Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bột lá sắn với các tỷ lệ khác nhau trong chăn nuôi gà thịt lương phượng (Trang 65 - 70)

IV III –I đ/con 3.707 8.100 7

3.2.3.2. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm

Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất chăn nuôi. Muốn nghiên cứu chỉ tiêu này phải có những số liệu chính xác qua việc bố trí các thí nghiệm và ghi chép cập nhật số liệu hàng ngày. Qua bố trí thí nghiệm và ghi chép chúng tơi trình

bày kết quả tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm 2 qua các tuần tuổi tại bảng 3.15.

Bảng 3.15. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm 2 Giai đoạn ĐC 2 (0 và 0 % BLS) Lô TN 2.1 (2 và 4 % BLS) Lô TN 2.2 (4 và 6 % BLS) 0 - 6 1,87 a ± 0,01 1,95 b ± 0,02 1,98 b ± 0,01 7 - 10 3,08 a ± 0,02 3.40 b ± 0, 02 3,54 c ± 0,03 0 - 10 2,46 a ± 0,01 2,66 b ± 0,02 2,73 c ± 0,01

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê,với P<0,05 đến 0,001.

Số liệu bảng 3.15 cho thấy: Khi tăng tỷ lệ bột lá sắn từ 0 và 0 %, lên 2 và 4 %; 4 và 6 % thay thế vào khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh của gà Lương Phượng thì tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng có xu hướng tăng dần. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng giai đoạn 0-6 tuần tuổi ở lô ĐC 2 là 1,87 kg; ở lô TN 2.1 là 1,95 kg; ở lô TN 2.2 là 1,98 kg. Kết quả phân tích thống kê về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng giữa lô ĐC 2 và lơ TN 2.1, TN 2.2 có sự sai khác rất rõ rệt với (P < 0,001), tuy nhiên khơng có sự sai khác rõ rệt giữa lơ TN 2.1 và TN 2.2 ở giai đoạn này (P > 0,05).

Giai đoạn 7-10 tuần tuổi, có sự sai khác khau có ý nghĩa thống kê về hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các lơ thí nghiệm. Hệ số chuyển hóa thức ăn tốt nhất ở giai đoạn này là 3,08 kg thức ăn/kg tăng khối lượng ở lô ĐC 2 tiếp đến là 3,40 kg thức ăn/kg tăng khối lượng ở lô TN 2.1 và 3,54 kg thức ăn/kg tăng khối lượng ở lô TN 2.2.

Kết thúc 10 tuần tuổi, TTTĂ cộng dồn/kg tăng khối lượng xếp theo thứ tự tăng dần như sau: lô ĐC 2 là 2,46 kg; lô TN 2.1 là 2,66 kg và lô TN 2.2 là 2,73 kg. Điều này cho thấy khi thay thế bột lá sắn vào khẩu phần thức ăn hỗn

hợp hồn chỉnh cho gà thịt thì tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,001) so với khơng thay thế bột lá sắn vào khẩu phần. Theo chúng tơi ngun nhân có sự chênh lệch về tiêu tốn thức ăn giữa các lô là do khi thay thế bột lá sắn vào trong thức ăn mà không được cân đối năng lượng làm cho khẩu phần thiếu hụt năng lượng nên giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của gà, làm gà sinh trưởng chậm hơn, tăng tiêu tốn thức ăn trên 1kg tăng khối lượng.

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của gà ni đến 70 ngày tuổi của thí nghiệm 2 thấp hơn so với thí nghiệm 1, tương ứng giữa các lơ của thí nghiệm 1 (ĐC 1, TN 1.1, TN 1.2) và thí nghiệm 2 (ĐC 2, TN 2.1, TN 2.2) là 2,99 kg; 2,89 kg; 2,95 kg so với 2,46 kg; 2,66 kg; 2,73 kg. Theo chúng tôi nguyên nhân tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm 2 thấp hơn thí nghiệm 1 là trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh nhà sản xuất đã cân đối đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng nên làm tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của gà.

3.2.3.3. Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm 2

Một trong những chỉ tiêu quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế của chăn ni gia cầm là mức chi phí cho 1 kg tăng khối lượng, mức chi phí càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao. Kết quả về chi phí thức ăn của gà thí nghiệm 2 được trình bày tại bảng 3.16.

Bảng 3.16. Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng gà thí nghiệm 2

Giai đoạn ĐC 2 (0 và 0 % BLS) Lô TN 2.1 (2 và 4 % BLS) Lô TN 2.2 (4 và 6 % BLS) Số Lượng (kg) Đơn giá (VNĐ) T.Tiền (VNĐ) Số Lượng (kg) Đơn giá (VNĐ) T.Tiền (VNĐ) Số Lượng (kg) Đơn giá (VNĐ) T.Tiền (VNĐ) 1- 42 43- 70 1- 70 1,87 3,08 2,46 13.000 12.500 - 24.31 0 38.500 31.32 6 1,95 3,40 2,66 12.780 12.080 - 24.912 41.072 32.67 3 1,98 3,54 2,73 12.560 11.870 - 24.869 42.019 33.018

Số liệu bảng 3.16 cho thấy: Giai đoạn 1 – 42 ngày tuổi chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng tăng khi tỷ lệ BLS thay thế vào trong khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh của gà Lương Phượng tăng lên. Ở lơ ĐC 2 có chi phí thức ăn thấp nhất 24.310 VNĐ sau đó đến lơ TN 2.2 24.869 VNĐ và cao nhất ở TN 2.1 với 24.912 VNĐ. Khi tăng tỷ lệ thay thế BLS từ 0, 2, và 4 % vào khẩu phần thức ăn hỗn hợp thì đơn giá/ kg thức ăn cũng giảm xuống vì bột lá sắn có giá rẻ. Giá thức ăn giảm xuống lần lượt là ở lô ĐC 2 (0 % BLS) giá 13.000 VNĐ/ kg; lô TN 2.1 (2 % BLS) là 12.780 đồng/ kg và thấp nhất là lô TN 2.2 (4 % BLS) là 12.560 VNĐ/ kg.

Giai đoạn gà từ 43 – 70 ngày tuổi cũng có diễn biến chi phí thức ăn tương tự như giai đoạn 1 – 42 ngày tuổi. Chi phí tăng khi thay thế BLS vào trong khẩu phần, thấp nhất là lô ĐC 2 và cao nhất ở lô TN 2.2. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng tăng lên khi tăng tỷ lệ BLS thay thế vào trong khẩu phần, tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng của gà ở các lô ĐC 2, TN 2.1 và TN 2.2 lần lượt là: 3,08 kg; 3,40 kg; 3,54 kg/kg, tương ứng với giá thức ăn là 12.500 VNĐ/kg; 12.080 VNĐ/kg; 11.870 VNĐ/kg và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng lần lượt là 38.500 VNĐ; 41.072 VNĐ; 42.019 VNĐ. Mức chênh lệch chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng giữa lô cao nhất và thấp nhất là 3.519 VNĐ.

Chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng ở cả giai đoạn 1 – 70 ngày tuổi có xu hướng tăng dần cùng với việc tăng tỷ lệ BLS thay thế vào trong thức ăn hỗn hợp hồn chỉnh (lơ ĐC 2 là 31.326 VNĐ; lơ TN 2.1 là 32.673 VNĐ; lô TN 2.2 là 33.018 VNĐ).

So sánh với kết quả ở thí nghiệm 1 thì chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng giảm khi bổ sung BLS vào trong thức ăn (lô ĐC 1 là 32.964 VNĐ; lô TN 1.1 là 30.974 VNĐ; lô TN 1.2 là 31.138 VNĐ). Chi phí thức ăn của các lơ sử dụng BLS ở thí nghiệm 2 cao hơn ở thí nghiệm 1 và ở lơ thí nghiệm sử

dụng tỷ lệ 4 và 6 % BLS cao hơn lô sử dụng tỷ lệ 2 và 4 % BLS. Như vậy, khi BLS thay thế vào trong thức ăn hỗn hợp hồn chỉnh làm tăng chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của gà và chi phí càng tăng khi tăng tỷ lệ bột lá sắn.

3.2.4. Khả năng cho thịt của gà thí nghiệm 2

Khả năng cho thịt của gà thí nghiệm 2 được thể hiện qua kết quả mổ khảo sát tại bảng 3.17.

Bảng 3.17. Kết quả một số chỉ tiêu giết mổ của gà thí nghiệm 2 (n= 6)

TT Chỉ tiêu ĐVT ĐC 2 (0 và 0%BLS) Lô TN 2.1 (2 và 4 %BLS) Lô TN 2.2 (4 và 6 %BLS) 1 KL sống g 2225,00 2148,33 2101,67 2 KL thân thịt g 1719,17 1658,33 1608,33 3 Tỷ lệ Thân thịt % 77,27 77,19 76,53

4 Khối lượng (ngực+đùi) g 671,67 646,67 623,33

5 Tỷ lệ (ngực + đùi) % 39,07 38,99 38,76

5 Khối lượng gan g 34,50 42,83 45,33

6 Tỷ lệ gan % 2,01 2,58 2,82

7 Khối lượng mỡ bụng g 37,50 25,00 20,83

8 Tỷ lệ mỡ bụng % 2,18 1,53 1,30

Số liệu bảng 3.17 cho thấy: Tỷ lệ phần trăm giữa thân thịt, tỷ lệ giữa khối lượng cơ (đùi + ngực) và khối lượng thân thịt có xu hướng giảm dần khi tăng tỷ lệ BLS trong khẩu phần ăn, điều này cho thấy thay thế BLS vào thức ăn hỗn hợp đã làm giảm tỷ lệ giữa cơ (đùi + ngực) so với khối lượng thân thịt.

Tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng gan so với khối lượng thân thịt cũng có xu hướng tăng dần khi tăng tỷ lệ BLS trong thức ăn. Tỷ lệ này của lô ĐC 2 (0 và 0 % BLS) là 2,01 %, sau đó đến lơ TN 2.1 (2 và 4% BLS) là 2,58 %, còn cao nhất là TN 2.2 (4 và 6 % BLS) là 2,82 %. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả của thí nghiệm 1. Tỷ lệ gan tăng lên có thể do khi tăng tỷ lệ BLS trong thức ăn đã là tăng tỷ lệ độc tố HCN trong cơ thể gà, gan đã tăng trưởng để tăng cường nhiệm vụ loại bỏ độc tố.

Tỷ lệ phần trăm giữa mỡ bụng và khối lượng thân thịt không tăng khi thay thế bột lá sắn tăng từ 0 và 0 %, lên 2 và 4 %, 4 và 6 % trong thức ăn hỗn hợp hồn chỉnh mà có xu hướng giảm dần, tỷ lệ mỡ bụng lần lượt là 2,01 %, 1,53 % và 1,30 %.

Kết quả mổ khảo sát cho thấy: Thay thế bột lá sắn vào thức ăn hỗn hợp với tỷ lệ (2 – 4 % BLS) và (4 - 6 % BLS) ứng với 2 giai đoạn nuôi đã làm giảm tỷ lệ thân thịt và tỷ lệ cơ (đùi + ngực), tỷ lệ mỡ bụng. Tuy nhiên, gà của các lô được thay thế tỷ lệ bột lá sắn cao đã làm tăng tỷ lệ gan.

Màu sắc da gà ở các khẩu phần ăn được thay thế bột lá sắn có màu vàng sáng hơn so với khẩu phần ăn không sử dụng bột lá sắn.

Kết quả nghiên cứu ở thí nghiệm 1, khi tăng tỷ lệ BLS bổ sung vào trong thức ăn làm tăng khối lượng ngực + đùi, tỷ lệ ngực + đùi, khối lượng gan, tỷ lệ gan, cịn gà ở thí nhiệm 2, khi thay thế tỷ lệ bột lá sắn vào trong thức ăn hỗn hợp hồn chỉnh thì lại giảm dần. Ở thí nghiệm 1 tỷ lệ mỡ bụng tăng dần khi tăng tỷ lệ bột lá sắn, cịn ở thí nghiệm 2 thì làm giảm tỷ lệ mỡ bụng điều đó chứng tỏ gà ni theo các cơng thức ở thí nghiệm 2 khơng làm tăng tỷ lệ mỡ bụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bột lá sắn với các tỷ lệ khác nhau trong chăn nuôi gà thịt lương phượng (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w