Một số cách thức chế biến lá sắn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bột lá sắn với các tỷ lệ khác nhau trong chăn nuôi gà thịt lương phượng (Trang 27 - 28)

1.5.1.1. Ủ chua ngọn lá sắn

Theo Bùi Văn Chính và cs (1995) [2]; Nguyễn Xuân Trạch (2005) [33] thì quy trình ủ chua ngọn và thân lá sắn như sau: Ngọn lá sắn thu về cần phải đập dập phần thân cây và băm nhỏ 3-4 cm. Cứ 100 kg ngọn lá sắn cần bổ sung 5-6 kg bột sắn hay cám gạo, cám ngơ và 0,5 kg muối ăn, sau đó đưa vào ủ yếm khí trong chum, vại hoặc hầm hố ủ.

1.5.1.2. Chế biến bột lá sắn

Theo Duong Thanh Liem và cs (1998) [44] thì bột lá sắn được chế biến như sau: Lá sắn được thu gom, loại bỏ hết cuống lá, phơi héo tại ruộng trong một ngày cho giảm bớt nước. Sau đó lá sắn được tiếp tục phơi nắng trên sân hoặc đưa vào hệ thống sấy ở nhiệt độ 60-1000C cho khơ giịn. Lá sau khi khơ giòn được nghiền thành bột, trải mỏng bột lá cho bay hơi nước và HCN. Cho

bột lá sắn vào bao nhưng để hở miệng túi sau 2 tuần mới đóng gói để trong thời gian này HCN tiếp tục thốt ra ngồi.

1.5.1.3. Chế biến cao lá sắn

Lá sắn được nghiền nhỏ sau đó lọc bỏ bã và đun nước dịch lá sắn ở nhiệt độ 800C, khi thấy có váng nổi lên thì vớt lấy và loại bỏ nước, có thể cho 10-20 g axit citric/100 lít dịch lá thì sẽ thu được sản phẩm triệt để hơn. Sản phẩm thu được có thể sử dụng trực tiếp cho gia súc gia cầm hoặc sấy khô nghiền bột để trộn vào thức ăn hỗn hợp.

1.5.1.4. Phơi khô thân, lá sắn non

Sắn trồng dầy với mục đích để thu lá, sau trồng 3-3,5 tháng thu cắt lứa đầu, sau đó cứ khoảng 1,5 - 2 tháng thu cắt một lần. Thân cây sắn còn non, phơi cả thân, lá sắn (để nguyên cả cây hoặc băm nhỏ trước khi phơi) khi khơ thì đánh đống hoặc nghiền thành bột để dự trữ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bột lá sắn với các tỷ lệ khác nhau trong chăn nuôi gà thịt lương phượng (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w