Nội dung và phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy đọc hiểu thơ trung đại việt nam (ngữ văn lớp 10) (Trang 81 - 83)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5. Nội dung và phương pháp thực nghiệm

3.5.1. Chuẩn bị thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm đã diễn ra ở 02 lớp, 01 lớp thực nghiệm giảng dạy được tiến hành theo hướng tích hợp Lịch sử, Văn hóa cho HS và 01 lớp đối chứng việc giảng dạy tiến hành bình thường (giáo án khơng có nội dung tích hợp Lịch sử, Văn hóa). HS của 02 lớp được chọn để dạy thực nghiệm và đối chứng đều có khả năng nhận thức cũng như học lực tương đương nhau.

Ngồi việc chọn lớp thực nghiệm, chúng tơi cịn tiến hành trao đổi trực tiếp với GV cùng tổ chuyên môn, GV dứng lớp, GV dự giờ để thống nhất về nội dung, mục tiêu và yêu cầu của đợt thực nghiệm. GV tiến hành thực nghiệm đều nắm rõ mục đích, yêu cầu của bài, phương pháp tiến hành, thiết kế cũng như chuẩn bị

giáo án, đề bài kiểm tra, đáp án cẩn thận, chu đáo để đánh giá kết quả học tập của HS.

3.5.2. Tiến hành thực nghiệm

- Thời gian: ngày 12/11/2018 (Học kì I năm học 2018 – 2019) - Đối tượng:

+ Lớp đối chứng: Lớp 10A1 (31 HS) + Lớp thực nghiệm: Lớp 10A5 (31 HS)

- Địa điểm: Trường THCS – THPT Newton – Bắc Từ Liêm – Hà Nội - Bài giảng: Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Chuẩn bị:

+ HS: Đọc SGK soạn trước bài trả lời.

+ GV: Nghiên cứu SGK và các tài liệu tham khải, xác định các nội dung được tích hợp trong văn bản, soạn bài.

- Hiệu quả của giờ học được đánh giá qua các tiêu chí: + Nội dung kiến thức cơ bản của văn bản.

+HS có thái độ cách nhìn nhận tích cức về cuộc sống xung quanh.

GV cần xác định nội dung tích hợp cho phù hợp, tránh chồng chéo kiến thức, tránh khiên cưỡng, làm sao cho kiến thức đưa vào phải hợp lí, tự nhiên giúp nâng cao chất lượng bài học, trong giờ học ấy HS vừa được học và rèn luyện những tri thức và kỹ năng đọc hiểu cơ bản lại vừa được tham gia những hoạt động mang tính trải nghiệm tích cực để từ đó các em hiểu kĩ, hiểu sâu, tự rút ra những bài học về đạo đức, lẽ sống biết trân trọng những giá trị văn hóa của cha ơng để lại, biết hồn thiện bản thân để trở thành người có ích cho xã hội.

Với tác phẩm Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm chúng tơi đã áp dụng phương

pháp dạy học tích hợp các kiến thức lịch sử như Triều Lê Mạc, thân thế sự nghiệp Nguyễn Bỉnh Khiêm, lịch sử văn học Trung đại Việt Nam thế kỉ XV-XVII; các kiến thức văn hóa: triết lí nhàn, lẽ sống hịa hợp với tự nhiên...

các em biết đánh giá để thấy được vẻ đẹp ngơn từ, hình tượng giá trị thẩm mĩ, vị trí văn học của tác phẩm cũng như tác giả. Đồng thời, chúng tôi đã kết hợp với những buổi sinh hoạt ngoại khóa của Tổ bộ mơn với những hình thức phong phú như đọc và viết cảm nhận về những yếu tố văn hóa trong các tác phẩm thơ trung đại, sáng tác văn học từ các đề tài... Qua các hoạt động này HS có thể học hỏi kinh nghiệm mở mang kiến thức, chủ động trình bày những hiểu biết của bản thân từ đó bồi đắp thêm cho các em những tình cảm tốt đẹp với bộ mơn Ngữ văn.

Trong chương III chúng tơi sẽ trình bày kết quả thực nghiệm dựa trên hai tiêu chí: kiến thức văn học và kĩ năng, thái độ ứng xử của HS trong giờ học cũng như cuộc sống. Những kết quả mà chúng tôi đạt được trong quá trình dạy học sẽ được minh chứng qua giáo án thực nghiệm và các phiếu đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy đọc hiểu thơ trung đại việt nam (ngữ văn lớp 10) (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)