CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.6. Thiết kế kế hoạch dạy học
Từ những nghiên cứu, phân tích, đánh giá trên đây, cùng với thực tiễn giảng dạy của tác giả luận văn tại trường THCS – THPT Newton, chúng tôi nhận thấy việc dạy học tích hợp kiến thức lịch sử, văn hóa đối với phần thơ trung đại Việt Nam là vô cùng quan trọng, cần thiết và không phải chỉ diễn ra trong chốc lát mà đòi hỏi cả một q trình tích lũy, trải nghiệm tự củng cố trau dồi qua thực tiễn dạy và học của cả GV và HS.
Vấn đề này cũng cần thực hiện ở nhiều văn bản với nhiều nội dung phong phú. Dưới đây là một giáo án cụ thể được thiết kế theo hướng tích hợp lịch sử và văn hóa cho HS:
THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC THỰC NGHIỆM
Tiết 40
Văn bản: NHÀN (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Lớp: 10A5 Người soạn: Vũ Thị Bích Ngày soạn: 10/3/2019 Ngày dạy: 13/3/2019 I. Mục tiêu cần đạt
1. Về kiến thức: Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Nhớ chính xác tên tác giả và thể loại của tác phẩm.
- Thấy được vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Hiểu đúng qua niệm sống nhàn của tác giả, từ đó trân trọng hơn nhân cách cao đẹp của nhà Nho Nguyễn Dữ.
2. Về kĩ năng:
- Có kĩ năng khái quát quát, tổng hợp, suy luận khi đọc tác phẩm văn học. - Có kĩ năng làm việc nhóm, thảo luận, nêu quan điểm.
3. Về thái độ:
- Biết trân trọng thiên nhiên, trân trọng với điều kiện cuộc sống của bản thân, đồng thời có ý thức sống hịa hợp với thiên nhiên.
- Có tinh thần hăng hái, ham học hỏi, chủ động cho mình một hướng đi phù hợp, có cách sống, ứng xử phù hợp với hoàn cảnh.
II. Phương tiện thực hiện
1. Giáo viên chuẩn bị
- Đồ dùng: Sách giáo khoa, giáo án, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ/ phấn màu…các đồ dùng dạy học cần thiết khác.
- Hoạt động: Tổ chức các hoạt động dạy học theo tiến trình.
- Đồ dùng: Vở ghi, bút, sách giáo khoa.
- Hoạt động: Thực hiện các hoạt động học tập theo tiến trình. III. Phương pháp tiến hành
Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thuyết trình, vấn đáp, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm...
IV. Nội dung tích hợp
1. Lịch sử: Chế độ phong kiến Việt Nam thế kỉ XVI dưới triều Lê – Mạc 2. Văn hóa: Lối sống ẩn dật của các nhà Nho Việt Nam
V. Tiến trình dạy - học
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Khái quát chủ đề, tạo tâm thế cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình 1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: - Cán sự bộ môn Văn báo cáo sự chuẩn bị về nhà của cá nhân HS và nhóm HS.
- GV kiểm tra bất kì vở ghi, đồ dùng học tập của 2, 3 HS.
3. Bài mới: Tổ chức trò chơi để giới thiệu bài học.
Tổ chức trị chơi ơ chữ, chia lớp thành các tổ, yêu cầu HS kết hợp các từ khóa vừa tìm được để suy nghĩ về nội dung bài học sắp tới.
HĐ 2: Hình thành kiến thức và kĩ năng
Nhiệm vụ 1: Đọc hiểu tiểu dẫn GV u cầu nhóm HS lên trình bày nhiệm vụ bài báo cáo đã giao về nhà:
Hệ thống câu hỏi gợi ý:
? Xác định những thông tin cơ bản về tác giả và tác phẩm?
? Qua việc tìm hiểu đơi nét cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ em hãy nhận xét về con người của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
HS trình bày bài thuyết trình
Các học sinh trong lớp nhận xét về nội dung, hình thức trình bày cũng như kĩ năng thuyết trình của các bạn. GV nhận xét, chốt ý. I. Đọc – Tìm hiểu chung 1. Tác giả a. Cuộc đời - Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), hiệu là Bạch Vân cư sĩ, Trạng Trình, hay Tuyết Giang phu tử.
- Xuất thân từ gia đình trí thức phong kiến, được hưởng một quá trình giáo dục đầy đủ và bài bản.
- Có cuộc đời từng trải, chứng kiến nhiều biến cố bão táp của thời đại.
b. Con người
- Có học vấn uyên thâm
- Cốt cách thanh cao, chính trực - Cuộc đời mang nặng mối tiên ưu c. Sự nghiệp văn học
- Tác phẩm: Bạch Vân quốc ngữ thi tập (trên 170 bài), Bạch Vân am thi tập (700 bài)
- Nội dung: thơ ơng mang đạm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán điều xấu xa, trái đạo đức trong xã hội.
=> Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn
của dân tộc.
hiểu khái quát văn bản
? Tổ chức cho HS đọc tác phẩm, nhận xét và đọc lại
* GV hướng dẫn HS đọc giọng
điệu chậm rãi, thong thả, thư thái pha chút hóm hỉnh.
* HS đọc bài.
? GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và giải thích một số từ khó quan trọng:
- Mai: Một dụng cụ quen
thuộc để đào đất, xắn đất.
- Thơ thẩn: Lặng lẽ nhìn một
mình như người đang có nhiều suy nghĩ, ngẩn ngơ.
- Vắng vẻ: Nơi yên tĩnh, ít
người qua lại, thảnh thơi
- Lao xao: chốn đông đúc, náo
nhiệt, ồn ào, xô bồ; đồng thời chỉ cuộc sống tất bật, bon chen.
- Phú quý: giàu sang, vinh
hoa, có tiền bạc, địa vị
a. Xuất xứ:
Viết bằng chữ Nôm, thuộc Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài số 73
Nhan đề do người đời sau đặt
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi
? Nhan đề bài thơ là Nhàn, theo em từ nhàn có ý nghĩa gì?
? Qua việc đọc và chuẩn bị bài ở
a. Nhan đề
- Nhàn: là có ít hoặc khơng có việc gì
phải làm, phải lo nghĩ đến
- Bản chất chữ nhàn của Nguyễn Bỉnh
nhà, hãy xác định chủ đề của bài thơ.
HS suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét, chốt ý.
? Xác định thể loại của bài thơ và nhận xét về ngôn ngữ được tác giả sử dụng.
HS suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét, chốt ý.
? Xác định bố cục của bài thơ
HS suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét, chốt ý.
là đối lập với danh lợi. Nhàn được coi là một triết lí sống, thái độ sống của nhà Nho ẩn dật.
b. Thể thơ
- Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Ngơn ngữ giản dị nhưng có khả năng diễn đạt tinh tế, tứ thơ độc đáo.
c. Bố cục
- Bốn câu đầu: Cuộc sống hàng ngày của
nhà thơ
- Bốn câu sau: Quan niệm sống và vẻ đẹp nhân cách nhà thơ
Nhiệm vụ 3. Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết văn bản
? Cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu trong hai câu thơ đầu có gì đáng chú ý?
? Từ đó em cảm nhận như thế nào về hoàn cảnh và cuộc sống và tâm
II. Đọc – Tìm hiểu chi tiết
1. Cuộc sống hằng ngày của nhà thơ a. Hai câu đề:
Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thần dầu ai vui thú nào
- Sử dụng số từ đếm cụ thể, rành rọt: một - Từ láy: thơ thẩn
- Đại từ phiếm chỉ: dầu ai
=> Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng cho cuộc sống hàng ngày của mình.
=> Nhà thơ xuất hiện ở chốn thôn quê như một “lão nông tri điền” với những vật dụng lao động thô sơ, gần gũi.
trạng của tác giả?
? Nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu thơ này? Phân tích tác dụng của các biện pháp đó.
HS phát hiện, phân tích ý nghĩa. GV chốt ý, mở rộng:
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng nói:
Khơn mà hiểm độc là khơn dại Dại vốn hiền lành ấy dại khôn. ? Em hiểu thế nào về nơi vắng vẻ – chốn lao xao? Từ đó em hiểu thế về cách nói: Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao?
HS phát hiện, phân tích ý nghĩa. GV chốt ý, mở rộng:
Việc nhà thơ lựa chọn cách sống xa lánh chốn quan trường bon chen, thủ đoạn (chốn lao xao) để tìm đến nơi yên bình, tĩnh tại của tự nhiên, nơi thảnh thơi của tâm hồn, vui thú điền viên (nơi vắng vẻ) là cái khôn của bậc đại trí, của người cao sang
=> Tâm trạng rất đỗi ung dung, thanh thản, hài lòng với cuộc sống “tự cung tự cấp” thuần phác, nguyên sơ của mình.
b. Hai câu thực:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khơn, người đến chốn lao xao
- BPNT: Thủ pháp đối lập và cách nói ẩn dụ:
+ Ta dại ↔ Người khôn
+ Nơi vắng vẻ ↔ chốn lao xao
+ Hình ảnh ẩn dụ: Nơi vắng vẻ là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi; chốn lao xao là nơi quan trường, nơi bon chen quyền lực và danh lợi
- Ý nghĩa:
+ Khẳng định việc lựa chọn cho mình một phương châm sống.
+ Điềm tĩnh, nhẹ nhàng, triết lí, sâu sắc mà đùa vui trong cách nói ngược: dại thực chất mà là khơn; khơn mà hóa dại. Trong cuộc sống hàng ngày, với Nguyễn Bỉnh Khiêm, lối sống Nhàn là hoà hợp với đời sống lao động bình dị, an nhiên vui vẻ tránh xa vòng danh lợi, bon chen chốn vinh hoa, phú quý.
biết quay lưng lại với những cám dỗ vật chất, với vòng danh lợi hư vô. Con người được tìm về với thiên nhiên, dung hịa tâm hồn, tận hưởng sự thư thái, thanh thản, nhẹ nhõm. Đấy chính là dại mà hóa khơn.
? Thảo luận nhóm và cho biết suy
nghĩ của em về con người Nguyễn Bỉnh Khiêm.
HS thảo luận, trả lời, GV nhận xét, chốt ý. ? Cách ngắt nhịp ở những từ chỉ mùa có ý nghĩa gì? HS phát hiện, trả lời GV chốt ý, mở rộng: ? Nguyễn Bỉnh Khiêm kể về cảnh sinh hoạt hàng ngày của mình với tâm trạng như thế nào? Tại sao ông lại có những tâm trạng như thế?
HS phát hiện, trả lời GV chốt ý, mở rộng.
=> Triết lí nhàn của tác giả là trở về với tự nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, lánh xa chốn bon chen.
=> Ông là bậc triết gia minh triết, hiểu thời thế, trí tuệ và tỉnh táo, hiểu thấu qui luật của sự đời.
2. Quan niệm sống và vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ
a. Hai câu luận:
Thu ăn măng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
- Hình ảnh thiên nhiên: bốn mùa tuần hồn Xn – Hạ – Thu – Đơng.
- Món ăn dân dã: măng trúc, giá.
- Sinh hoạt: tắm hồ sen, tắm ao
= > Đó là thời gian của một năm đồng thời cũng là chuyện sinh hoạt quanh năm. - Thái độ hết sức vui thích vì được ăn thức ăn thôn quê, sinh hoạt cùng người dân q nghèo khó.
- Cuộc sống hịa nhập với thiên nhiên, mùa nào thức ấy, đơn sơ mà thanh cao, đạm bạc mà không khắc khổ.
? Nhận xét về chân dung nhân vật trữ tình trong những câu thơ này.
HS phát hiện, trả lời GV chốt ý, mở rộng.
Hai câu thơ đẹp tựa bộ tranh tứ quý, có đầy đủ cảnh, người, mùi vị, hương sắc. Trong đó con người ung dung, thanh thơi tận hưởng niềm vui, niềm hạnh phúc do thiên nhiên mang lại.
? Theo em rượu xuất hiện ở đây có ý nghĩa gì? Tại sao nhà thơ tìm đến rượu?
? Nhà thơ muốn răn dạy điều gì? Nhận xét về lời giáo huấn ấy?
=> Tác giả là người rất mực yêu thiên nhiên, một lòng muốn hòa nhập vào thiên nhiên bất kể là thời gian, không gian nào.
b. Hai câu kết:
Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
- Nhà thơ tìm đến rượu như tìm đến tri kỉ, khơng phải để say mà để tỉnh.
- Tỉnh táo để nhận ra mọi thứ công danh, của cải, quyền quý giống như một giấc chiêm bao, phù phiếm.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm cảm thấy an nhiên,
vui vẻ bởi thi sĩ được hoà hợp với tự nhiên, nương theo tự nhiên để di dưỡng tinh thần, đồng thời giữ được cột cách thanh cao, không bị cuốn vào vòng danh lợi tầm thường.
- Tự cảnh tỉnh mình đồng thời cố gắng cảnh tỉnh người đời. Triết lí giáo huấn mà không khô khan, trái lại vẫn tràn đầy cảm xúc bởi triết lí ấy đúc rút từ một trải nghiệm sâu sắc, một trái tim đầy chân thành, yêu thương.
triết lí. Bài thơ đã nói lên được phong cách, quan điểm sống cũng như cảm hứng sáng tác của nhà thơ.
Nhiệm vụ 4:
? Yêu cầu HS tự rút ra những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Khẳng định quan niệm sống Nhàn hoà hợp với tự nhiên và giữ được cốt cách thanh cao, thốt khỏi vịng danh lợi
2. Nghệ thuật
Nhịp thơ chậm, thong thả, giọng điệu thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1:
Triết lí Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một phép ứng xử trước thời thế để giữ tròn thanh danh của tầng lớp Nho sĩ thế kỉ XVI-XVII. Em có suy nghĩ như thế nào về triết lí Nhàn đặt trong hồn cảnh thời đại ngày nay?
Bài tập 2:
Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có giống với Chu Văn An, Nguyễn Trãi không?
III. Luyện tập