) 31 Số bài 10 13 5 3 Tỉ lệ 32.3 41.9 16.1 9.7

Biểu đồ 3.2. Kết quả bài kiểm tra 45 phút của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm sau tác động

Nhìn vào kết quả trên chúng ta dễ dàng nhận ra đã có sự khác biệt về tỉ lệ HS Giỏi, Khá, Trung bình và Yếu giữa hai lớp:

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Giỏi Khá Trung bình Yếu

- Lớp 10A1 (đối chứng) có tỉ lệ HS Giỏi, Khá, Trung bình và Yếu tương đương như bài kiểm tra trước đó.

- Lớp 10A5 (thực nghiệm) có tỉ lệ HS Giỏi, Khá, Trung bình và Yếu thay đổi. Giảm tỉ lệ HS Trung bình, Yếu; tăng tỉ lệ HS Giỏi, Khá.

Đây là sự thay đổi tích cực, cho thấy việc dạy học tích hợp đã bước đầu mang lại kết quả tốt đẹp.

Tiểu kết chương 3

Kết quả thực nghiệm bước đầu mang lại những tín hiệu đáng mừng. Sự tiến bộ của HS qua quá trình thực nghiệm một mặt cho thấy hiệu quả của PPDH mới – PPDH tích hợp liên môn mà ở đây là kiến thức Lịch sử, Văn hóa, Kĩ năng sống vào dạy học đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam. Sự thay đổi tích cực trên có được là nhờ vào q trình nghiên cứu, tìm tịi khơng ngừng nghỉ, xuất phát từ trăn trở của mỗi GV khi đứng lớp, khi giảng dạy phần kiến thức vốn bị coi là khơ khan, hàn lâm, khó hiểu. Kết quả này khẳng định một lần nữa những giả thuyết khoa học được đặt ra ngay phần đầu đề tài nghiên cứu. Nó cho thấy tính khả thi, tính cấp thiết và thực tiễn của việc vận dụng quan điểm tích cực vào dạy học đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam. Từ kết quả ấy, ta thấy được lợi ích mà HS được thụ hưởng:

- Kiến thức được kết hợp linh hoạt, đa dang, phong phú - HS được chủ động tìm tịi, khám phá, chiếm lĩnh tri thức

- Biến những tri thức hàn lâm thành những kĩ năng thực tế, gắn học đi đôi với hành

- Biến việc học tập vất vả, mệt mỏi trở nên sinh động, gần gũi, vui tươi hơn - Hoàn thiện và phát huy những năng lực quan trọng ở người học.

`Khơng chỉ đối với học trị mà mỗi thầy cơ giáo khi vận dụng quan điểm tích hợp để đổi mới PPDH cũng sẽ giúp cho chính bản thân mình:

- Khai thác tốt hơn những hiểu biết, kiến thức liên mơn vốn được tích lũy qua học tập, công tác và trải nghiệm cuộc sống của mỗi thầy cô.

- Biến những giờ học căng thẳng, mệt mỏi, một chiều trở nên đa dạng, sinh động, trị hoạt động tích cực hơn.

- Nâng cao năng lực chuyên mơn

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Ngữ Văn là môn học vô cùng quan trọng thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và Văn học. Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong tác phẩm văn học, bằng nhiều hoạt động nghe, nói, đọc và viết, mơn Ngữ Văn có vai trị to lớn trong việc giúp HS phát triển những phẩm chất cao đẹp, có những cảm xúc lành mạnh, biết tơn trọng cái đẹp, có đời sống tinh thần phong phú, tâm hồn nhân hậu và lối sống nhân ái, vị tha.

Muốn được như vậy người dạy cần biến việc học môn Ngữ văn từ hàn lâm, khô khan, thiếu thực tế trở nên sinh động, đa dạng và có tính ứng dụng cao hơn. Nhằm đáp ứng nhu cầu ấy, việc dạy học tích hợp ra đời và nhanh chóng trở thành xu hướng tất yếu, không chỉ với môn Ngữ văn mà đối với rất nhiều môn học khác, trở thành xu thế của giáo dục hiện đại. Đặc biệt việc tích hợp kiến thức Lịch sử, Văn hóa vào dạy học các tác phẩm thơ cổ sẽ giúp HS xóa bỏ khoảng cách thời gian, khơng gian văn hóa, dễ dàng hơn trong việc nhập tâm vào bối cảnh của tác phẩm, từ đó dễ dàng khám phá, cảm thụ tác phẩm cũng như góp phần bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn cho các em HS. Nói cách khác, việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học Ngữ văn là rất quan trọng và cần được chú ý thích đáng.

Để có thể tổ chức các giờ học tích hợp trong dạy học đọc hiểu thơ trung đại, người GV cần nắm vững chuyên môn, biết lựa chọn, xác định các kiến thức liên môn phù hợp, từ đó có những hoạt động tích cực để khai thác và kích thích tiềm năng ở mỗi HS. Đây là phương pháp dạy học mới, đòi hỏi thật nhiều nỗ lực, say mê, cố gắng từ cả phía người dạy và người học.

Trong điều kiện có hạn của luận văn, tác giả mới bước đầu tổng kết các lí thuyết về dạy học tích hợp, bước đầu phác họa những lí luận và biện pháp để vận dụng quan điểm tích hợp vào các giờ dạy học đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình làm sáng rõ hơn những vấn đề liên

quan đến dạy học Ngữ văn. Tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế, phân tích đánh giá để đưa ra giả thuyết khoa học. Song song với đó là tiến hành kiểm nghiệm tính khả thi của giả thuyết thơng qua việc thực nghiệm sư phạm. Mỗi khâu thực nghiệm đều được tiến hành nghiêm túc, khoa học, cẩn trọng để có thể đưa ra những số liệu, kết quả đáng tin nhất. Qua quá trình tổng kết, nghiên cứu, bước đầu đã có thể khẳng định tính khả thi, sự cần thiết của việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam Ngữ văn 10 để góp phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy đọc hiểu thơ trung đại việt nam (ngữ văn lớp 10) (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)