Một số quy định về tín dụng tại NH Sài Gịn Hà Nội chi nhánh Kiên Giang-

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng sài gòn hà nội chi nhánh kiên giang –phòng giao dịch tân hiệp (Trang 25)

PHẦN II PHẦN NỘI DUNG

1.3. Một số quy định về tín dụng tại NH Sài Gịn Hà Nội chi nhánh Kiên Giang-

Giang - PGD Tân Hiệp:

1.3.1. Quy trình cho vay:

(7) (6) (1) (2) (5) (3) (4)

Sơ đồ : Quy trình cho vay tại NH Sài Gịn - Hà Nội chi nhánh Kiên Giang - PGD Tân Hiệp

 Giải thích quy trình:

(1) Khách hàng trực tiếp đến gặp cán bộ tín dụng để nộp hồ sơ xin vay. (2) Cán bộ tín dụng xuống địa bàn nơi khách hàng sản xuất kinh doanh để thẩm định những điều kiện cần thiết.

(3) Nếu hợp lệ thì cán bộ tín dụng xem xét cho vay và trình lên Giám đốc.

Nợ quá hạn Tổng dư nợ

(4) Ban Giám đốc kiểm tra duyệt dựa trên cơ sở hồ sơ vay vốn và khả năng nguồn vốn của NH sau đó trả hồ sơ được duyệt cho cán bộ Tín dụng.

(5) Cán bộ Tín dụng chuyển hồ sơ cho vay sang giao dịch viên.

(6) Giao dịch viên có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ vay vốn, mở sổ cho vay, làm thủ tục phát vay cho khách hàng.

(7) Giao dịch viên sẽ chuyển hồ sơ cho vay vốn sang Thủ quỹ. Thủ quỹ nhận lệnh chi tiền sẽ làm thủ tục giải ngân cho khách hàng.

1.3.2. Các trường hợp không cho vay:

Các khách hàng không được cho vay:

- Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Sài Gịn – Hà Nội.

- Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách tín dụng; cán bộ, nhân viên Ngân hàng SHB thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay đối với khách hàng.

- Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc SHB.

- Khơng cho vay khi doanh nghiệp đã có quyết định giải thể.  Các nhu cầu vốn không được cho vay:

- Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.

- Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.

- Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.

1.3.3. Giới hạn cho vay:

Tổng dư nợ cho vay đối với mỗi nhóm khách hàng , bao gồm khách hàng đã vay vốn tại SHB va một hoặc một số khách hàng tiếp theo vay theo vốn để đầu tư vốn ( góp vốn điều lệ hoặc để thực hiên các phương án, dự án sản xuất, kinh doanh ) vào khách hàng đã được vay vốn trước đó, khơng được vượt q 30% vốn tự có của SHB.

Tổng dư nợ cho vay đối với mỗi nhóm khách hàng doanh nghiệp có chung một hoăc một số chủ sở hữu ( gồm: Nhóm doanh nghiệp có quan hệ cơng ty mẹ, cơng ty con; nhóm doanh nghiệp do cùng một hoặc một số doanh nghiệp thành lập nên; nhóm doanh nghiệp do cùng một hoặc hoăc một số cá nhân thành lập nên), không vượt quá 40% Vốn tự có của SHB. Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với mỗi nhóm khách hàng này khơng vượt q 60% Vốn tự có của SHB.

Tổng dư nợ cho vay đối với 10 khách hàng lớn nhất của SHB không vượt quá 60% tổng dư nợ tín dụng của SHB. Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với nhóm khách hàng này khơng vượt quá 80% tổng dư nợ của SHB.

Giám đốc đơn vị kinh doanh được quyền quyết định giới hạn mức cho vay, bảo lãnh đối với mỗi nhóm khách hàng có cùng mặt hàng, ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.

Tổng giám đốc thơng báo định kỳ hoặc khi có sự thay đổi mức vốn tự có của SHB để các đơn vị kinh doanh tính tốn các giới hạn cho vay.

1.3.4. Nguyên tắc vay vốn :

Khách hàng vay vốn cam kết đảm bảo sử dụng vốn vay hợp pháp, đúng mục đích đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng.

Khách hàng có khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi vay đầy đủ, đúng thời hạn đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng.

Khách hàng phải được SHB thẩm định, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

Khách hàng phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật và phù hợp với chính sách tín dụng của SHB.

1.3.5. Điều kiện vay vốn:

Có năng lực Pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật.

Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

Khách hàng có vốn tự có và khả năng tài chính bảo đảm trả nợ gốc, lãi trong thời hạn cam kết.

Thực hiện đúng các quy định đảm bảo tiền vay theo quy đinh của Pháp luật và của SHB.

Đối cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình, tổ hợp tác vay vốn phải là người thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại địa bàn nơi đơn vị kinh doanh đóng.

Đáp ứng các điều kiện về hồ sơ tín dụng theo quy định.

1.3.6. Đối tượng cho vay :

Đối tượng cho vay của ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho q trình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nhất định.

Ngân hàng cho vay các đối tượng sau:

- Giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển.

-Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi cơng chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung và dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó.

1.3.7. Lãi suất cho vay:

Mức lãi cho vay do đơn vị kinh doanh và khách hàng thỏa thuận trên cơ sở quy định vê lãi suất và chính sách tín dụng của SHB.

Các căn cứ xác định mức lãi suất cho vay cụ thể:

 Mức lãi suất cho vay tối thiểu và tối đa với từng loại cho vay theo quy định của SHB trong từng thời kỳ phù hợp về giá thành vốn, tình hình thị trường, lợi thế cạnh tranh.

 Chi phí các khoản vay theo nguyên tắc: khoản vay càng nhỏ thì lãi suất càng cao và ngược lại; mức độ rủi ro (chi phí rủi ro) càng lớn, thì lãi suất cho vay càng cao và ngược lại.

 Mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của SHB, theo nguyên tắc : khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ thì lãi suất thấp hơn.

Mức lãi suất quá hạn không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng.

SHB và khách hàng có thể thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng việc áp dụng lãi suất cho vay theo quy định của SHB với các phương thức sau: lãi suất cố định và lãi suất thay đổi.

1.3.8. Các phương thức cho vay:

 Cho vay từng lần .

 Cho vay theo hạn mức tín dụng.  Cho vay theo dự án đầu tư.  Cho vay hợp vốn.

 Cho vay trả góp.

 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phịng.  Cho vay theo hạn mức thấu chi.

 Cho vay tiêu dùng và các phương thức cho vay khác.

1.3.9. Hồ sơ vay vốn:

Hồ sơ vay vốn được lưu giữ tại SHB đươc phân theo tính chất hình thành bao gồm:  Hồ sơ pháp lý.  Hồ sơ tài chính.  Hồ sơ vay vốn: - Giấy đề nghị vay vốn. - Dự án, phương án vay vốn.

- Biên bản, nghị quyết, quyết định vay vốn đảm bảo tiền vay theo thẩm quyền đã được quy định.

- Tài liệu chứng minh nhu cầu vay vốn, sư dụng vốn, khả năng trả nợ nhủ Hợp đồng kinh doanh thương mại, hóa đơn giá tri gia tăng.

 Hồ sơ bảo đảm tiền vay

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN - HÀ NỘI CHI NHÁNH KIÊN GIANG - PHỊNG GIAO

DỊCH TÂN HIỆP 2.1. Đặc điểm tình hình của Ngân hàng:

2.1.1. Giới thiệu chung về NH Sài Gòn - Hà Nội : 2.1.1.1. Tổng quan về NH Sài Gòn - Hà Nội :

Tên giao dịch quốc tế: Sài Gòn – Hà Nội commecial Toint Stock Bank.

Tên gọi tắt : SHB.

Địa chỉ: 77 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Vốn điều lệ: 4.815 tỷ đồng. Điện thoại: 04 39423388 Fax: 04 39410942 Website: www.shb.com.vn Email: shbank@shb.com.vn Logo:

Lịch sử hình thành và phát triển của NH Sài Gòn - Hà Nội :

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái được thành lập theo giấy phép số 0041/NH /GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993. Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế đất nước chuyển từ kinh tế kế hoạch hố tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và theo chủ trương của Chính Phủ, đây là giai đoạn đổi mới và thực hiện pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã và Cơng ty tài chính, vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 400 triệu đồng, thời gian đầu mới thành lập mạng lưới hoạt động của Ngân hàng chỉ có một trụ sở chính đơn sơ đặt tại số 341 - Ấp Nhơn Lộc 2 - Thị tứ Phong Điền -

Huyện Châu Thành, Tỉnh Cần Thơ (cũ) nay là Huyện Phong Điền, Thành Phố Cần Thơ với địa bàn hoạt động bao gồm vài xã thuộc Huyện Châu thành, đối tượng cho vay chủ yếu các hộ nơng dân với mục đích vay phục vụ sản xuất nông nghiệp và tổng số cán bộ nhân viên lúc bấy giờ Ngân hàng có 08 người, trong đó chỉ có 01 người có trình độ đại học.

Ngày 20/01/2006, Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã ký Quyết định số 93/QĐ-NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển đổi mơ hình hoạt động từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn sang Ngân hàng Thương mại Cổ phần đơ thị, từ đó tạo được thuận lợi cho ngân hàng có điều kiện nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của SHB và đây là Ngân hàng Thương mại cổ phần đô thị đầu tiên có trụ sở chính tại Thành Phố Cần Thơ trung tâm tài chính - tiền tệ của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hiện nay trụ sở chính dời về Hà Nội

Trải qua quá trình hoạt động, ngân hàng Nhơn Ái nay là ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội đã có những phát triển to lớn. Năm 2011 tổng tài sản đã đạt đến 75.000 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng hiện nay gồm 97 Chi nhánh và Phòng giao dịch, đặc biệt là chi nhánh tại Thủ đô Pnôm Pênh Campuchia (khai trương ngày 9/2/2012) chứng tỏ tầm hoạt động rộng lớn của Ngân hàng. Trong những năm tới, Ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới và quy mơ hoạt động của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài tại việt Nam.

Hoạt động kinh doanh SHB được NHNN Việt Nam đánh giá phát triển an toàn, bền vững. Trong 2 năm liên tiếp (2010 và 2011), SHB được các tổ chức tài chính Anh, Hoa Kỳ và các tổ chức tài chính châu Á khác đánh giá cao, trao nhiều giải thưởng. Đặc biệt SHB được NHNN Việt Nam xếp loại A 3 năm liên tiếp (2009- 2011).

 Hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các thành phần kinh tế và dân cư dưới hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn; phát hành kỳ phiếu có mục đích sau khi được Ngân Hàng Nhà Nước cho phép.

- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước khi được Ngân Hàng Nhà Nước cho phép.

- Vay vốn của Ngân Hàng nhà Nước và các tổ chức tín dụng khác.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tùy theo tính chất và khả năng của nguồn vốn.

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá. - Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật hiện hành. - Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng.

- Thực hiện các hoạt động ngoại hối theo quyết định số 1946/QĐ-NHNN của Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ngày 09/10/2006.

2.1.1.2. Giới thiệu về NH Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Kiên Giang - PGD Tân Hiệp: Tân Hiệp:

2.1.1.2.1. Đặc điểm tình hình Huyện Tân Hiệp, Tỉnh Kiên Giang:

Vị trí địa lý: Phía Đơng giáp với TP Cần Thơ; Phía Tây giáp tỉnh

An Giang; Phía Tây Nam giáp huyện Châu Thành; Phía Đơng Nam giáp huyện Giồng Riềng

Địa hình: Thị trấn Tân Hiệp nằm trên quốc lộ 80 là trục giao thơng chính huyết mạch, dọc theo kênh Cái Sắn, vì thế giao thơng đương thỷy và đường bộ đều thuận lợi.

Dân cư: 151 ngàn dân (năm 2005) chủ yếu sinh sống bằng nghề nông. Đời sống người dân ở đây khá sung túc và phát triển.

2.1.1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển NH Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Kiên Giang - PGD Tân Hiệp: nhánh Kiên Giang - PGD Tân Hiệp:

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Kiên Giang – PGD Tân Hiệp. Địa chỉ: Số 09, quốc lộ 80, Thị trấn Tân Hiệp –

Kiên Giang . Điện thoại: 0773 727 161 Fax: 0773 727 678

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Kiên Giang – PGD Tân Hiệp được thành lập theo Quyết định số 116/2006/QĐ-HĐQT ngày 23/09/2006 của chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội

Qua 6 năm hoạt động NH đã trở thành chiếc cầu nối quan trọng giữa các doanh nghiệp, cá nhân cũng như các ngành nghề kinh tế của huyện Tân Hiệp. Đáp ứng nhu cầu vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh lm lợi cho huyện. Với tình hình phát triển chung của đất nước, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Kiên Giang – PGD Tân Hiệp đã góp phần khơng nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

2.1.1.2.3. Chức năng chính của NH Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Kiên Giang - PGD Tân Hiệp: Giang - PGD Tân Hiệp:

NH Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Kiên Giang - PGD Tân Hiệp cũng có những chức năng vốn có của NH Sài Gịn - Hà Nội gồm:

 Tổ chức hoạt động và phát triển kinh doanh tiền tệ, dịch vụ của ngân hành phù hợp với các quy định về quản lý, điều hành của hội sở, Chi nhánh và của Pháp luật.

 Thực hiện các hoạt động khác nhằm phục vụ cho mục tiêu hoạt động kinh doanh và phát triển chung SHB.

 Tổ chức nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

 Tổ chức đào tạo cán bộ nghiệp vụ và quản lý để nâng cao sức cạnh tranh của SHB.

2.1.1.2.4. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của NH Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Kiên Giang - PGD Tân Hiệp: nhánh Kiên Giang - PGD Tân Hiệp:

 Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức và dân cư dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi.

 Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các cá nhân, chiêt khấu các thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.

 Làm dịch vụ thanh tốn giữa các khách hàng.

 Thực hiện tất cả các nghiệp vụ, dịch vụ khác khi được ủy quyền của Hội sở chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2.1.1.2.5. Kết quả họat động kinh doanh tại NH Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Kiên Giang - PGD Tân Hiệp:

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng sài gòn hà nội chi nhánh kiên giang –phòng giao dịch tân hiệp (Trang 25)