Barem điểm đánh giá bài kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy đọc hiểu thơ trung đại việt nam (ngữ văn lớp 10) (Trang 94 - 99)

Câu Nội dung Điểm

Câu 1

- Tác phẩm nhàn được rút trong tập thơ Nôm:

Bạch Vân quốc ngữ thi

- Thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. HS kể chính xác tên hai tác phẩm có cùng thể thơ

0.5

0.5

1.0

Câu 2

- Nơi vắng vẻ: Nơi yên tĩnh, ít người qua lại,

thảnh thơi; đồng thời chỉ chốn yên bình, sơn khê.

- Chốn lao xao: chốn đông đúc, náo nhiệt, ồn ào,

xô bồ; đồng thời chỉ cuộc sống tất bật, bon chen.

- Giải thích:

+ Tác giả tự cho mình là dại nhưng thực chất việc nhà thơ lựa chọn cách sống xa lánh chốn quan trường bon chen, thủ đoạn (chốn lao xao) để tìm đến nơi yên bình, tĩnh tại của tự nhiên, nơi thảnh thơi của tâm hồn, vui thú điền viên (nơi vắng vẻ) là cái khơn của bậc đại trí, của người cao sang biết quay lưng lại với những cám dỗ vật chất, với vịng danh lợi hư vơ.

- Con người được tìm về với thiên nhiên, dung hòa tâm hồn, tận hưởng sự thư thái, thanh thản, nhẹ nhõm. Đấy chính là dại mà hóa khơn. Đây là cách nói ngược đầy ý nhị

0.5

0.5

1.0

1.0

Câu 3 - Đó là lối sống tự nhiên, coi thường công danh

phú quý. Tất nhiên quan niệm sống nhàn của

Nguyễn Bỉnh Khiêm khơng phải là lối sống thốt li thực tế đời sống mà vẫn gắn bó với cuộc đời. Lối sống ấy ta đã bắt gặp ở một số nhà nho như Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến.

- Sống nhàn còn là biết sống hòa hợp với tự nhiên, tìm đến sự bình an, thanh thản trong chính tâm hồn mình. Đây khơng chỉ là một lối sống đẹp mà còn trở thành một triết lí sống của nhiều người.

- HS rút ra bài học: Con người biết sống thuận theo tự nhiên, hòa hợp thiên nhiên và bằng lòng với cuộc sống của mình.

1.0

1.0

Câu 4

- HS khẳng định được giá trị của lối sống nhàn trong thời đại ngày nay: đó là lối sống hàm chứa nhiều yếu tố tích cực, giúp con người sống thân thiện với môi trường, không chạy đua vật chất, biết hài lịng với những gì mình có.

- HS lấy được ví dụ để chứng minh cho giá trị của việc con người biết sống thuận theo tự nhiên, hòa hợp thiên nhiên và bằng lịng với cuộc sống của mình.

1.0

1.0 Lưu ý cho điểm:

- Mức tối đa: HS nêu đủ các nội dung yêu cầu - Mức chưa tối đa: HS nêu còn thiếu các nội dung. GV căn cứ vào bài làm của HS để cho điểm hợp lí

- Mức khơng đạt: HS trả lời sai, không trả lời

3.9. Kết quả thực nghiệm

3.9.1. Đánh giá qua quan sát giờ học

Trong giờ học bình thường, khi khơng có việc tích hợp kiến thức, HS thường là chưa chủ động tham gia và lĩnh hội bài học. Hoạt động chính vẫn là nghe và chép. Mức độ tương tác trong giờ học cịn ít, một số HS có phát biểu giơ tay nhưng chủ yếu là để trả lời những câu hỏi có sẵn trong SGK. Nội dung câu hỏi chuẩn bị trước ở nhà của HS chủ yếu vẫn là những câu hỏi khai thác phần Hướng dẫn đọc bài do người biên soạn SGK đã soạn. Khi quan sát giờ học có tích hợp chúng tơi nhận thấy HS làm việc sôi nổi, chủ động, tự giác ngay từ những hoạt động khởi động, vào bài cho đến trình bày bài tập về nhà đã chuẩn bị từ trước. HS rất tự tin đồng thời đưa ra nhiều thông tin quan trọng, cần thiết mà SGK chưa có. HS được trở thành trung tâm của giờ học, chủ động khám phá, hiểu cặn kẽ vấn đề và biết đặt nhiều câu hỏi khai thác, mở rộng bài học. Việc lĩnh hội kiến thức trở nên tốt hơn, sâu sắc hơn, khơng cịn là tương tác một chiều nữa. Những nội dung lịch sử, văn hóa, kĩ năng sống được đưa vào vừa rất cụ thể, liên quan trực tiếp đến bài học lại vừa gần gũi, có ý nghĩa thiết thực với chính cuộc sống thường ngày của các em HS. Đồng thời, GV cũng rất linh hoạt khi khai thác các tài liệu, tổ chức các hoạt động học tập và giải quyết tình huống phát sinh. Giờ học văn khơng cịn là bình giảng – nghe chép nữa mà trở nên thú vị, sinh động, gần gũi, lôi kéo được sự chú ý, hào hứng của HS. Giờ học có tích hợp thực sự mang lại những hiệu quả tích cực đối với tâm thế, cảm xúc, và khả năng tiếp nhận của mỗi HS.

Những ưu điểm và hiệu quả trên không được thể hiện nhiều trong giờ học đối chứng. HS phải nghe thuyết giảng về một tác phẩm thơ trung đại và ghi chép một chiều. Từ đó sự tập trung cũng như khả năng tư duy, sáng tạo của các em chưa được khai thác, dẫn đến tình trạng trầm ì trong giờ học. HS thụ động, không thể hiện được suy nghĩ của bản thân. Lớp học không sôi nổi, không tạo được mơi

trường giao tiếp tích cực để HS tư duy và lĩnh hội bài học. Những kiến thức HS đạt được cịn mang tính hàn lâm, chưa thấy rõ mối liên hệ với đời sống nóng bỏng của thực tế. Đây là lí do HS khơng muốn tiếp nhận, học trước quên sau.

3.9.2. Đánh giá qua phiếu điều tra

Phiếu điều tra về kết quả giờ dạy thực nghiệm được chúng tôi phát cho các thầy cô giáo tham dự để cung cấp phản hồi mang tính độc lập, khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy đọc hiểu thơ trung đại việt nam (ngữ văn lớp 10) (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)