Thuận lợi và khó khăn

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng sài gòn hà nội chi nhánh kiên giang –phòng giao dịch tân hiệp (Trang 40)

PHẦN II PHẦN NỘI DUNG

2.1. Đặc điểm tình hình của Ngân hàng

2.1.3. Thuận lợi và khó khăn

2.1.3.1. Thuận lợi:

- NH Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Kiên Giang - PGD Tân Hiệp có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên tuyến quốc lộ chính nên thuận tiện cho việc đi lại, giao dịch của khách hàng do đó có nhiều ưu thế trong việc thu hút vốn nhàn rỗi từ các cá nhân, đơn vị tạo điều kiện cho hoạt động của PGD Tân Hiệp ngày càng phát triển.

- Được sự hỗ trợ, quan tâm về nhiều mặt của Hội sở về nguồn vốn, chính quyền địa phương, NHNN và các tổ chức hữu quan giúp cho NH hồn thành nhiệm vụ của mình trong việc kinh doanh tiền tệ và thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước trong thời gian qua.

- Có hoạt động nghiệp vụ rất đa dạng đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của các thành phần kinh tế, dân cư tạo được niềm tin cho khách hàng.

- Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chun mơn, tinh thần trách nhiệm và đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc; ban lãnh đạo tận tâm, kỷ cương và có trách nhiệm, giúp đỡ nhân viên tạo nên một khối đoàn kết vững mạnh giữa lãnh đạo và nhân viên góp phần cho hoạt động PGD hiệu quả cao.

-Có cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, cơng nghệ hiện đại đủ điều kiện và khả năng để PGD có thể phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại hơn cũng như rút ngắn thời gian giao dịch, lập hồ sơ, tạo sự an tồn chính xác và nhanh chóng trong giao dịch đối với khách hàng trong thời buổi chạy đua như hiện nay.

2.1.3.2. Khó khăn:

- Yếu tố giá cả tăng mạnh hiện nay do ảnh hưởng bởi lạm phát gây ra tâm lý e ngại gửi tiền dài hạn vào NH.

- Thu nhập của người dân ở Tân Hiệp còn thấp, đời sống chưa cao, sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nên nguồn vốn huy động được từ dân cư chưa nhiều.

- NH Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Kiên Giang - PGD Tân Hiệp luôn chịu sự quản lý và chỉ đạo bởi các chính sách vĩ mô của SHB cho nên việc định giá lãi suất cũng như kế hoạch của PGD đều phải thông qua NH cấp trên trong khi các NHTM Cổ phần khác có những chính sách thơng thống hơn. Điều này cũng ít nhiều gây nên những khó khăn và hạn chế trong hoạt động của NH.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN - HÀ NỘI CHI NHÁNH KG - PGD TÂN

HIỆP

3.1. Phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn của NH Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Kiên Giang - PGD Tân Hiệp giai đoạn 2009-2011: Kiên Giang - PGD Tân Hiệp giai đoạn 2009-2011:

Với chức năng làm trung gian tín dụng (đi vay – cho vay) của nền kinh tế dựa vào nguồn vốn đi vay từ cơng chúng và thị trường do đó để đáp ứng được nhu cầu cho nền kinh tế địa phương cũng như để đảm bảo khả năng thanh tốn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả NH Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Kiên Giang - PGD Tân Hiệp đã chủ động trong việc tạo lập nguồn vốn cho mình qua các hình thức huy động vốn đa dạng và phong phú được thể hiện qua bảng số liệu về cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm (2009 -2011) như sau:

Bảng 2: Tổng hợp cơ cấu nguồn vốn của NH Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Kiên Giang - PGD Tân Hiệp qua 3 năm (2009 – 2011) ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệnh 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 57.620 59,7 78.444 61,72 125.472 68,06 20.824 36,14 47.028 60

Vốn điều chuyển 35.628 36,91 42.735 33,63 50.625 27,46 7.107 19,95 7.890 18,46

Vốn khác 3.273 3,39 5.890 4,65 8.260 4,48 2.617 79,96 2.370 40,24

Tổng NV 96.521 100 127.069 100 184.357 100 57.548 59,62 57.288 45,08

 Tổng nguồn vốn: Qua bảng số liệu ta thấy rằng tổng nguồn vốn của NH Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Kiên Giang - PGD Tân Hiệp qua 3 năm đều có sự tăng trưởng rõ rệt. Cụ thể năm 2009 tổng nguồn vốn của NH là 96.521 triệu đồng và con số này đã tăng lên vào năm 2010 với tổng số là 127.069 triệu đồng, tức tăng 57.548 triệu đồng tương đương tăng 59,62%. Điều này trở thành một tín hiệu khả quan đối với một NH còn non trẻ về vốn như NH Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Kiên Giang - PGD Tân Hiệp. Và tốc độ tăng trưởng ngày càng cao đã được NH không ngừng phát huy mở rộng vào năm 2011 với tổng nguồn vốn là 184.357 triệu đồng nhưng với tốc độ tăng không cao bằng năm trước, cụ thể tăng 45,08% tương đương 57.288 triệu đồng. Nguyên nhân là do khả năng huy động vốn của NH không ngừng tăng qua các năm nên vốn điều chuyển được chi nhánh điều chỉnh tỷ lệ giảm xuống. Điều này đã làm hơi giảm tốc độ tăng của nguồn vốn của NH Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Kiên Giang - PGD Tân Hiệp, tuy nhiên PGD vẫn duy trì được tốc độ tăng đủ khả năng để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh được bình thường.

 Vốn huy động: Công tác huy động vốn được coi là không thể thiếu đối với một NHTM. Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để NH hoạt động bình thường, bằng nhiều hình thức khác nhau mà NH huy động được tiền nhàn rỗi từ người dân và các tổ chức kinh tế hay phát hành các công cụ nợ. Năm 2009 tổng vốn huy động được của NH là 57.620 triệu đồng, chiếm 59,7% trên tổng nguồn vốn. Đến năm 2010 chiếm 61,72% tổng nguồn vốn NH , cụ thể là 78.444 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2009 là 36,14% tương đương 20.824 triệu đồng. Đến năm 2011 thì nguồn vốn từ huy động tiếp tục tăng mạnh so với năm trước 60%, tức đạt 125.472 triệu đồng, tăng 47.028 triệu đồng . Nguyên nhân là do từ đầu năm 2010 tỷ lệ lạm phát tăng cao, lãi suất huy động không đủ bù đắp cho những thiệt hại của lạm phát nên gây dao động tâm lí đối với người gửi tiền làm ảnh hưởng bất lợi cho công tác huy động vốn. Đồng thời thị trường vàng biến động mạnh, trong điều kiện chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) ở mức cao, nên một lượng đáng kể tiền của người dân được đầu tư vào vàng. Ngoài ra nguồn tiền trong dân cư cũng có giới hạn. Đến năm 2011, dựa vào thế mạnh của mình, NH Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh kiên Giang – PGD Tân Hiệp đã áp dụng nhiều chính sách như lãi suất tiền gửi linh hoạt cao, lại còn được khuyến mãi quay thưởng, tặng quà,... nên đã tập trung được một lương tiền cao hơn rất nhiều so với năm 2010.

 Vốn điều chuyển: Huy động vốn đóng vai trị then chốt trong việc cung cấp nguồn vốn cho hoạt động NH hiện nay, khi mà nhu cầu vốn đầu tư phát triển

kinh tế xã hội rất lớn và nguồn tiềm năng trong dân cư tăng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động khơng phải lúc nào các NH cũng đảm bảo huy động đủ nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của mình. Chính vì thế mà nguồn vốn điều chuyển là nguồn chủ yếu khi NH thiếu vốn.Vốn điều chuyển chiếm một tỷ lệ khá cao sau vốn huy động. Cụ thể tỷ lệ nguồn vốn này chiếm 36,91% tương đương 35.628 triệu đồng vào năm 2009 và tiếp tục giữ ở mức cao ở năm sau, khoảng 42.735 triệu đồng, tăng hơn so với năm trước là 7.107 triệu đồng, tức tăng 19,95%. Tuy nhiên so với tổng nguồn vốn thì lại giảm nhẹ chỉ chiếm 33,63% tổng nguồn vốn. Tốc độ của vốn điều chuyển tiếp tục chiều hướng tăng vào năm 2011, tức đạt 50.625 triệu đồng và tăng 7.890 triệu đồng tương đương 18,46%, tỷ lệ giảm năm trước. Giảm càng thấy rõ hơn khi vốn điều chuyển chỉ chiếm 27,46% tổng nguồn vốn. Kết quả trên cho ta thấy thời gian đầu hoạt động PGD đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của NH chi nhánh cấp trên. Điều đáng nói là chỉ qua 6 năm hoạt động PGD có thể tự mình đứng vững giảm dần vốn điều chuyển của NH cấp trên.

 Vốn và các quỹ: Vốn và các quỹ (hay vốn tự có của NH) chiếm tỷ lệ khá thấp trong cơ cấu vốn của NH. Năm 2009 chỉ đạt 3.273 triệu đồng tức chỉ chiếm 3,39% tổng cơ cấu nguồn vốn. Tỷ lệ này có dấu hiệu tiến triển khả quan hơn vào năm sau, cụ thể đạt 5.890 triệu đồng, tăng 2.617 triệu đồng tức tăng 79,96% và chiếm khoảng 4,65 % trên tổng nguồn vốn. Đến năm 2011 thì vốn này tiếp tục tăng nhưng tỷ lệ tăng không cao bằng năm 2010, chỉ tăng 40,24% và chiếm 4,48% tổng nguồn vốn. Vốn và các quỹ khác ngày càng tăng sẽ rất có ích cho NH trong việc trích lập dự phịng rủi ro cũng như sử dụng cho các mục tiêu khác không kém phần quan trọng của NH.

 Nhìn chung, nguồn vốn của NH có sự tăng trưởng qua 3 năm (2009-2011). Tuy nhiên NH cần cố gắng giữ vững nguồn vốn huy động được tăng ổn định để giảm bớt chi phí đầu vào, đồng thời để đáp ứng nhu cầu về vốn cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

3.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn của NH Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Kiên Giang - PGD Tân Hiệp giai đoạn 2009-2011:

3.2.1. Phân tích doanh số cho vay:

Bảng 3: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Cty TNHH 72.650 80.219 128.356 7.569 10,42 48.137 60

DNTN 38.723 41.472 59.725 2.749 7,1 18.253 44,01

Thành phần

khác 45.097 49.884 71.710 4.787 10,61 21.826 43,75 Tổng DSCV 156.470 171.575 256.782 15.105 9,65 85.207 49,66 Ở đây chúng ta sẽ xem xét theo 3 thành phần kinh tế, gồm công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân và thành phần kinh tế khác (Doanh số cho vay DNNN là 0).

Năm 2009 đạt 156.470 triệu đồng. Năm 2010 tăng nhẹ so với năm trước là 15.105 triệu đồng tương đương 9.65%. Đến năm 2011 doanh số cho vay vượt lên 256.782 triệu đồng tăng 85.207 triệu đồng tương đương 49,66%. Với sự chuyển đổi DNTN sang loại hình cơng ty TNHH dẫn đến doanh số cho vay công ty TNHH chiếm phần lớn không ngừng tăng qua mạnh các năm so với các thành phần kinh tế khác như năm 2009 doanh số cho vay (DSCV) công ty TNHH đạt 72.650 triệu đồng, đến năm 2010 DSCV tăng 7.569 triệu đồng với tỷ lệ 10,42%, tức đạt 80.219 triệu đồng. Sang năm 2011 DSCV tăng mạnh đạt 128.356 triệu đồng tăng so năm 2008 là 48.137 triệu đồng với tỷ lệ 60%.

Về thành phần kinh tế khác, có thể thấy rõ qua DSCV năm 2009 chỉ đạt 45.097 triệu đồng, năm sau tăng thêm 4.787 triệu đồng tương ứng tăng 10,61% để đạt mức 49.884 triệu đồng. Tỷ lệ tăng doanh số năm 2010 chưa cao và tiếp tục được đảm bảo vào năm 2011 với dự tăng vọt 43,75% so với năm 2010. Qua đó ta

thấy được sự cố gắng, năng động, nhiệt tình của đội ngũ nhân viên trong công tác thu hút khách hàng vay vốn.

Biểu đồ 2: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của NH Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Kiên Giang - PGD Tân Hiệp giai đoạn 2009-2011

3.2.1.2. Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế:

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 Triệu đồng 2009 2010 2011 Năm Cty TNHH DNTN TP kinh tế khác Tổng DSCV

Bảng 4: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp 80.00 98.725 175.252 18.725 23,41 76.527 77,52

KD,TM,DV 45.729 50.250 61.520 4.521 9,89 11.270 22,43

Ngành khác 30.741 22.600 20.010 -141 -26,48 -2.590 -11,46

Tổng DSCV 156.470 171.575 256.782 15.105 9,65 85.207 49,66

Tân Hiệp là Huyện cửa ngõ và trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang, với diện tích đất tự nhiên là 416.5km2 là huyện có diện tích đất SX nơng nghiệp lớn nhất trong tỉnh, đất đai màu mở, hệ thống nội đồng thủy lợi tương đối khá rất thuận lợi cho việc sản xuất lúa. Xác định được thế mạnh đó, NH Sài Gịn - Hà Nội chi nhánh Kiên Giang- PGD Tân Hiệp Huyện Tân Hiệp đã mạnh dạn đầu tư trong tất cả các địa bàn trong Huyện.

Sản xuất nông nghiệp:

Năm 2009 dư nợ cho vay sản xuất lúa là 80.000 triệu đồng, (chiếm 54,13% trong tổng doanh số cho vay). Năm 2010 là 98.725 triệu đồng, (chiếm 57,54% trong tổng doanh số cho vay), sang năm 2011 doanh số cho vay là 175.252 triệu đồng,( chiếm 68,25% trong tổng doanh số cho vay). So với năm 2009 thì năm 2010 cho vay sản xuất lúa tăng 18.725 triệu đồng, tăng 23,41%. Năm 2011 so với năm 2010 tăng 76.527 triệu đồng, tăng 77,52 %, ta thấy tốc độ tăng ngày càng cao theo từng năm. Nguyên nhân tăng là do cho vay đối tượng này chủ yếu đơn thuần là trồng lúa và có thời hạn ngắn (6 tháng), khách hàng có nhu cầu vay trồng lúa và kèm theo chăn ni, mức cho vay nhiều hơn và có thời hạn dài hơn. Do đó, Ngân hàng cũng đáp ứng yêu cầu của khách hàng cho vay tổng hợp vừa cho vay chăn nuôi và trồng lúa.

Kinh doanh, Thương mại, dịch vụ:

Ngày nay theo xu hướng phát triển chung của thế giới, ngành kinh doanh – thương mại dịch vụ cũng được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhằm đưa nước ta tiến nhanh trên con đường phát triển và hội nhập. Tại NH Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Kiên Giang – PGD Tân Hiệp cho vay ngành kinh doanh - thương mại dịch vụ chủ yếu thuộc các ngành: kinh doanh xăng dầu, kinh doanh vật tư nông nghiệp, kinh doanh lương thực (chủ yếu là xay xát, gia công, mua bán gạo xuất khẩu, mua bán tạp hố, …), và một số loại hình dịch vụ khác. Thời hạn cho vay các ngành này là ngắn hạn.

Năm 2009 doanh số cho vay là 45.729 triệu đồng chiếm 29,23% tổng doanh số cho vay. Đến năm 2010 là 50.250 triệu đồng chiếm 29,87% tổng doanh số cho vay, so với năm 2009 tăng 4.521 triệu đồng, tương ứng tăng 9,89%. Năm 2011 là 61.520 triệu đồng chiếm 23,96% tổng doanh số cho vay, tăng 11.270 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 22,43%. Nguyên nhân là do Ngân hàng tạo được uy tín nên đã thu hút được khối lượng lớn các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lãi suất

cho vay tại Ngân hàng thường thấp hơn các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn cũng là lợi thế trong việc mở rộng đầu tư vào các đối tượng này.

Ngành khác:

Doanh số cho vay ngành khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Đối tượng của các ngành này là: cho vay tiêu dùng cán bộ viên chức; cho vay xuất khẩu lao động, cho vay sửa chữa nhà. Chủ yếu là cho vay dưới hình thức tín chấp nhằm góp phần nâng cao mặt bằng đời sống người dân, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Với mục đích cho vay phục vụ đời sống, tạo điều kiện cho người vay cải thiện đời sống. Năm 2009 doanh số cho vay các ngành này là 30.741 triệu đồng chỉ chiếm 19,65% tổng doanh số cho vay. Đến năm 2010 là 22.600 triệu đồng chiếm 13.17% tổng doanh số cho vay, giảm 8.141 triệu đồng tương ứng giảm 26,48% so với năm 2009. Năm 2011 là 20.010 triệu đồng chiếm 7,79% tổng doanh số cho vay, so với năm 2010 giảm 2.590 triệu đồng - tức giảm 11,46%.

Nguyên nhân là do chủ trương của UBND Huyện Tân Hiệp khuyến khích xuất khẩu lao động, tôn nền hoặc sửa chữa nhà cho người dân, cải thiện đời sống cho cán bộ viên chức. Vì là cho vay dưới hình thức tín chấp, rủi ro rất lớn nên khoản mục này không được ngân hàng chú trọng tăng cao. giảm liên tục là do nhu

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng sài gòn hà nội chi nhánh kiên giang –phòng giao dịch tân hiệp (Trang 40)