3.2.3.2. Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế:
0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 2009 2010 2011 Năm Cty TNHH DNTN TP kinh tế khác Tổng Dư nợ Triệu đồng
Bảng 8: Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2009 -2011
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệch
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 35.213 54.856 80.537 19.643 55,78 25.681 46,82
KD, TM, DV 25.297 40.372 59.444 15.075 59,60 19.072 47,24
Ngành khác 21.720 29.895 36.499 8.175 37,64 6.604 22,10
Tổng dư nợ 82.230 125.023 176.380 42.793 51,357 51.357 41,08
Sản xuất nông nghiệp:
Dư nợ năm 2009 là 35.213 triệu đồng (chiếm 42,82% tổng dư nợ), dư nợ năm 2010 là 54.856 triệu đồng (chiếm 43,88% tổng dư nợ), tăng 19.463 triệu đồng so với năm 2009, tốc độ tăng 55,78 %, đến năm 2011 tình hình dư nợ 80.537 triệu đồng (chiếm 45,66% tổng dư nợ), tăng 25.681 triệu đồng, tốc độ tăng 46,82% so với năm 2010, qua số liệu trên ta thấy dư nợ năm 2011 vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chậm so 2010, điều đó là do năm 2010 tình sản xuất nơng nghiệp tăng chất lượng lẫn số lượng, vì thế người dân khơng ngừng vay NH để mở rộng sản xuất nông nghiệp nên tốc độ dư nợ tăng nhanh. Năm 2011 giá lúa tăng cao giúp người dân vừa được giá trả nợ NH nhanh chóng làm dư nợ NH giảm xuống số tương đối.
Dư nợ kinh doanh – thương mại dịch vụ:
Mặc dù chiếm tỷ trọng không nhiều trong tổng dư nợ nhưng dư nợ ngành này có mức tăng trưởng tương đối cao qua các năm - đặc biệt là năm 2011.
Cụ thể, năm 2009 là 25.297 triệu đồng chiếm 30,76% tổng dư nợ. Năm 2010 là 40.372 triệu đồng chiếm 32,92% tổng dư nợ, so với năm 2009 tăng 15.075 triệu đồng , tương ứng tăng 59,60%. Năm 2011 đạt 59.444 triệu đồng chiếm 33,70% tổng dư nợ, so với năm 2010 tăng 19.072 triệu đồng tương ứng tăng 47,24%. Những năm qua ngành kinh doanh – thương mại dịch vụ rất được chú trọng phát triển ở Huyện nhà, đó là điều kiện thuận lợi để ngân hàng gia tăng đầu tư vốn vào lĩnh vực này. Mặc dù công tác thu nợ rất hiệu quả nhưng do doanh số cho vay tăng nhanh nên dư nợ ngành này cũng tăng đáng kể.
Dư nợ các ngành khác:
Các khoản cho vay thuộc các ngành này chủ yếu là ngắn hạn, khơng có thế chấp rủi ro cao hơn so với các ngành khác. Nên doanh số cho vay thấp nên tỷ trọng dư nợ luôn giảm qua các năm.
Năm 2009 là 21.720 triệu đồng chiếm 26,41% tổng dư nợ. Năm 2010 là 29.895 triệu đồng chiếm 23,91% tổng dư nợ, tăng 8.175 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 37,64%. Năm 2011 là 36.499 triệu đồng chiếm 20,69% tổng dư nợ, so với năm 2010 tăng 6.604 triệu đồng, tương ứng tăng 22,1%.
Nguyên nhân ngân hàng đã đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ năm 2010 trở đi theo hướng chậm mà chắc, ngân hàng chỉ chú trọng đến việc mở rộng cho vay đối với những khách hàng có nguồn trả nợ và tài sản đảm bảo chắc chắn, không
cho vay theo số lượng, tiến hành sàng lọc thật kỹ khách hàng trước khi quyết định cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một mặt là do Nhà nước nâng cao mức lương cơ bản nên nhu cầu vay tiêu dùng của cán bộ viên chức giảm.